Theo dân gian, có nhiều phương pháp bạn có thể áp dụng tại nhà để chữa hóc xương cá, trong đó, có phương pháp ngậm c sủi. Vậy, trên thực tế, cách chữa hóc xương cá bằng C sủi có hiệu quả hay không? Đọc ngay bài viết sau của Thu Cúc TCI để biết câu trả lời cho câu hỏi đó và nhiều vấn đề khác liên quan đến tình trạng hóc xương cá, bạn nhé!
Bạn đang đọc: Có hay không: Cách chữa hóc xương cá bằng C sủi?
1. Hóc xương cá để lâu có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp
Hóc xương cá là một “tai nạn” phổ biến trong cuộc sống. Trong hầu hết các trường hợp, tai nạn này vô hại. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chúng ta có thể để tình trạng đó tồn tại lâu mà không phải lãnh hậu quả. Theo chuyên gia, bên cạnh sự gia tăng các triệu chứng khó chịu như đau họng, khó nuốt,… tùy thuộc vị trí và mức độ nghiêm trọng, hóc xương cá kéo dài còn có thể gây ra một số vấn đề khác cho bệnh nhân. Những vấn đề đó là:
– Nhiễm trùng niêm mạc họng: Tại điểm tổn thương do xương cá đâm vào, niêm mạc họng có thể nhiễm trùng, sưng, phù nề,…
– Tắc nghẽn đường hô hấp: Một số trường hợp hóc xương cá nặng, bệnh nhân có thể ho, khó thở, ngạt thở,… thậm chí tính mạng bị đe dọa.
2. Hóc xương cá: Cách chữa bằng C sủi và những cách chữa khác
2.1. Có hay không cách chữa hóc xương cá bằng C sủi?
Để hạn chế những nguy cơ trên, bạn nên chữa hóc xương cá ngay khi tình trạng này phát sinh. Ngậm C sủi là một cách tương đối hiệu quả để chữa hóc xương cá. Bởi C sủi chứa Vitamin C, có thể làm mềm xương cá, giúp chúng ta dễ dàng nuốt chúng xuống dạ dày.
C sủi chứa Vitamin C, có thể làm mềm xương cá.
2.2. 5+ cách chữa hóc xương cá khác
Ngoài ngậm C sủi, bạn còn nhiều cách khác để chữa hóc xương cá tại nhà. Tất cả các cách đó đều sử dụng những nguyên liệu sẵn có ngay trong bếp nhà bạn. Cụ thể, chúng là:
– Khạc: Trong một số trường hợp, bạn có thể xử lý tình trạng hóc xương cá chỉ bằng cách khạc mạnh như bình thường bạn vẫn hay khạc đờm.
– Nuốt thức ăn mềm, dẻo: Nuốt thức ăn mềm, dẻo như cơm, chuối,… có thể là một cách hiệu quả để chữa hóc xương cá. Bởi trong một số trường hợp, cùng với thức ăn mềm, dẻo, xương cá có thể cũng bị nuốt xuống dạ dày.
– Uống nước: Uống một lượng đủ nước cũng có thể là một cách hiệu quả để chữa hóc xương cá. Trong cách này, xương cá cũng có thể trôi xuống dạ dày cùng với nước.
– Uống dầu thực vật: Dầu thực vật như dầu dừa, dầu ô liu,… có thể làm trơn niêm mạc họng, giúp xương cá dễ dàng di chuyển khỏi vị trí mà chúng đang mắc, xuống dạ dày.
– Uống nước ép trái cây giàu Vitamin C: Tương tự C sủi, nước ép trái cây giàu Vitamin C như nước cam, nước nho,… cũng có thể làm mềm xương cá, giúp chúng ta dễ dàng nuốt chúng xuống dạ dày.
5 cách chữa hóc xương cá tại nhà trên có thể rất hiệu quả; tuy nhiên, chỉ là với những trường hợp hóc xương cá nhẹ. Trường hợp nặng, đã áp dụng cả 5 cách trên mà tình trạng hóc xương cá vẫn không được giải quyết, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín ngay lập tức. Tại đó, sau thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, chuyên gia sẽ tiến hành các can thiệp cần thiết để xử lý tình trạng hóc xương cá của bạn. Trong các can thiệp chuyên gia có thể tiến hành, tiêm enzyme là một can thiệp điển hình. Trong can thiệp này, chuyên gia sẽ tiêm một loại enzyme có tác dụng làm mềm xương cá vào niêm mạc họng bệnh nhân, từ đó giúp bệnh nhân dễ dàng nuốt xương cá xuống dạ dày.
Tìm hiểu thêm: Địa chỉ phòng khám tai mũi họng tại Hà Nội: Uy tín, hiệu quả
Để khỏi hóc xương cá, bạn nên thăm khám và điều trị với chuyên gia.
3. Hướng dẫn chăm sóc họng sau hóc xương cá
Sau hóc xương cá, điểm tổn thương tại niêm mạc vẫn có nguy cơ nhiễm trùng, sưng, phù nề nếu họng không được chăm sóc cẩn thận. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong chăm sóc họng sau hóc xương cá, ghi nhớ và tuân thủ nghiêm túc để họng thuận lợi hồi phục, bạn nhé:
– Uống đủ nước: Uống đủ nước để giữ ẩm niêm mạc. Bằng cách này, các tạp chất có thể ảnh hưởng tiêu cực đến niêm mạc cũng có thể được rửa trôi.
– Hạn chế đồ ăn thức uống kích thích họng, như: Thức ăn được chế biến với nhiều gia vị, thức ăn lên men, cà phê, bia, rượu,…
– Súc họng bằng nước muối ấm: Pha ¼ – ½ thìa cà phê muối với một cốc 300ml nước ấm rồi khuấy đều cho đến khi muối tan hoàn toàn. Súc họng bằng dung dịch này có thể vừa làm dịu vừa làm sạch họng.
– Hạn chế hoạt động kích thích họng, như: Hút thuốc lá, uống nước quá nóng hoặc quá lạnh, nói chuyện quá nhiều, hò hét, hát quá lớn,…
– Uống thuốc giảm đau không kê đơn để kiểm soát cảm giác đau họng, nếu cần.
– Theo dõi chặt chẽ các triệu chứng bất thường: Nếu có các triệu chứng bất thường như đau họng dữ dội, khó nuốt, khó thở,…, thăm khám với chuyên gia ngay để được điều trị chuyên sâu.
4. Hướng dẫn dự phòng hóc xương cá
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, phòng hóc xương cá hơn chữa hóc xương cá. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong dự phòng hóc xương cá, ghi nhớ và tuân thủ nghiêm túc để hạn chế tối đa nguy cơ hóc xương cá, bạn nhé:
– Loại bỏ hoặc nghiền nát xương khi chế biến cá. Trước khi ăn, kiểm tra cẩn thận để đảm bảo không còn xương lẫn trong thịt cá. Nếu có thể, hãy cắt nhỏ thịt cá. Không cố gắng nhai khi phát hiện xương lẫn trong thịt cá.
– Từ bỏ các thói quen ăn uống xấu, như: Ăn vội vàng, vừa ăn vừa nói,…
– Uống đủ nước để đảm bảo niêm mạc họng luôn ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho thức ăn dễ dàng di chuyển từ họng xuống dạ dày.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây ho khan dai dẳng là nghiêm trọng như suy tim hay ung thư
Để đảm bảo niêm mạc họng luôn ẩm, bạn hãy uống đủ nước.
– Trao đổi với chuyên gia để được tư vấn chính xác nguyên nhân và cách dự phòng hóc xương cá hiệu quả nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng này.
Phía trên là cách chữa hóc xương cá bằng C sủi và nhiều thông tin hữu ích khác về hóc xương cá. Để được tư vấn chuyên sâu về vấn đề này, liên hệ Thu Cúc TCI ngay, bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.