Có cần tiêm mũi nhắc lại bạch hầu ho gà uốn ván?

Theo khuyến cáo, tất cả đối tượng bao gồm cả trẻ em và người lớn đều cần tiêm mũi nhắc lại bạch hầu ho gà uốn ván. Điều này giúp củng cố, nâng cao hệ miễn dịch và khả năng phòng bệnh cho cơ thể. Cùng đọc bài viết bên dưới đây của Thu Cúc TCI để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này các bạn nhé.

Bạn đang đọc: Có cần tiêm mũi nhắc lại bạch hầu ho gà uốn ván?

1. Khái niệm vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván là gì?

Ba loại bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván đều là những bệnh nguy hiểm, và có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này cũng như tính mạng của cả trẻ em và người lớn, đặc biệt là đối tượng trẻ em.

Bệnh bạch hầu được xem như nguyên nhân chính có thể gây ra tử vong ở trẻ em. Đây là một loại bệnh gây hiện tượng nhiễm trùng gây ra bởi loại vi khuẩn có tên tiếng Anh là Corynebacterium diphtheriae. Bạch hầu khi ở giai đoạn phát bệnh thường xuất hiện các mảng có màu xám hoặc trắng ở khu vực cổ họng. Nếu không được chữa trị kịp thời, bạch hầu có thể để lại các biến chứng như: viêm cơ, viêm dây thần kinh, xuất huyết,…

Có cần tiêm mũi nhắc lại bạch hầu ho gà uốn ván?

Ba loại bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván đều là những bệnh nguy hiểm, và có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Uốn ván cũng là một loại bệnh có thể gây các biến chứng nghiêm trọng đối với con người. Phản ứng nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết xước, vết thương. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh uốn ván gây nên những cơn co thắt người nghiêm trọng, có thể gây tử vong.

Ho gà là loại bệnh nhiễm trùng xảy ra ở đường hô hấp. Bệnh ho gà cũng rất dễ lây lan nhanh chóng. Đặc biệt là với đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ mang thai, bệnh ho gà đặc biệt nguy hiểm.

Loại vắc xin phòng 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván ra đời với mục đích giúp bảo vệ con người khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Nhờ có việc tiêm chủng vắc xin mà tỉ lệ tử vong do 3 loại bệnh này giảm đi đáng kể. Do đó, tiêm chủng vắc xin đầy đủ là việc làm cần thiết và được Bộ Y tế khuyến cáo áp dung, đặc biệt là với đối tượng trẻ em.

2. Liệt kê các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván

Hiện nay, có tất cả 5 loại vắc xin có tác dụng phòng 3 loại bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván:

– Vắc xin 6in1: có tác dụng phòng 6 loại bệnh (bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Hib, viêm gan B).

– Vắc xin 5in1: có tác dụng phòng 5 bệnh (bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi do Hib).

– Vắc xin 4in1: phòng được bạch hầu, ho gà, uốn ván, bệnh bại liệt.

– Vắc xin 3in1: có tác dụng phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván.

– Vắc xin 2in1: có thể phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván dành cho các nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hoặc sử dụng cho những chiến dịch phòng bệnh nhất định.

3. Tiêm chủng vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván cần chú ý điều gì?

Tìm hiểu thêm: Độ tuổi chính xác nên tiêm vắc xin chống ung thư cổ tử cung

Có cần tiêm mũi nhắc lại bạch hầu ho gà uốn ván?

Nên tiêm chủng đầy đủ theo phác đồ, cũng như cần tiêm nhắc lại định kì hàng năm

3.1. Nhóm đối tượng cần tiêm mũi nhắc lại phòng bạch hầu ho gà uốn ván

Theo đó, đối với vắc xin phòng 3 loại bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, Bộ Y tế khuyến cáo nên tiêm chủng đầy đủ theo phác đồ, cũng như cần tiêm nhắc lại định kì hàng năm. Điều này áp dụng cho cả đối tượng trẻ em và người lớn.

Đối với trẻ em, các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo nên tiêm cho trẻ đủ 3 liều vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván khi trẻ được 2 – 3 – 4 tháng tuổi. Sau đó, trẻ cần được tiêm mũi vắc xin nhắc lại khi đủ 18 tháng tuổi.

Trẻ em trong độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi có thể tiêm vắc xin mũi nhắc lại 4in1.

Đối tượng trẻ em trên 6 tuổi, người trưởng thành hoặc phụ nữ trước khi mang thai có thể tiêm nhắc lại bạch hầu, ho gà, uốn ván khi ở tuần thai từ 27 – 35, hoặc tiêm nhắc lại định kì theo lịch 10 năm 1 lần.

3.2. Nhóm đối tượng nào không nên tiêm mũi nhắc lại phòng bạch hầu ho gà uốn ván?

Cần chú ý một số nhóm đối tượng sau đây không nên tiêm nhắc lại bạch hầu, ho gà, uốn ván đó là:

– Người tiêm chủng đã từng có tiền sử bị dị ứng với các thành phần trong vắc xin, hoặc đã có từng bị sốc phản vệ, cấp cứu sau tiêm chủng.

– Người đang bị mắc các loại bệnh lý cấp tính, mãn tính hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh cũng không nên tiêm vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván.

– Những người gặp phải hiện tượng co giật hoặc rối loạn chức năng hệ thần kinh,…cũng chống chỉ định tiêm vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván.

– Nếu bị xảy ra các phản ứng sưng, đau quá dữ dội sau khi tiêm vắc xin thì cũng nên tạm hoãn việc tiêm vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván.

– Nên tạm hoãn hoặc không nên tiêm vắc xin nếu cơ thể cảm thấy không khỏe, bị sốt, ho, dị ứng, viêm nhiễm,…

4. Cần lưu ý tới các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván

Có cần tiêm mũi nhắc lại bạch hầu ho gà uốn ván?

>>>>>Xem thêm: Tiêm vắc xin phòng bạch hầu và các câu hỏi thường gặp

Lựa chọn các địa chỉ tiêm chủng uy tín, có nguồn vắc xin đảm bảo chất lượng

Vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván hay bất cứ loại vắc xin nào đều có khả năng xảy ra các tác dụng phụ. Điều này tùy thuộc vào hệ miễn dịch cũng như cơ địa của từng người.

Các triệu chứng có thể gặp sau khi tiêm chủng vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván đó là: sốt nhẹ, sưng đỏ ở vết tiêm, mệt mỏi, đau nhức cơ,…

Một số phản ứng phụ hiếm gặp có thể xảy ra đó là: dị ứng, co giật,…Lúc này, người được tiêm chủng cần được đưa tới bệnh viện để kịp thời điều trị.

Đối với đối tượng trẻ em, cha mẹ cũng cần theo dõi sức khỏe của trẻ sau khi tiêm, để đề phòng những tình huống, tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra, đe dọa sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Ngoài ra, cũng cần lựa chọn các địa chỉ tiêm chủng uy tín, có nguồn vắc xin đảm bảo chất lượng, cũng như có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để đảm bảo an toàn sức khỏe khi thực hiện tiêm chủng.

Liên hệ ngay với phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI nếu bạn cần đặt lịch thăm khám với bác sĩ hoặc tiêm chủng vắc xin nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *