Có cần trồng lại nếu mất răng số 7 không?

Người ta thường chú ý tới sự bất thường của răng số 8 mà quên rằng những chiếc răng khác cũng ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe khoang miệng nói chung. Trong đó, răng số 7 đóng một vai trò hết sức quan trọng. Vậy nếu như mất răng số 7 thì có cần trồng lại không? Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm lời giải đáp cho vấn đề:

Bạn đang đọc: Có cần trồng lại nếu mất răng số 7 không?

1. Những vai trò của răng số 7

Có cần trồng lại nếu mất răng số 7 không?

Răng số 7 sẽ dễ gặp phải các vấn đề như sâu răng, nứt, mẻ răng, … nếu không được chăm sóc và bảo vệ cẩn thận

Răng số 7 nằm ở vị trí trong cùng của hàm trước khi răng khôn mọc lên. Lý do gọi là răng số 7 vì tính theo thứ tự, chiếc răng này nằm ở vị trí thứ 7 tính từ răng cửa vào. Đây là răng có vai trò chủ lực trong hoạt động ăn nhai của con người. Ở mỗi cung hàm sẽ có 2 chiếc răng số 7 nằm 2 bên và đối diện với nhau.

Thường chiếc răng số 7 vĩnh viễn mọc khá muộn. Chúng bắt đầu hình thành khi trẻ 12-13 tuổi. Nhiệm vụ chính của những chiếc răng này là nghiền thức ăn trước khi được chuyển tới dạ dày.

Theo các bác sĩ khoa Răng hàm mặt cho biết, kết quả giải phẫu thấy răng số 7 hàm trên có 3 chân và hàm dưới có 2 chân.

2. Những ảnh hưởng khi nhổ răng số 7?

2.1 Nhổ răng số 7 nguy hiểm không?

Thông thường, mỗi người sẽ chỉ mọc duy nhất 1 lần răng số 7. Mỗi chiếc răng số 7 có hình dạng và cấu trúc phức tạp. Do răng không mọc lại nên vị trí răng này cần đặc biệt chú ý, giữ gìn.

Trong những trường hợp răng số 7 bị hỏng hay mắc các vấn đề cần khác phục, bác sĩ sẽ dựa theo tình trạng răng để chỉ định phương pháp phù hợp. Thông thường, các bác sĩ sẽ ưu tiên việc điều trị bảo tồn thay vì nhổ bỏ. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp, việc nhổ bỏ răng là cần thiết để tránh gây ảnh hưởng đến những răng lân cận. Việc nhổ bỏ răng số 7 đôi khi sẽ để lại một số những ảnh hưởng tới người bệnh.

2.2 Những ảnh hưởng sau khi nhổ răng số 7

Những ảnh hưởng sau khi nhổ răng số 7:

– Sau khi mất răng số 7, lực nhai của hàm răng sẽ trở nên yếu hơn. Thức ăn không được nghiền nát đủ khi xuống dạ dày sẽ ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa.

– Răng số 7 bị mất mà không được phục hình sẽ dễ dẫn tới tình trạng như bị tiêu xương hàm, bị tụt lợi, …

– Việc mất răng số 7 còn khiến má của người bệnh có phần hóp vào. Phần da mặt chảy xệ và vùng da xung quang miệng có xu hướng xuất hiện nếp nhăn. Điều này sẽ khiến gương mặt người bệnh bị già đi so với tuổi thật.

– Khi đã mất đi răng số 7 sẽ tạo nên khoảng trống tại khuôn hàm. Từ đó, những răng bên cạnh cũng sẽ có nguy cơ bị đổ nghiêng. Thậm chí, toàn bộ hệ thống nhai có thể đều sẽ bị ảnh hưởng.

– Ngoài ra, khi một răng số 7 mất đi, răng đối diện sẽ có nguy cơ không có sự năng đỡ. Điều này khiến cho áp lực lớn đè lên quai hàm. Những cơn đau nhức điển hình như đau đầu, đau cơ hàm

– Răng số 7 mất khiến khớp cắn bị xáo trộn. Các răng xung quanh sẽ có xu hướng bị xê dịch vào khoảng trống của răng đã mất. Các răng đối diện vùng bị mất răng sẽ bắt đầu trồi lên hoặc bị thòng xuống quá mức.

