Phẫu thuật cắt trĩ ngoại được coi là phương pháp điều trị trĩ tối ưu cho các ca trĩ nặng, các biện pháp điều trị khác không mang đến hiệu quả. Tuy nhiên, còn rất nhiều thắc mắc liên quan đến cắt trĩ mang nhiều người bệnh chưa hiểu hết. Hãy cùng đọc bài viết sau.
Bạn đang đọc: Có nên cắt trĩ ngoại không? Khi nào cần tiến hành cắt trĩ?
1. Trả lời: Có nên cắt trĩ ngoại hay không?
Với các trường hợp trĩ ngoại ở mức độ nặng, búi trĩ gây chảy máu và sa ra ngoài nghiêm trọng thì điều trị bằng thuốc không còn tác dụng. Chỉ có phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ mới có thể chấm dứt được triệu chứng khó chịu, ngăn biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên người bệnh cần thăm khám cụ thể với bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá tình hình. Trên cơ sở các kết quả kiểm tra, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ mới có thể đưa ra tư vấn người bệnh có nên cắt trĩ ngoại không.
2. Khi nào cần tiến hành cắt trĩ?
Phẫu thuật cắt trĩ được khuyến cáo dành cho những người bệnh bị trĩ ở giai đoạn trở nặng từ độ 3 trở lên, có búi trĩ to, búi trĩ bị huyết khối gây tắc mạch cấp tính, gây ra những triệu chứng nặng như chảy nhiều máu, đau đớn, tiết dịch liên tục.
Trên hết, người bệnh cần tiến hành thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Sau khi được đánh giá chính xác giai đoạn tiến triển bệnh tình, mức độ của biến chứng, yếu tố liên quan đến tình trạng sức khỏe người bệnh mới có thể kết luận có nên tiến hành cắt trĩ hay không?
Lưu ý: phẫu thuật là 1 mắt xích trong phác đồ điều trị trĩ tổng thể. Thực hiện cắt trĩ xong chưa phải là bước cuối cùng để thoát trĩ. Người bệnh sau mổ cần tái khám với bác sĩ để xác định căn nguyên gây bệnh để điều trị tận gốc. Ví dụ trường hợp bị trĩ do táo bón kéo dài, cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt như ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên…
3. Cắt trĩ ngoại có nguy hiểm không?
3.1. Rủi ro khi cắt trĩ
Phẫu thuật nói chung và cắt trĩ nói riêng đều tồn tại một số rủi ro nhất định. Đối với cắt trĩ, sau phẫu thuật có thể tiềm ẩn những biến chứng có thể xảy ra như:
– Xuất huyết trong hoặc sau mổ
– Hẹp hậu môn (có thể là tình trạng tạm thời hoặc hẹp vĩnh viễn)
– Nhiễm trùng vết mổ
– Đại tiểu tiện mất tự chủ
Tuy nhiên, đừng quá lo lắng về những biến chứng sau phẫu thuật vì chúng hoàn toàn có thể phòng ngừa và khắc phục được. Trước khi tiến hành bất cứ biện pháp can thiệp ngoại khoa nào, người bệnh cần nghiêm túc thực hiện mọi hướng dẫn của bác sĩ.
3.2. Lời khuyên phòng ngừa biến chứng khi cắt trĩ ngoại
– Giữ tinh thần thoải mái, bình tĩnh trước khi mổ.
– Sau mổ nên hạn chế làm việc quá sức, vận động mạnh vì có thể sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật.
– Vệ sinh hậu môn thường xuyên đúng cách để tránh tình trạng viêm nhiễm.
– Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp giúp hỗ trợ quá trình phục hồi tốt hơn sau phẫu thuật. Người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm giúp bổ sung chất xơ như rau xanh, hoa quả tươi và các loại vitamin cần thiết để tăng sức đề kháng, tăng khả năng làm lành vết mổ.
– Dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ điều trị để phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Tuân thủ đúng loại thuốc, liều lượng và không tự ý ngưng thuốc khi không được cho phép.
– Tái khám định kỳ đều đặn theo lịch hẹn để bác sĩ theo dõi và đánh giá kết quả phục hồi sau phẫu thuật. Trong trường hợp nếu xảy ra biến chứng cũng sẽ có biện pháp can thiệp kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Mổ ruột thừa nên kiêng những gì?
4. Cắt trĩ có đau không?
Hậu môn là vùng chứa nhiều các cơ quan thụ cảm nên việc can thiệp ngoại khoa như dùng thủ thuật hay mổ trĩ truyền thống đều gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, hiện nay với sự ra đời của các phương pháp mổ trĩ ít xâm lấn, ít đau đã phần nào giúp người bệnh vượt qua rào cản sợ mổ, sợ đau và tự tin hơn trong việc tiếp nhận điều trị. Một trong số đó có thể kể tới phương pháp mổ trĩ Longo.
4.1. Vì sao cắt trĩ ngoại Longo ít gây ra đau đớn?
– Mổ trĩ Longo sẽ được thực hiện trên đường lược – nơi mà có rất ít các cơ quan thụ cảm nên giảm được nhiều đau đớn trong quá trình phẫu thuật.
– Không chỉ vậy, việc sử dụng máy khâu vòng giúp làm giảm lưu lượng máu đi đến tĩnh mạch ở búi trĩ, búi trĩ sẽ bị teo nhỏ lại. Đồng thời thực hiện khâu treo vùng niêm mạc hậu môn bị sa xuống dưới với mục đích định hình lại tấm đệm hậu môn, nhờ vậy cũng giúp người bệnh giảm đau đáng kể.
– Quá trình mổ trĩ Longo được tiến hành nhanh chóng chỉ khoảng 30 phút, thời gian hồi phục nhanh nên xét một cách tổng thể thì mức độ đau đớn khi thực hiện phương pháp này là thấp hơn rất nhiều.
>>>>>Xem thêm: Bệnh xuất huyết tiêu hóa: Nguyên nhân và triệu chứng
4.2. Sau cắt trĩ bao lâu thì lành?
Sau khi thực hiện cắt trĩ thành công, quá trình hồi phục cũng là giai đoạn quyết định hiệu quả thoát trĩ của phương pháp điều trị được áp dụng. Trên thực tế, thời gian lành bệnh sẽ cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
– Tình trạng sức khỏe cụ thể của người bệnh
– Phương pháp cắt trĩ đã thực hiện
– Cơ sở y tế thực hiện cùng như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của bác sĩ mổ chính
– Chế độ chăm sóc hậu phẫu
Trong trường hợp được thực hiện phẫu thuật tại các cơ sở uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng phương pháp cắt trĩ hiện đại (điển hình là phương pháp Longo), đồng thời người bệnh nghiêm túc thực hiện các chỉ định sau mổ thì quá trình hồi phục tốt chỉ sau 7-10 ngày là có thể trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường.
Kết luận: Như vậy với thắc mắc có nên cắt trĩ ngoại hay không, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể. Trong trường hợp phải phẫu thuật, người bệnh cũng không nên quá lo lắng. Bởi các rủi ro cũng như đau đớn do cắt trĩ gây ra hoàn toàn có thể được ngăn chặn và xử lý tốt.