Sốt cao co giật là hiện tượng thân nhiệt của trẻ tăng cao đột ngột, trợn mắt, cứng người, tay chân giật liên hồi. Co giật có thể tự hết sau khoảng 1 – 2 phút hoặc lâu hơn tùy vào tình trạng của mỗi trẻ. Theo thống kê, khoảng 2 – 4% trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng – 5 tuổi có khả năng bị sốt cao co giật. Vậy khi trẻ bị sốt cao co giật nên làm gì để con sớm trở về trạng thái bình thường?
Bạn đang đọc: Chuyên gia giải đáp: Khi trẻ bị sốt cao co giật nên làm gì?
1. Sốt cao co giật ở trẻ em có đặc điểm gì?
Nhiều ông bố, bà mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng khi con bị sốt, tuy nhiên phản ứng này của cơ thể thường có lợi cho sức khỏe của bé. Bởi vì sốt xảy ra khi cơ thể trẻ nhận diện được các tác nhân gây bệnh. Lúc này, hệ miễn dịch của trẻ sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn để tiêu diệt những tác nhân gây bệnh đó.
Điều này đồng nghĩa với việc sốt chính là cơ chế giúp bảo vệ chống lại những tác nhân gây bệnh. Vì vậy, khi bố mẹ phát hiện ra con bị sốt nên chú ý chăm sóc và điều trị để giúp quá trình phản ứng miễn dịch của cơ thể trẻ hoạt động hiệu quả hơn.
Trẻ nhỏ được coi là sốt khi thân nhiệt từ 37,5 độ C trở lên. Bố mẹ cũng phải ghi nhớ một điều rằng, trẻ sốt càng cao thì càng nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo các chuyên gia, mức độ sốt của trẻ thường được chia thành 3 loại như sau:
– Sốt nhẹ là khi thân nhiệt của trẻ dưới 38 độ C.
– Sốt vừa là khi thân nhiệt của trẻ dao động từ 38 – 39 độ C.
– Sốt cao là khi thân nhiệt của trẻ trên 39 độ C.
Những trường hợp trẻ nhỏ sốt trên 40 độ C là vô cùng nguy hiểm và phải được theo dõi y tế sát sao để ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Hơn nữa, tình trạng sốt của trẻ nhỏ còn có thể do nhiều nguyên nhân bệnh lý khác gây ra như viêm họng cấp, viêm tai giữa, Lupus ban đỏ, bệnh suy giảm miễn dịch, nhiễm virus, vi khuẩn,… Tùy vào từng căn bệnh mà tình trạng sốt sẽ đi kèm với những biểu hiện khác nhau.
Sốt cao co giật là tình trạng thường gặp của trẻ nhỏ
2. Giải đáp thắc mắc: Khi trẻ bị sốt cao co giật nên làm gì?
Đa số các bậc phụ huynh thường cảm thấy lo lắng và bị mất bình tĩnh khi con sốt cao co giật. Tuy nhiên, bố mẹ cần phải nhận biết và đánh giá đúng tình trạng của trẻ, cũng như tìm ra phương pháp điều trị đúng cách và kịp thời mới đảm bảo trẻ được an toàn, tránh nguy cơ bị những biến chứng nặng.
2.1. Cách sơ cứu khi trẻ nhỏ bị sốt cao co giật
Trước tiên, về mặt tâm lý, các ông bố, bà mẹ phải thật bình tĩnh, không sợ hãi và tiến hành sơ cứu cho con theo những bước sau:
2.1.1. Bước 1: Đặt trẻ nhỏ nằm ở tư thế phù hợp
Khi con bị sốt cao co giật, bố mẹ nên đặt trẻ nằm xuống giường hoặc chỗ bằng phẳng. Đồng thời phải loại bỏ những vật cứng và sắc nhọn có thể gây ra tổn thương ở xung quanh chỗ trẻ nằm.
Sau đó, bố mẹ hãy đặt con ở tư thế nghiêng đầu về một bên và nới lỏng hoặc cởi bớt quần áo để bé dễ thở hơn. Mặc dù sốt cao co giật có thể khiến con nghiến răng, tuy nhiên, bố mẹ cũng không được sử dụng vật cứng để ngáng miệng của trẻ.
2.1.2. Làm mát cho cơ thể của trẻ
Cách làm mát và hạ sốt tức thời cho thân nhiệt của con như sau:
– Bố mẹ nên dùng khăn sạch rồi nhúng vào nước ấm và vắt thật sạch.
– Sử dụng khăn ấm lau người cho con, đặc biệt là vùng bẹn và nách.
– Bố mẹ cần phải lau người liên tục cho con đến khi bé hết cơn co giật. Bố mẹ cũng nên lưu ý một điều rằng, phải nhúng khăn vào nước ấm thường xuyên khi khăn nguội bớt.
Tìm hiểu thêm: Mách nhỏ bố mẹ những cách chữa viêm họng cho trẻ hiệu quả
Khi trẻ sốt cao co giật, bố mẹ nên lau mát người cho con
2.1.3. Hạ sốt cho cơ thể trẻ
Khi trẻ đang bị sốt cao co giật, bố mẹ không nên cho con uống nước và thuốc để hạ sốt vì dễ gây sặc. Tốt nhất, bố mẹ nên đặt thuốc vào hậu môn của trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.
2.1.4. Đưa trẻ bị sốt cao co giật đi khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi
Khi con đã hết cơn co giật, bố mẹ có thể tạm thời an tâm nhưng vẫn phải theo dõi xem bé có bị biến chứng gì không. Tốt nhất, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đi cấp cứu để được bác sĩ chuyên khoa Nhi kiểm tra và điều trị bệnh sớm để phòng ngừa tái phát.
Để tránh con nghiến răng vào lưỡi, bố mẹ nên đặt khăn sạch mềm được quấn lại thành hình trụ dài vào giữa 2 hàm răng của bé. Việc làm này sẽ giúp hạn chế xảy ra chấn thương ở lưỡi do răng cắn vào và thấm đờm dã, tránh trẻ bị ngạt.
2.2. Điều trị triệt để nguyên nhân khiến trẻ bị sốt co giật
Trong nhiều trường hợp, sốt cao là do bệnh lý gây ra nên bố mẹ cần phải xác định chính xác nguyên nhân và tìm cách điều trị dứt điểm. Phần lớn những trường hợp sốt cao co giật ở trẻ nhỏ là do nhiễm trùng nặng như viêm màng não, viêm não, sốt virus, viêm phổi,…
Do đó, sau khi thực hiện các bước sơ cứu cho trẻ bị sốt cao co giật, bố mẹ phải nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chăm sóc trẻ như sau:
– Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi thì cho con bú nhiều cữ hơn để tránh mất nước. Còn với những trẻ trên 6 tháng tuổi, bố mẹ nên cho con uống nhiều nước hơn, ưu tiên nước điện giải Oresol.
– Thường xuyên lau người cho con bằng nước ấm.
– Nếu con sốt cao hơn 38,5 độ C, bố mẹ nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ.
– Nên cho con ăn thức ăn lỏng như cháo, sữa,… vừa dễ ăn lại vừa giúp con mau chóng phục hồi sức khỏe.
– Thường xuyên dùng nhiệt kế để theo dõi thân nhiệt của trẻ.
>>>>>Xem thêm: Các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em
Sau khi sơ cứu, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám cẩn thận
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bố mẹ biết được: “Khi trẻ bị sốt cao co giật thì nên làm gì?”. Bởi vì sốt cao co giật nếu không được xử lý kịp thời có thể để lại những biến chứng nặng nề. Do đó, bố mẹ cần phải nắm rõ cách xử trí khi trẻ bị sốt cao co giật để con có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.