Có nên cho trẻ sơ sinh đi khám tổng quát không? Khám những gì?

Suy dinh dưỡng, biếng ăn, hay các vấn đề về đường hô hấp, tiêu hóa của trẻ là nỗi lo của đa số các cha mẹ. Vậy việc có nên cho trẻ sơ sinh đi khám tổng quát hay không là nỗi lo lớn của các bậc cha mẹ.

Bạn đang đọc: Có nên cho trẻ sơ sinh đi khám tổng quát không? Khám những gì?

1. Bệnh lý hay gặp ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị tấn công bởi virus, vi khuẩn gây bệnh. Nếu không quan tâm, theo dõi sát sao thì sức khỏe của trẻ rất dễ bị ảnh hưởng. Dưới đây là một số vấn đề sức khỏe mà trẻ sơ sinh dễ mắc phải đó là:

1.1. Viêm đường hô hấp trên

Đây là một trong các bệnh mà trẻ sơ sinh thường hay gặp phải nhất, với các triệu chứng như: 

– Sốt cao thành cơn, từ 38 – 40 độ C.

– Sổ mũi, chảy nước mũi, nhiều dịch, loãng, trong, không có mùi hôi.

– Ho thành cơn, ho có đờm.

– Khó thở là triệu chứng dễ nhận biết nhất của viêm đường hô hấp trên. Dấu hiệu này cho thấy bệnh này đã trở nặng, khiến việc thở của trẻ trở nên khó khăn hơn và tạo ra những tiếng khò khè.

– Khó khăn khi nuốt nước bọt.

Nếu không được kiểm tra, chữa trị kịp thời thì dễ khiến trẻ rơi vào trạng thái tím tái. Lúc này đã ở tình trạng rất nặng và có nguy cơ xảy ra nhiều rủi ro cho trẻ.

1.2. Viêm tai giữa

Viêm tai giữa thường xuất phát điểm từ các bệnh viêm mũi, họng do không được phát hiện điều trị sớm và dứt điểm. Nếu cha mẹ vệ không vệ sinh tai tốt, không đúng cách vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào tai trẻ gây bệnh. Từ đó khiến niêm mạc tai bị tổn thương, viêm nhiễm cùng với tích tụ dịch mủ nên gây không ít khó chịu và đau đớn cho trẻ, kèm biểu hiện ở trẻ:

– Hay lắc đầu, lấy tay dụi tai

– Có nước hoặc dịch mủ chảy từ trong tai ra ngoài.

1.3. Vàng da

Vàng da là hiện tượng hay gặp ở trẻ sơ sinh. Vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý là hai loại hay xuất hiện ở trẻ sơ sinh.

– Vàng da sinh lý:

+ Trẻ sẽ có biểu hiện vàng da nhẹ trong khoảng từ 3 ngày sau sinh và sau 7 ngày sẽ hết dần.

+ Với mức độ nhẹ như xuất hiện ở mặt, cổ, phía trên rốn.

+ Không xuất hiện các dấu hiệu bất thường như thiếu máu, bỏ bú,…

Với các dấu hiệu này thì chỉ cần cố gắng cho bé bú đầy đủ, cơ thể sẽ tự đào thải và tình trạng này sẽ dần biến mất.

– Vàng da bệnh lý:

+ Xuất hiện sớm từ 1-2 ngày sau sinh,

+ Không chỉ đơn thuần xuất hiện ở mặt mà ở chân, tay, lưng,…

+ Vàng da sẽ không tự hết sau khoảng 2 tuần sau sinh,

+ Xuất hiện các triệu chứng bất thường nhu nôn trớ, sốt nhẹ, quấy khóc,…

Có nên cho trẻ sơ sinh đi khám tổng quát không? Khám những gì?

Vàng da là một hiện tượng thường gặp trẻ sơ sinh

1.4. Tiêu chảy – Táo bón

Trẻ sơ sinh không giống như người lớn chúng ta, không phải bé cứ đi ngoài trên 3 lần/ngày là tiêu chảy đâu nhé. Nhưng cha mẹ nên chú ý khi gặp các triệu chứng sau:

– Trẻ có số lần đi ngoài nhiều hơn so với bình thường.

– Đi ngoài phân lỏng và có mùi tanh, có thể xuất hiện các vệt máu,

– Bé có dấu hiệu mệt mỏi, hay quấy khóc, khóc ít chảy hoặc không chảy nước mắt.

Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng bị chậm tiêu. Nếu trẻ có các biểu hiện sau thì cha mẹ cần lưu ý

– Đi ngoài ít hơn bình thường, khoảng 1-2 ngày mới đại tiện một lần.

– Bụng lúc nào cũng trong tình trạng phình to và sờ thành bụng thấy cứng. 

– Phân sẽ khô, hình viên nhỏ và có màu đen, xám hoặc sẽ có thêm vài vệt máu.

2. Cha mẹ có nên cho trẻ sơ sinh đi khám tổng quát ?

Trẻ sơ sinh mới chào đời có hệ miễn dịch vô cùng yếu, nên trong những tháng đầu, cha mẹ hãy để ý và nên cho trẻ sơ sinh đi khám tổng quát. Việc kiểm tra sức khỏe tổng quát sẽ mang lại rất nhiều ý nghĩa:

– Sự phát triển của bé: giúp bố mẹ theo dõi được sự phát triển của trẻ có đúng với yêu cầu của độ tuổi hay không.

– Cha mẹ sẽ được chỉ dẫn cụ thể về các vấn đề tiêm phòng cho bé. Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất, giúp cơ thể trẻ có đề kháng tốt hơn để tránh được các tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể.

– Cha mẹ nhận tư vấn cách thức chăm sóc sức khỏe khoa học từ chế độ dinh dưỡng, vệ sinh sạch sẽ,…

Qua những ý nghĩa trên thì cha mẹ hiểu được tầm quan trọng có nên cho trẻ sơ sinh đi khám tổng quát hay không rồi chứ.

Tìm hiểu thêm: Các lưu ý chọn danh mục khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên

Có nên cho trẻ sơ sinh đi khám tổng quát không? Khám những gì?

Khám tổng quát cho trẻ sơ sinh giúp cha mẹ theo dõi được sự phát triển của trẻ

3. Khám tổng quát cho trẻ sơ sinh bao gồm những gì?

3.1. Khám lâm sàng

Ở bước khám này, trẻ sẽ được khám lần lượt

– Khám tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, thận – tiết niệu; thần kinh, tâm thần và các vấn đề lâm sàng khách. Các chỉ số BMI, cân nặng và chiều cao góp phần phát hiện và đánh giá các yếu tố đánh giá về bệnh lý và thể lực.

– Khám mắt.

– Khám răng hàm mặt.

– Khám tai mũi họng thường.

– Khám da liễu.

– Khám chuyên khoa dinh dưỡng.

Đối với các bé trai sẽ được khám ngoại. Mục đích là để phát hiện một số bệnh lý về hẹp bao quy đầu, tinh hoàn ẩn, tràn dịch màng tinh hoàn.

3.2. Xét nghiệm

Việc xét nghiệm máu có thể kiểm tra đánh giá và định lượng những thành phần hay nhóm chất khác nhau có trong máu. Thông qua kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ đánh giá được:

– Tình trạng thiếu máu.

– Có sự xuất hiện bệnh tiểu đường hay không.

– Tầm soát 2 loại viêm gan B,C.

– Kiểm tra yếu tố sắt có trong máu.

– Kịp thời phát hiện các bệnh lý về thận – tiết niệu.

3.3. Chẩn đoán hình ảnh

Với danh mục chẩn đoán hình ảnh bé sẽ được tiến hành siêu âm ổ bụng và chụp X-quang.

Với siêu âm ổ bụng giúp phát hiện kịp thời một số bệnh lý các tạng trong ổ bụng (gan, thận, lách, tụy).

Với chụp X-quang sẽ giúp phát hiện các bệnh lý tim phổi của trẻ.

Có nên cho trẻ sơ sinh đi khám tổng quát không? Khám những gì?

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu quy định mới nhất về khám sức khỏe cho nhân viên

Trẻ sơ sinh sẽ được thăm khám đầy đủ các danh mục cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe

Để có được kết quả thăm khám chính xác nhất, cha mẹ nên lựa chọn địa chỉ y tế uy tín. Nếu đang còn phân vân, cha mẹ có thể tham khảo qua Hệ thống y tế Thu Cúc TCI. Đây là địa chỉ được các bậc cha mẹ trao niềm tin bởi hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại được nhập trực tiếp từ nước ngoài, đội ngũ y bác sĩ đầu ngành thăm khám. Đồng thời ở TCI có khu vực khám dành riêng cho bé, được thiết kế thân thiện và mang đến cho bé cảm giác thoải mái vô cùng.

Như vậy, có nên cho trẻ sơ sinh đi khám tổng quát đã được giải đáp qua bài viết trên. Việc khám tổng quát cho trẻ ngay từ sớm sẽ giúp cha mẹ nắm bắt được tình trạng sức khỏe cũng như nguy cơ mắc bệnh nếu có. Hãy luôn cho trẻ đi khám tổng quát ít nhất mỗi năm 1 lần cha mẹ nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *