Rối loạn tiêu hóa là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên con dễ bị rối loạn tiêu hóa với những triệu chứng như đầy bụng, nôn trớ, táo bón, khó tiêu, tiêu chảy. Tình trạng này khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thụ những chất dinh dưỡng, cũng như sự phát triển của bé. Vậy bố mẹ phải làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa?
Bạn đang đọc: Chuyên gia giải đáp: Phải làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa?
1. Một số nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa
Vì cấu trúc đường ruột và chức năng của hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện nên trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh dễ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa hơn. Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác khiến trẻ mắc phải chứng rối loạn tiêu hóa như:
1.1. Do ăn những loại thực phẩm ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh
Một số trẻ mắc chứng rối loạn tiêu hóa do ăn phải những loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn ôi thiu, để lâu ngày. Hoặc do trẻ ăn đồ tươi sống hoặc nguồn nước bị nhiễm khuẩn.
Thức ăn không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến trẻ bị đau bụng, buồn nôn, nôn trớ, tiêu chảy kéo dài. Đôi khi hiện tượng tiêu chảy và táo bón xen kẽ lẫn nhau. Nặng hơn, bé có thể bị sốt và phân lẫn máu hoặc dịch nhầy.
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng nhiều trẻ gặp phải
1.2. Do chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ không hợp lý
Nếu trẻ bị đầy bụng, khó tiêu và dễ buồn nôn sau khi ăn, bố mẹ cần phải kiểm tra lại khẩu phần dinh dưỡng của bé. Bởi vì có thể lúc này, con đang ăn một số loại thực phẩm nào đó không tốt cho hệ tiêu hóa hoặc do chế độ ăn của trẻ quá nhiều mỡ và protein.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu ngộ độc thuốc ở trẻ em và cách sơ cứu
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý cũng là nguyên nhân khiến trẻ mắc phải chứng rối loạn tiêu hóa
1.3. Do trẻ nhỏ bị loạn khuẩn đường ruột
Lợi khuẩn đường ruột đóng một vai trò quan trọng để duy trì hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nó cũng giúp đường ruột của trẻ hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ không cân bằng được lợi khuẩn và hại khuẩn sẽ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa. Dấu hiệu của chứng loạn khuẩn đường ruột thường là phân lẫn máu hoặc kèm theo dịch nhầy, tiêu chảy nhiều lần,…
1.4. Do tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh trẻ đang dùng
Thuốc kháng sinh rất hiệu quả trong việc điều trị những bệnh lý nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc kháng sinh, hệ tiêu hóa của bé có thể bị đe dọa vì chúng tiêu diệt cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Nếu sử dụng thuốc kháng sinh lâu dài có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa và bé sẽ kém hấp thụ thức ăn hơn.
1.5. Do trẻ mắc phải một số căn bệnh khác
Trẻ em hoàn toàn có thể mắc phải những căn bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày, viêm ruột, viêm đại tràng,… Một trong những ảnh hưởng lớn mà các căn bệnh đường ruột gây ra là chứng rối loạn tiêu hóa. Do đó, bố mẹ phải đưa trẻ đi khám để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để bé sớm khỏi bệnh.
2. Bố mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa?
2.1. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ em
Bố mẹ nên tự nấu ăn cho con tại nhà để đảm bảo thực phẩm sạch, an toàn vệ sinh và đủ dưỡng chất. Bên cạnh đó, bố mẹ cần phải dạy trẻ cách rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đồng thời, bố mẹ cũng phải cho trẻ ăn uống điều độ và đúng giờ.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên cho con những loại thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, rau củ quả,… Hơn nữa, bố mẹ nên khuyến khích con uống nhiều nước mỗi ngày để thức ăn loãng ra và dễ di chuyển trong đường ruột.
>>>>>Xem thêm: Chăm sóc răng cho trẻ nhỏ đừng chủ quan bỏ qua thời kỳ đầu
Làm gì khi trẻ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa là thắc mắc của nhiều bố mẹ
2.2. Rèn cho trẻ em thói quen ăn uống khoa học
Khi trẻ ăn, bố mẹ nên nhắc nhở con phải nhai kỹ thức ăn. Việc làm này giúp nghiền thức ăn thành những mảnh nhỏ và hòa trộn cùng với các Enzyme trong nước bọt khiến con cảm thấy ngon miệng, cũng như dễ tiêu hóa hơn.
2.3. Rèn luyện thể chất cho trẻ mỗi ngày
Thói quen tập thể dục và vận động mỗi ngày sẽ giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn và hệ tiêu hóa của con hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, bố mẹ phải lưu ý một điều là không được cho con vận động ngay sau khi vừa ăn no vì có thể khiến trẻ bị đau bụng.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tránh gây căng thẳng và áp lực khiến bé ăn mất ngon. Thay vào đó, bố mẹ nên tạo cho con sự thoải mái và thích thú khi ăn.
2.4. Cho trẻ mắc chứng rối loạn tiêu hóa đi khám bác sĩ
Khi trẻ có dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa, bố mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để được hướng dẫn cách xử trí phù hợp. Từ đó giúp trẻ mau khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bố mẹ biết phải làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Nhờ vậy biết cách xử trí hiệu quả khi con không may gặp phải tình trạng này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.