Co cứng sau đột quỵ là di chứng nhiều người gặp phải sau khi mắc bệnh. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng lớn tới cử động của những khớp tay, khớp chân mà còn dẫn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về những ảnh hưởng của co cứng đến cuộc sống của bệnh nhân và cách để xử lý kiểm soát tình trạng này sau đột quỵ.
Bạn đang đọc: Co cứng sau đột quỵ, cách xử lý quan trọng cần biết
1. Tìm hiểu khái quát về tình trạng co cứng sau khi bị đột quỵ
1.1 Khái quát chung về co cứng sau đột quỵ
Đột quỵ(tai biến mạch máu não) là tình trạng não bị tổn thương lớn do việc vận chuyển máu nuôi dưỡng tế bào não gián đoạn hoặc tắc nghẽn. Người bệnh đột quỵ có thể phục hồi nhưng cần điều trị sau khi mắc phải với nhiều di chứng nếu may mắn sống sót.
Sức khỏe của người bệnh thường bị ảnh hưởng nặng nề sau đột quỵ với nhiều di chứng, trong đó phổ biến phải kể đến tình trạng co cứng cơ, co rút, trật khớp vai, đau, giảm sức bền tim phổi, có vấn đề về nhận thức và giao tiếp…
Tình trạng co cứng sau khi đột quỵ là một trong những biến chứng nhiều người gặp phải nhất. Tình trạng này làm rối loạn kiểm soát vận động và cảm giác bởi những tổn thương nơ ron vận động, biểu hiện qua sự co không chủ ý ngắt quãng hay liên tục của cơ.
Tình trạng co cứng sau khi đột quỵ là một trong những biến chứng nhiều người gặp phải
Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là bởi tế bào thần kinh vận động tổn thương khiến quá trình chuyển giao thông tin giữa não bộ hay tủy sống bị ảnh hưởng. Điều này khiến cơ không nhận được tín hiệu điều hòa giãn ra mà trở nên co cứng và khó tự chủ, tương tự như chuột rút.
Kéo căng cơ bị co cứng có thể dẫn tới phá vỡ liên kết của cơ và giải phóng chất kích thích cơ quan cảm thụ cơ dẫn tới đau đớn. Tình trạng này có thể xuất hiện trong thời gian đầu, một vài tháng hoặc vài năm sau đột quỵ tùy theo thể trạng người bệnh. Những biểu hiện của co cứng có thể là:
– Co cứng cơ tại chi trên: gấp cổ tay, nắm bàn tay, sấp bàn tay, gập khuỷu tay, gập ngón cái lại, vai khép vào trong…
– Co cứng cơ tại chi dưới: ngón cái dựng đứng, bàn chân xoay vào trong, duỗi gối, đùi khép…
1.2 Những ảnh hưởng của co cứng sau khi đột quỵ tới người bệnh
Tình trạng này có thể ảnh hưởng với cả hai mặt: mặt tốt và mặt xấu. Co cứng sau khi bị đột quỵ có thể có lợi với vận động, duy trì tư thế, giúp mạch máu lưu thông, duy trì mật độ khoáng của xương và khối lượng cơ đồng thời ngăn ngừa tĩnh mạch.
Mặt khác, co cứng co cũng có thể khiến người bệnh bị hạn chế hoạt động dẫn tới ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như:
– Khó khăn trong các vấn đề sinh hoạt: mặc quần áo, di chuyển, ăn uống, vệ sinh cá nhân…
– Đau ảnh hưởng tới sức khỏe và giấc ngủ
– Khó khăn di chuyển dẫn tới viêm loét hoặc viêm phổi
– Khó để hòa nhập xã hội, ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Cà phê có ảnh hưởng đến tim mạch không?
Do di chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt, bệnh nhân đột quỵ khó có thể thích ứng ngay
2. Điều trị tình trạng co cứng sau khi bị đột quỵ thế nào?
Co cứng sau khi đột quỵ có thể khiến chức năng cơ thể suy giảm nên cần điều trị. Bác sĩ sẽ đánh giá nhiều mặt để có thể xác định tình trạng này có lợi hay có hại đối với người bệnh, bởi có những trường hợp co cứng có lợi thì cần có hướng xử lý khác.
Mục tiêu để của bệnh nhân và bác sĩ khi điều trị co cứng là để: giảm biến chứng, giảm gánh nặng chăm sóc cho người thân, cải thiện sự độc lập trong sinh hoạt và tư thế cho người bệnh. Bác sĩ sẽ trao đổi vụ thể mong muốn và xây dựng kế hoạch điều trị theo nhu cầu của người bệnh với những phương pháp chính như sau:
2.1 Vật lý trị liệu
Đây là phương pháp phổ biến nhất trong điều trị co cứng cơ với:
– Bài tập dãn cơ và tập vận động các khớp phòng co rút cơ
– Sử dụng công cụ nẹp bột hoặc chỉnh hình để giữ tư thế và cải thiện vận động, đồng thời giúp ổn định khớp để di chuyển an toàn và hiệu quả
– Có thể lựa chọn liệu pháp sóng xung kích ngoài cơ thể để kích thích từ trường so và tủy sống
– Kết hợp chăm sóc thông thường để kiểm soát co cứng.
2.2 Uống thuốc điều trị co cứng
Đối với những bệnh nhân mức độ trung bình có thể sử dụng thuốc qua đường uống hoặc tiêm. Thuốc sẽ ức chế tín hiệu hóa học dẫn tới cơ bị co.
Tuy nhiên một số thuốc có thể ảnh hưởng tới tất cả các cơ chứ không đơn thuần đối với cơ co cứng.
>>>>>Xem thêm: Hẹp van tim 2 lá có chữa được không? Cách phòng, trị bệnh
Người bệnh cần thăm khám với chuyên gia để có được phác đồ điều trị phù hợp
Để hạn chế tối đa tác dụng phụ, người bệnh có thể tiêm trực tiếp thuốc vào cơ bị co cứng. Người bệnh sẽ cần một vài tuần để hồi phục và có thể đạt hiệu quả cao và nên kết hợp với những phương pháp khác.
2.3 Bơm thuốc vào màng cứng
Điều trị co cứng cơ năng thông qua tiêm baclofen ở màng cứng để thuốc truyền đến dịch não tủy.
2.4 Phương pháp phẫu thuật
Có thể điều trị co cứng sau khi đột quỵ với những trường hợp nặng hoặc suy giảm chức năng nếu các phương pháp kể trên thất bại. Người bệnh có thể được phẫu thuật chỉnh hình hoặc phẫu thuật thần kinh tùy theo tình trạng bệnh.
Như vậy, co cứng sau đột quỵ là biến chứng phổ biến và nguy hiểm, có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Có thể điều trị tình trạng này bằng các phương pháp vật lý trị liệu, thuốc, phẫu thuật… Hoặc kết hợp các phương pháp vớ nhau để đạt hiệu quả cao, nhanh chóng cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.