Chuyên gia giải đáp: Rách giác mạc có nguy hiểm không?

Cùng với thủy tinh thể, giác mạc là một trong hai bộ phận trực tiếp giữ vai trò dẫn truyền ánh sáng từ môi trường bên ngoài vào mắt. Vậy rách giác mạc có nguy hiểm không? Khi bi rách giác mạc, phải xử trí sao cho đúng đắn. Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau bạn nhé!

Bạn đang đọc: Chuyên gia giải đáp: Rách giác mạc có nguy hiểm không?

1. Định nghĩa rách giác mạc

Giác mạc là màng trong suốt nằm ngay phía trước nhãn cầu, bao gồm 5 lớp. Trong đó, lớp ngoài cùng của giác mạc, gọi là biểu mô, là lớp dễ bị tổn thương nhất. Rách giác mạc là tình trạng lớp biểu mô của giác mạc vì một nguyên nhân tiêu cực nào đó mà bị trầy xước.

2. Nguyên nhân rách giác mạc

Nguyên nhân phát sinh rách giác mạc thường là do giác mạc “tiếp xúc trực tiếp một cách thô bạo” với các dị vật. Cụ thể một số nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng này là:

– Chất tẩy rửa trong sinh hoạt hàng ngày bắn vào mắt,

– Mảnh gỗ vụn, cành cây khô, mẩu kim loại,… đâm vào mắt. Tổn thương do những dị vật này gây ra cho giác mạc có thể rất nghiêm trọng bởi nếu không được điều trị tích cực kịp thời, khả năng vết rách nhiễm trùng và phát triển thành viêm loét giác mạc là rất cao.

– Không mang kính bảo hộ khi tham gia các hoạt động có nguy cơ gây tổn thương mắt.

– Đeo kính áp tròng không được vệ sinh thường xuyên hoặc quá hạn sử dụng,

Chuyên gia giải đáp: Rách giác mạc có nguy hiểm không?

Rách giác mạc vì đeo kính áp tròng sai cách

– Dụi mắt bằng tay quá mạnh,

– Tiếp xúc với khói thuốc lá liên tục trong một thời gian dài.

3. Dấu hiệu nhận biết rách giác mạc

– Khi dị vật bám vào giác mạc: Bệnh nhân sẽ cảm thấy mắt cộm, khó mở. Sau đó, mắt sẽ sung huyết, đỏ, đau, nhạy cảm với ánh sáng và nhìn mờ tạm thời.

– Khi dị vật đã gây rách giác mạc: Các triệu chứng sung huyết, đỏ, đau, nhạy cảm với ánh sáng và nhìn mờ sẽ tăng cường mạnh mẽ.

4. Rách giác mạc có nguy hiểm không?

Rách giác mạc có thể nguy hiểm hoặc không, tùy theo nguyên nhân gây ra tình trạng đó. Cụ thể thì phần lớn các vết xước ở giác mạc là những tổn thương bên ngoài lớp biểu mô. Chúng có thể tự khỏi sau 2 – 3 ngày mà không để lại bất kỳ một di chứng nào.

Tuy nhiên, đối với những tổn thương có thể diễn biến tới nhiễm trùng (những tổn thương do mảnh gỗ vụn, cành cây khô, mẩu kim loại,…), cần xử lý nhanh để tránh viêm loét giác mạc, sẹo giác mạc, mù lòa vĩnh viễn,…

5. Xử trí rách giác mạc

5.1. Sơ cứu tạm thời

Nếu nghi ngờ mắt có dị vật và giác mạc đã bị rách, trước tiên, bệnh nhân hãy bình tĩnh. Tiếp theo, thực hiện vệ sinh mắt bằng nước hoặc nước muối sinh lý 0.9%, cho đến khi dị vật trôi ra ngoài. Sau đó, đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa Mắt uy tín gần nhất để được chuyên gia nhãn khoa chẩn đoán xác định và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Đặc biệt lưu ý, để không làm nặng thêm tình trạng rách giác mạc, bệnh nhân tuyệt đối không: Cố gắng lấy dị vật ra bằng những cách khác cách trên (như dùng tăm bông, nhíp để gắp,…), dụi mắt, đeo kính áp tròng.

Tìm hiểu thêm: Mổ đục thủy tinh thể lấy lại thị lực 9/10 cho bệnh nhân U80

Chuyên gia giải đáp: Rách giác mạc có nguy hiểm không?

Để không làm nặng thêm tình trạng rách giác mạc, bệnh nhân tuyệt đối không dụi mắt

5.2. Điều trị rách giác mạc

Việc chẩn đoán rách giác mạc thường không khó. Chuyên gia nhãn khoa chỉ cần: Khai thác tiền sử chấn thương, quan sát triệu chứng lâm sàng, thăm khám giác mạc bằng sinh hiển vi, sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa màu nhuộm sinh học,… để phát hiện dị vật và xác định mức độ rách giác mạc.

Sau đó, chuyên gia nhãn khoa sẽ tiến hành lấy dị vật khỏi mắt và điều trị rách giác mạc. Theo đó, chuyên gia sẽ kê kháng sinh tra/nhỏ mắt để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, thuốc giảm đau dạng uống cũng sẽ được kê kèm. Một vết rách đơn giản sẽ lành sau 2 – 3 ngày, các tổn thương phức tạp hơn cần nhiều thời gian hơn để phục hồi.

Lưu ý bệnh nhân cần ghi nhớ và thực hiện nếu muốn đạt hiệu quả điều trị tối đa:

– Tôn trọng và tuân thủ chỉ định của chuyên gia nhãn khoa,

– Không dụi mắt,

– Không bắt mắt hoạt động quá mức,

– Tái khám khi thấy các dấu hiệu rách giác mạc không thuyên giảm hoặc trở nên trầm trọng hơn,

– Đeo kính bảo hộ khi làm việc, đeo kính râm khi ở ngoài trời hoặc ở bất cứ đâu bệnh nhân cảm thấy mắt có dấu hiệu nhạy cảm với ánh sáng,

– Không sử dụng kính áp tròng cho đến khi chuyên gia nhãn khoa cho phép.

6. Phòng ngừa rách giác mạc

Khi dị vật xâm nhập mắt, bằng thái độ và cách sơ cứu đúng đắn, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn 100% nguy cơ rách giác mạc. Phản ứng thông thường của hầu hết mọi người khi mắt vướng dị vật là lấy tay dụi. Hành động này sai lầm hết sức. Đừng làm thế. Thay vào đó, hãy loại bỏ dị vật trước khi chúng ma sát và làm giác mạc trầy xước bằng phương pháp đã được mô tả trong phần 5.1. Sơ cứu tạm thời của bài viết này.

Ngoài ra, để phòng tránh xa hơn nữa nguy cơ rách giác mạc, bạn nên:

– Sử dụng hóa chất nói chung và hoạt chất tẩy rửa nói riêng một cách nhẹ nhàng,

– Nếu có thể, đeo kính bảo hộ khi làm việc trong những môi trường đặc thù như: Xưởng gỗ, xưởng may,…; khi tham gia các hoạt động thể thao nguy cơ cao, khi tham gia giao thông,…,

Chuyên gia giải đáp: Rách giác mạc có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: U mi mắt: Các phân loại thường gặp và đặc điểm

Nếu có thể, đeo kính bảo hộ khi làm việc trong những môi trường đặc thù

– Cẩn trọng khi dùng kính áp tròng: Tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, như: Đeo kính áp tròng tối đa 8 – 9 tiếng/ngày, vệ sinh kính áp tròng thường xuyên, dứt khoát bỏ nếu chúng đã hết hạn sử dụng,

– Từ bỏ thói quen dụi mắt,

– Ngưng hút thuốc lá.

Rách giác mạc có nguy hiểm không? Trong trường hợp rách giác mạc là do các dị vật cứng, nhọn, có kích thước tương đối lớn (so với độ dày giác mạc), như: Mảnh kim loại, mẩu gỗ, cành cây, vỏ thóc,… gây ra, rách giác mạc rất nguy hiểm, tiềm ẩn khả năng nhiễm trùng và tiến triển đến viêm loét giác mạc, sẹo giác mạc, mất thị lực hoàn toàn không phục hồi. Chính vì vậy, nếu thấy biểu hiện rách giác mạc, tốt hơn là bạn nên thăm khám sớm với chuyên gia nhãn khoa, để kịp thời được điều trị chuyên sâu (ngay cả trong trường hợp bạn nghĩ giác mạc bạn rách không phải do các dị vật đã được liệt kê phía trên).

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *