Bệnh trĩ là căn bệnh ở vùng thầm kín nên việc đi khám chữa thường bị rào cản bởi tâm lý ngại ngần. Nhiều người lựa chọn cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng thuốc dân gian vì không muốn thăm khám bệnh. Bài viết này sẽ cùng bạn phân tích: có nên duy trì chữa bệnh trĩ tại gia bằng các bài thuốc dân gian.
Bạn đang đọc: Có nên áp dụng cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng thuốc dân gian?
1. Bệnh trĩ – giải mã bệnh trĩ là gì?
Trong các bệnh thuộc nhóm hậu môn – trực tràng, bệnh trĩ phổ biến hơn cả. Hiện tượng giãn – nở quá độ của hệ thống tĩnh mạch hậu môn, trực tràng đã hình thành nên các búi trĩ, từ đó hình thành bệnh trĩ ở người.
Đặc trưng khi nhắc đến bệnh trĩ là tình trạng các khối trĩ sa ra ngoài hậu môn hoặc mọc xung quanh hậu môn gây vướng víu, khó chịu. Đây cũng là điều gây khó chịu đặc biệt cho người bệnh trong rất nhiều hoạt động hàng ngày. Chất lượng cuộc sống của người bệnh trĩ cũng vì thế mà suy giảm nghiêm trọng.
Bệnh trĩ có thể bắt nguồn từ rất nhiều “thủ phạm”. Một trong những yếu tố gây bệnh điển hình như chứng táo bón diễn ra trong thời gian dài mà không có biện pháp cải thiện. Ngoài ra, một vài tình trạng mang tính đặc thù của công việc như ngồi quá lâu, đứng nhiều, mang vác vật nặng. Đặc biệt, phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ bệnh trĩ rất cao. Khi sinh con (đặc biệt là sinh thường) bệnh nhân cũng đối diện với nguy cơ bệnh tình tăng nặng.
1.1. Bệnh trĩ bao gồm những dạng nào – phân loại
Các chuyên gia chia bệnh trĩ thành hai dạng bệnh chính dựa trên vị trí và tính chất của các búi trĩ. Đường lược hậu môn được coi như ranh giới phân loại: trĩ nội và trĩ ngoại. Khi búi trĩ nằm bên trong ống hậu môn, phía trên đường lược hậu môn, bệnh được gọi là trĩ nội. Ngược lại, trĩ ngoại là hiện tượng búi trĩ mọc xung quanh và bên ngoài hậu môn từ đầu, dưới đường lược. Ngoài ra, khi các búi trĩ nội sa ra ngoài kết thành một khối với các búi trĩ ngoại, hoặc tình trạng mắc trĩ nội và trĩ ngoại diễn ra cùng lúc, bệnh được gọi là trĩ hỗn hợp. Bệnh sẽ đau đớn và khó khăn hơn trong điều trị.
Các loại bệnh trĩ và vị trĩ
1.2. Bệnh trĩ có những giai đoạn nào?
Các loại bệnh trĩ đều được chia thành 4 giai đoạn tương ứng với 4 cấp độ.Trong đó, từng cấp độ có đặc điểm và đặc trưng riêng.
Ở bệnh trĩ nội, các cấp độ tỉ lệ thuận với độ sa của búi trĩ. Ở cấp độ 1, búi trĩ nội vẫn đang nằm hoàn toàn trong ống hậu môn . Khi bệnh phát triển lên độ 2, các búi trĩ thi thoảng sa ra ngoài, vẫn có thể tự co lên được. Ở cấp độ 3, trĩ nội sa ra ngoài thường xuyên hơn, phải dùng tay đẩy mới lên được và cấp độ 4, búi trĩ sa hoàn toàn ra bên ngoài hậu môn, không thể đẩy trở lại bên trong. Nhiều người bệnh thường để đến khi rất nặng – cấp độ 4 mới đi chữa do tâm lý ngại ngần, lựa chọn áp dụng các cách trị bệnh trĩ tại nhà.
Đối với trĩ ngoại, bệnh cũng chia thành 4 cấp độ: Búi trĩ khởi phát từ các chấm nhỏ xung quanh hậu môn – Các búi trĩ tăng kích thước thành các khối nhỏ – Búi trĩ lớn lên rất nhanh gây tắc, nghẹt hậu môn – Búi trĩ rơi vào các biến chứng nguy hiểm như hoại tử, nhiễm trùng,..
Tìm hiểu thêm: Hiện tượng bị bệnh trĩ và những cách “đối phó”
Các cấp độ bệnh trĩ ngoại
1.3. Các biểu hiện của bệnh trĩ ở có đặc trưng như thế nào?
Biểu hiện điển hình của bệnh trĩ thường là cảm giác cộm, vướng víu hậu môn do các búi trĩ. Bên cạnh đó, có nhiều biểu hiện khác như ngứa ngáy, mót rặn thường xuyên, các cơn đau đớn hậu môn dữ dội, đi tiêu ra máu với lượng máu lớn. Đặc biệt, một biểu hiện khác cực khó chịu là hậu môn chảy dịch gây cảm giác ẩm ướt, nhớp nháp, ngứa ngáy khiến bệnh nhân thấy phiền toái, tự ti hơn.
Đối với từng loại bệnh, biểu hiện đặc trưng của trĩ nội là chảy máu khi đi đại tiện. Lượng máu chảy ra càng nhiều khi bệnh nặng lên, máu có thể ra theo cả tia hoặc nhỏ giọt lớn. Điều này tạo ra biến chứng thiếu máu rất nguy hiểm đối với sức khỏe bệnh nhân.
Ở bệnh trĩ ngoại, đặc trưng là các cơn đau. Trĩ ngoại đau đớn hơn trĩ nội bởi búi trĩ nằm bên ngoài, chúng thường xuyên cọ xát với trang phục, ghế ngồi và rất dễ bị tổn thương,.. Ngoài ra, búi trĩ cũng dễ bị nhiễm trùng khi bệnh nhân không chú ý vệ sinh.
2. Có nên trị bệnh trĩ tại nhà bằng các bài thuốc dân gian?
2.1. Cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng thuốc dân gian có thực sự an toàn?
Bệnh trĩ được nhận thức từ rất lâu. Chính vì vậy, việc các bài thuốc dân gian được lưu truyền đa dạng là điều dễ hiểu. Một số bài thuốc có thể kể đến như: dùng lá vông đắp lên hậu môn, dùng ngò gai chữa bệnh, dùng lá thầu dầu tía, mật ong, cúc tần,…
Hầu hết các bài thuốc này đều có một phần bắt nguồn từ khoa học bởi những công dụng và tính chất của các loại dược liệu trong dân gian. Tuy nhiên, có những lý do sau khiến bạn không nên tự ý áp dụng cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng thuốc dân gian:
– Nhiều bài thuốc chưa được kiểm chứng khoa học
– Một số loại lá có công dụng nhưng không điều trị được bệnh ngay lập tức
– Vấn đề vệ sinh trong khâu sơ chế, điều chế tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nhiễm trùng búi trĩ
– Bệnh trĩ có rất nhiều loại, không phải loại nào cũng có thể áp dụng cùng một bài thuốc để chữa khỏi.
>>>>>Xem thêm: [Cẩm nang bệnh trĩ]: Bệnh trĩ có ăn được thịt chó không?
Rau diếp cá được cho là chữa được bệnh trĩ
2.2. Cách trị bệnh trĩ tại nhà: Làm thế nào cho đúng?
Bệnh trĩ khi còn nhẹ có thể điều trị tại nhà nhưng phải đảm bảo đã đi khám chuyên khoa. Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về các loại thuốc, liều lượng, cách dùng, thời gian dùng. Bệnh trĩ không thể tự khỏi mà cần phải đi thăm khám. Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh thông qua các biểu hiện để quyết định điều trị nội khoa như thế nào. Các loại thuốc được sử dụng thông thường chia thành ba nhóm: Thuốc giảm đau, giảm triệu chứng – thuốc hỗ trợ nhuận tràng – thuốc tăng độ bền tĩnh mạch.
Khi bệnh chuyển nặng hơn, bệnh nhân không thể điều trị nội khoa mà phải áp dụng các biện pháp ngoại khoa: phẫu thuật hoặc thủ thuật để loại bỏ búi trĩ. Hiện nay có một số phương pháp để cắt bỏ trĩ rất hiệu quả như: Mổ trĩ Laser Diode, mổ trĩ Longo, mổ trĩ Milligan Morgan và Ferguson, thắt mạch và khâu treo trĩ,.. Trong đó, cắt trĩ Laser Diode không dùng đến dao mổ đang được triển khai tại một số bệnh viện uy tín. Phương pháp này rất được ưa chuộng để điều trị tận gốc trĩ độ 2,3
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi: có nên áp dụng cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng các bài thuốc dân gian. Bệnh nhân cần chủ động đi khám tại các cơ sở uy tín để việc điều trị được thuận lợi và đem lại hiệu quả cao hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.