3. Có cần trồng lại nếu mất răng số 7

Với những nguy cơ trên, có thể thấy việc phục hình lại răng số 7 là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp ta:

– Khôi phục lại khả năng ăn nhai bình thường của răng hàm.

– Khi trồng lại răng số 7, tính thẩm mỹ của hàm răng vẫn sẽ được đảm bảo. Các vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng khác cũng sẽ được phòng ngừa.

4. Các phương pháp để phục hình răng số 7

Trong những trường hợp răng số 7 gặp vấn đề nghiêm trọng không thể bảo tồn, người bệnh cần thực hiện một số phương pháo chăm sóc và điều trị phù hợp sau khi nhổ răng:

4.1 Sử dụng hàm giả tháo lắp

Hàm giả được chế tác giống như hàm răng thật. Với loại hàm này, người bệnh có thể dễ dàng tháo lắp khi thực hiện ăn uống hoặc làm vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, các hàm tháo lắp thường chỉ áp dụng với những người lớn tuổi, mất các nhóm răng liên tục. Hoặc với những đối tượng bị mất toàn hàm thì hàm giả tháo lắp sẽ tạo ra sự vững chắc, cân đối hơn.

Tìm hiểu thêm: Tại sao đặt vòng xong bị đau lưng

Có cần trồng lại nếu mất răng số 7 không?

Sử dụng hàm giả tháo lắp để phục hình răng số 7 không phải phương pháp tối ưu

Phương pháp này chưa phải một lựa chọn tối ưu nhưng trong nhiều trường hợp vẫn có thể cải thiện vấn đề.

4.2 Sử dụng cầu răng sứ

Có cần trồng lại nếu mất răng số 7 không?

>>>>>Xem thêm: Điều trị cười hở lợi như thế nào?

Sử dụng cầu răng sứ cho trường hợp mất răng số 6 và số 7

Sử dụng cầu răng sứ là hình thức dùng cầu nối. Cầu nối này gồm có 3 thân răng sứ liên kết với nhau. Phần răng giữa sẽ thay thế cho những răng bị mất và 2 mão sứ bên cạnh sẽ giúp nâng đỡ cho trụ cầu răng. Do đó, một yêu cầu tối thiểu để áp dụng phương pháp này là răng kế cận răng bị mất phải chắc khỏe.

Tuy nhiên, đây cũng không phải phương pháp thường được lựa chọn để khắc phục tình trạng răng số 7 bị mất vì:

– Răng số 8 chưa mọc thì răng sốc 7 là răng trong cùng. Do đó sẽ không đảm bảo về việc răng bên cạnh làm cầu nối.

– Răng số 7 và số 6 đều là những răng đóng vai trò chính trong việc ăn nhai. Nếu răng số 7 mất đi thì toàn bộ nhiệm vụ sẽ dồn vào răng số 6. Nếu bệnh nhân sử dụng cầu răng sứ sẽ cần mài bớt răng số 6. Điều này vừa gây ảnh hưởng tới sức khỏe lại khiến răng bị yếu đi nhanh chóng.

4.3 Trồng răng Implant

Cho tới hiện tại, trồng răng Implant là phương pháp tối ưu nhất để khắc phục tình trạng mất răng số 7. Cấu trúc của răng Implant tương tự như răng sinh lý. Do đó, khi trồng Implant, răng có thể phục hồi được cả chức năng ăn nhai như bình thường. Đặc biệt, một ưu điểm là việc trồng răng sẽ không gây bất kì ảnh hưởng tới các răng khác trong hàm. Răng được trồng có thể độc lập và hạn chế được tình trạng bị tiêu xương ổ răng.

Trên đây là một số những thông tin cần thiết về răng số 7 cũng như cách khắc phục khi bị mất răng số 7. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp mọi người áp dụng, giải quyết vấn đề trong trường hợp cần thiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *