Bọc răng sứ nguyên hàm đem lại nhiều lợi ích cả về tính thẩm mỹ và chức năng của răng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng bọc răng sứ toàn hàm sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho hàm răng. Vậy thực hư về những thông tin này là như thế nào? Ta có nên bọc răng sứ cả hàm không?
Bạn đang đọc: Có nên bọc răng sứ cả hàm không và những vấn đề cần quan tâm
1. Thế nào là bọc răng sứ cả hàm?
6-8 răng trên cùng một hàm thường cần mài để bọc sứ toàn hàm
Bọc răng sứ cả hàm là một phương pháp nha khoa thẩm mỹ giúp phục hình răng. Cụ thể, răng thật sẽ được mài bớt, tạo thành trụ răng. Thông thường sẽ có 6-8 răng trên cùng một hàm cần mài. Sau đó, răng sứ được cố định lên với hình dạng giống như răng thật.
Răng được lựa chọn để phục hình thường là nhóm răng cửa, răng nanh. Nguyên nhân là bởi đây là những chiếc răng lộ ra nhiều mỗi khi cười nói. Do đó, để đạt được yêu cầu về tính thẩm mỹ sau khi bọc sứ thì những nhóm răng này cần được xử lý. Sau khi thực hiện, ta sẽ có hàm răng đẹp, nụ cười rạng rỡ hơn.
2. Những trường hợp nên lựa chọn bọc răng sứ nguyên hàm
Dưới đây là những trường hợp thường được khuyến khích bọc răng sứ toàn hàm:
2.1 Nhược điểm của răng
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi
Bọc sứ cả hàm giúp khắc phục những nhược điểm toàn hàm răng
Những tình trạng răng gặp phải nhiều nhược điểm cần can thiệp bọc sứ để khắc phục như:
– Răng lệch lạc, răng bị thưa.
– Răng bị sâu, bị vỡ lớn mà không thể hàn trám.
– Răng bị bệnh nha chu, răng lung lay nhiều.
– Răng bị ngắn, khi cười lợi hở nhiều.
– Răng bị vỡ lớn, sát xương dẫn đến không thể bảo toàn.
2.2 Những yếu tố tác động từ bên ngoài
Trong một số trường hợp, những tác động bên ngoài gây ảnh hưởng đên tình trạng răng miệng. Để có thể khắc phục ta cần áp dụng phương pháp bọc sứ toàn hàm:
– Khi ăn nhiều thực phẩm, thức uống chứa nhiều axit, màu sẫm, … khiến răng dễ nhiễm màu. Từ đó, tính thẩm mỹ toàn hàm đều bị giảm đi.
– Những thói quen xấu như sử dụng nhiều cà phê, trà, hút thuốc lá, … khiến răng bị nhiễm màu nghiêm trọng. Khi đó, thực hiện phương pháp tẩy trắng không thể giúp khắc phục hoàn toàn.
– Khi răng bị tổn thương do va chạm, tác động mạnh khiến sứt, mẻ, gãy, … nhẹ. Trước tình trạng này, bọc răng sứ thẩm mỹ sẽ là lựa chọn giúp khắc phục nhanh chóng, hiệu quả.
2.3 Những yếu tố từ chính cơ thể
Trên thực tế có nhiều người do cấu trúc răng hoặc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh từ nhỏ khiến răng bị nhiễm màu. Đây là trường hợp bị nhiễm màu nặng từ bên trong nên không thể tẩy trắng khắc phục. Thay vào đó, ta cần thực hiện bọc sứ để nâng cao tính thẩm mỹ mà vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai của răng.
3. Có nên bọc răng sứ cả hàm không và câu trả lời
Chi phí để bọc răng sứ nguyên hàm không hề nhỏ. Tuy nhiên, sau khi thực hiện, lợi ích mà ta nhận được cũng hoàn toàn xứng đáng. Vì vậy không ít người vẫn lựa chọn thực hiện bọc răng sứ cả hàm.
– Hàm răng đẹp cùng nụ cười tự tin: Răng sứ sẽ được chế tác theo tiêu chuẩn của một hàm răng đẹp. Do đó, khi ta đồng bộ 4 răng cửa cùng 2 răng nanh thì nghiễm nhiên toàn hàm sẽ trở nên đẹp, trắng sáng đều hơn.
– Cải thiện được chức năng ăn nhai: Bản chất răng giả thường cứng và bền hơn so với răng tự nhiên. Do đó, khi thực hiện bọc răng sứ, ta hoàn toàn có thể yên tâm về khả năng ăn nhai. Sau khi đã chụp sứ, ta sẽ có cảm giác ăn nhai dễ dàng hơn. Tuy nhiên, để có thể bảo toàn độ chắc khỏe, răng sứ vẫn cần được chăm sóc phù hợp. Ta không nên lạm dụng điều này bởi nếu nhai với các đồ quá dai, cứng lâu ngày sẽ khiến răng sứ bị hư hỏng nhanh chóng.
– Không lo răng bị xỉn màu: Việc bọc sứ nguyên hàm giúp ta an tâm hơn về nụ cười trắng sáng. Nỗi lo hàm răng xỉn màu sẽ hoàn toàn biến mất bởi lớp men sứ miễn nhiễm với màu thực phẩm, màu kháng sinh, … Do đó, màu răng sứ khó bị xuống cấp hơn. Không dừng ở đó, bọc sứ toàn hàm giúp bác sĩ dễ dàng nâng lên độ trắng sáng của răng. Răng sẽ không còn phải phụ thuộc vào độ trắng sáng của răng thật nữa.
4. Loại răng nên lựa chọn khi bọc răng sứ toàn hàm
Mỗi vị trí răng sẽ có những chức năng khác nhau, do đó, lựa chọn loại mão sứ phù hợp cũng là điều mà nhiều người thắc mắc. Trên thực tế, bản chất kỹ thuật thực hiện bọc sứ cả hàm sẽ tập trung chính ở nhóm răng cửa cùng răng nanh. Vì vậy, khách hàng nên ưu tiên lựa chọn răng toàn sứ thay vì loại răng sứ kim loại.
4.1 Răng sứ kim loại
Nếu chi phí là vấn đề ta bận tâm nhiều thì răng sứ kim loại sẽ là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, nếu chỉ chăm chăm nghĩ tới vấn đề này thì có thể vô tình ta sẽ đánh mất mục đích cốt yếu của bọc răng sứ. Đó chính là tính thẩm mỹ và chức năng của răng.
Những chiếc răng sứ kim loại sau sử dụng một thời gian sẽ xuất hiện viền nướu bị vết đen. Điều này khiến nụ cười của ta không được đẹp. Cả một loại răng xuất hiện đường đen ở chân răng có thể khiến người giao tiếp đối diện không mấy thiện cảm.
4.2 Răng toàn sứ
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu mang thai giả khiến bạn lầm tưởng
Răng toàn sứ đáp ứng được những yêu cầu cốt lõi của thực hiện bọc răng sứ
Đối với răng toàn sứ, đây là loại răng chủ yếu sử dụng chất liệu Zirconia làm lõi ở bên trong. Nhờ vậy, răng toàn sứ có thể đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu về tính thẩm mỹ cũng như chức năng răng. Răng sứ toàn sứ sau thời gian sử dụng không lo xảy ra hiện tượng oxy hóa gây đen chân răng. Nhờ vậy, vẻ đẹp hàm răng và độ an toàn đều được đảm bảo. Bên cạnh đó. độ bền của răng toàn sứ cũng được đánh giá khá cao. Ta có thể thực hiện ăn nhai bình thường, không bị cản trở. Do đó, vấn đề còn lại chỉ là cân đối loại răng sứ với từng vị trí để từ đó tối ưu hơn cho chi phí bọc sứ toàn hàm.
Qua những thông tin trên, chắc hẳn mỗi người đều đã có đáp án cho câu hỏi có nên bọc răng sứ cả hàm. Hy vọng từ đó, mọi người sẽ có lựa chọn phù hợp cho bản thân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.