Chuyên gia tư vấn cách bảo vệ sức khỏe tiêu hóa đầu năm

Ăn uống thất thường, giờ giấc sinh hoạt đảo lộn khiến hàng loạt rắc rối tiêu hóa xuất hiện sau Tết. Tiến sĩ, Bác sĩ CKII, Thầy thuốc ưu tú Phạm Thị Bình cho biết, ăn uống – sinh hoạt hợp lý và chủ động thăm khám khi có dấu hiệu bất thường là giải pháp hiệu quả bảo vệ sức khỏe tiêu hóa.

Bạn đang đọc: Chuyên gia tư vấn cách bảo vệ sức khỏe tiêu hóa đầu năm

1. Các vấn đề tiêu hóa “bùng phát” sau tết

Trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết, dạo một vòng chốn văn phòng, công sở, chúng ta bắt gặp không ít lời kêu ca, than thở liên quan đến các sự cố tiêu hóa. Chẳng hạn như: “Ra Tết tăng cân nhiều quá, mỡ tích hết ở bụng, nặng nề, uể oải chẳng muốn làm gì”; “Bụng dạ nhạy cảm hẳn, ậm ạch khó tiêu, ăn gì cũng không thấy ngon”; hay “Từ Tết đến giờ cả nhà bị táo bón với tiêu chảy suốt”… Nhiều người còn đùa nhau đây chính là hội chứng “hậu ăn chơi sau Tết”.

Lý giải cho tình trạng này, Tiến sĩ, Bác sĩ CKII, Thầy thuốc ưu tú Phạm Thị Bình (bác sĩ Chuyên khoa Tiêu hóa Hệ thống Y tế Thu Cúc, nguyên trưởng Khoa TDCN Bệnh viện Bạch Mai) cho biết nguyên nhân chính là do thói quen ăn uống – sinh hoạt thiếu khoa học trong những ngày nghỉ lễ.

Chuyên gia tư vấn cách bảo vệ sức khỏe tiêu hóa đầu năm

Mâm cao cỗ đầy ngày Tết khiến vấn đề tiêu hóa bùng phát

2. Nguyên nhân làm suy giảm sức khỏe tiêu hóa

Cụ thể, mâm cơm ngày Tết thường thịnh soạn với các món giàu đạm và chất béo như: thịt gà, thịt lợn, thịt bò,… Nhiều người buông thả hơn trong ăn uống vì tâm lý “tháng Giêng ăn chơi”, ăn nhiều hơn mỗi bữa, gây đầy bụng, khó tiêu, tiêu hóa quá tải. Món ăn được chế biến sẵn, để tủ lạnh và ăn dần (giò chả, nem, thịt đông, bánh chưng…) rất dễ bị nhiễm khuẩn, biến chất. Chưa hết, việc nạp nhiều muối (dưa muối, hành muối…); nhiều đường (bánh kẹo, mứt Tết, nước ngọt có gas…); lạm dụng bia rượu “chén chú chén anh”; thức khuya, dậy muộn, bỏ bữa… cũng khiến dạ dày – đại tràng và các cơ quan tiêu hóa khác “chịu khổ” trong và sau Tết.

Khảo sát cho thấy, các vấn đề tiêu hóa thường gặp nhất bao gồm: rối loạn tiêu hóa (đau bụng, ợ hơi, đại tiện bất thường…); ngộ độc thực phẩm; các bệnh lý dạ dày – tá tràng (viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản…) và đường ruột (viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích,…) cùng một số vấn đề khác (như viêm gan, viêm tụy cấp…).

3. Lời khuyên của chuyên gia cho hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh

Để ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa, Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Phạm Thị Bình lưu ý 2 vấn đề như sau:

3.1. Chế độ ăn uống – sinh hoạt khoa học bảo vệ sức khỏe tiêu hóa

Việc đầu tiên cần làm là thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt – nghỉ ngơi điều độ. Đây chính là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các cơ quan tiêu hóa.

Theo bác sĩ Bình, mỗi người cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất, đúng giờ, không bỏ bữa. Tránh sử dụng các loại thực phẩm không tốt cho tiêu hóa gồm: đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ tái sống, muối chua, thực phẩm để lâu ngày, các chất kích thích, nước có gas… Mặt khác nên tích cực vận động thể chất, tập thể dục, thể thao mỗi ngày. Những thói quen xấu như uống rượu, hút thuốc lá, ăn khuya, thức khuya,… cũng cần được loại bỏ.

Tìm hiểu thêm: Phân biệt viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản

Chuyên gia tư vấn cách bảo vệ sức khỏe tiêu hóa đầu năm

Ăn uống, sinh hoạt điều độ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

3.2. Chủ động thăm khám sức khỏe tiêu hóa

Các triệu chứng rối loạn như đau bụng, ợ hơi, thay đổi thói quen đại tiện… đã nói ở trên có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiêu hóa. Tuy nhiên xuất phát từ sự chủ quan hoặc e ngại đến bệnh viện, không ít người còn né tránh việc thăm khám. Sai lầm này khiến các vấn đề càng thêm trầm trọng, gây khó khăn cho quá trình điều trị về sau.

Chủ động thăm khám, kiểm tra sức khỏe tiêu hóa định kỳ giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý nếu có. Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Phạm Thị Bình tư vấn: “Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa khi gặp các triệu chứng bất thường. Bên cạnh đó, ngay cả khi không có dấu hiệu cảnh báo, mỗi người cần chủ động kiểm tra, nội soi dạ dày – đại tràng đình kỳ từ 6 tháng – 1 năm/ lần để sàng lọc hiệu quả bệnh lý tiêu hóa”.

Anh Đ.D (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: “Từ trong Tết tôi có triệu chứng đau bụng, ợ chua. Lúc đi làm trở lại tôi quyết định đi khám và nội soi dạ dày ở bệnh viện Thu Cúc. Thú thực ban đầu tôi ngại đi khám đầu năm vì… sợ “xui” và lo lắng về dịch bệnh. Sau đó tôi nghĩ nếu không khám sớm, bệnh nặng thì còn xui xẻo hơn. Bệnh viện cũng phòng dịch rất tốt, tôi được kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế và phân luồng khám. Tôi hoàn toàn yên tâm”.

Chuyên gia tư vấn cách bảo vệ sức khỏe tiêu hóa đầu năm

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị đau dạ dày sau sinh

Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Phạm Thị Bình giải thích kết quả nội soi dạ dày – đại tràng cho người bệnh

4. Lời kết

Chuyên khoa Tiêu hóa – Hệ thống y tế Thu Cúc là địa chỉ uy tín thăm khám và điều trị các bệnh lý tiêu hóa, được đông đảo người bệnh tin chọn. Chuyên khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm; trang thiết bị hiện đại; dịch vụ y tế tận tâm, chuyên nghiệp.

Thu Cúc dành tặng ưu đãi 30% phí nội soi dạ dày – đại tràng công nghệ NBI 5P tối tân, siêu sạch, không đau, phát hiện sớm ung thư. Liên hệ 1900558892 để nhận tư vấn hoặc xem thêm tại: https://benhvienthucuc.vn/noi-soi-tieu-hoa-ung-dung-cong-nghe-dot-pha/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *