Có nên nhổ răng khôn không? Răng khôn được bảo tồn khi nào?

Răng khôn là một loại răng không có tác dụng gì mà còn khiến người bệnh khó chịu và có thể gây ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy có nên nhổ răng khôn hay không? Răng khôn được bảo tồn khi nào?

Bạn đang đọc: Có nên nhổ răng khôn không? Răng khôn được bảo tồn khi nào?

1. Tổng quan về răng khôn

Miệng của bạn sẽ trải qua nhiều thay đổi khác nhau trong đó một trong những cột mốc quan trọng chính là sự xuất hiện của răng khôn (răng số 8, răng hàm số 3). Răng khôn là một loại răng thuộc bộ răng hàm, mọc ở 4 góc cuối cùng khi các răng trưởng thành khác đã mọc đủ nên thường mọc chen chúc, xô lệch và gây ảnh hưởng đến những răng bên cạnh. Với một người mọc đủ răng sẽ có 4 chiếc răng khôn, tuy nhiên trên thực tế một người thường không có răng khôn nào, có 1 đến 2 răng khôn và rất hiếm người có đến răng khôn thứ 3.

Có nên nhổ răng khôn không? Răng khôn được bảo tồn khi nào?

Răng khôn thường mọc khi cung hàm đã phát triển và mọc đủ răng trưởng thành nên răng khôn phát triển bất thường theo nhiều hướng khác nhau

2. Có nên nhổ răng khôn không?

Vậy có nên nhổ răng khôn không? Câu trả lời là tùy vào từng trường hợp. Sau khi thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng tại các cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ sẽ có chỉ định chính xác nhất cho người bệnh.

2.1 Trường hợp nên nhổ răng khôn

– Răng khôn mọc gây ra các biến chứng như đau, u nang, nhiễm trùng tái phát hay gây ảnh hưởng đến những răng bên cạnh.

– Giữa răng khôn và những răng bên cạnh có những khe giắt.

– Răng mọc thẳng nhưng không có răng đối diện ăn khớp khiến cho răng trồi ra và tạo bậc thang giữa các răng khiến cho nướu bị lở loét.

– Hình dạng răng bất thường, dị dạng gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, có nguy cơ gây ra viêm nha chu, sâu răng nên cần phải được chỉ định nhổ.

– Răng khôn có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh toàn thân khác.

2.2 Trường hợp răng khôn được bảo tồn

Tuy nhiên, không phải cứ có răng khôn là đều phải nhổ. Nếu răng khôn thuộc các trường hợp sau thì không cần phải nhổ:

– Răng mọc thẳng, không bị kẹt bởi mô xương và nướu và không gây biến chứng.

– Bệnh nhân bị mắc các bệnh lý mạn tính như rối loạn đông máu, tim mạch, đái tháo đường…nên có nguy cơ bị biến chứng nếu như nhổ răng khôn.

– Răng khôn có liên quan đến những cấu trúc quan trọng của xoang hàm, dây thần kinh…

2.3 Tác hại nếu không nhổ răng khôn sớm

Nếu răng khôn của bạn thuộc trường hợp phải nhổ nhưng bạn lại không điều trị sớm thì sẽ gây ra những tình trạng như:

– Có khe giắt thức ăn vào khe hở giữa răng khôn và những răng bên cạnh, gây nên tình trạng sâu răng, viêm nha chu hay lở loét nướu hàm.

– Các răng bị xô lệch, tiêu xương và ảnh hưởng đến cấu trúc răng.

– Có khả năng gây ra viêm lợi trùm răng khôn, dẫn đến lợi bị nhiễm trùng và viêm tấy quanh răng.

– Nguy cơ biến chứng thành viêm mô tế bào, khiến người bệnh đau nhức, sưng tấy và thậm chí bị cứng hàm hoàn toàn.

– Có thể bị u nguyên bào men và phải điều trị bằng cách cắt đoạn xương hàm.

– Gây ra các bệnh lý toàn thân như tim mạch, đái tháo đường hay bệnh về máu…

Tìm hiểu thêm: Nhổ răng khôn mọc ngầm bằng phương pháp nào hiệu quả?

Có nên nhổ răng khôn không? Răng khôn được bảo tồn khi nào?

Nếu không điều trị sớm thì răng khôn sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe

3. Nhổ răng khôn đúng chuẩn được tiến hành như thế nào?

3.1 Kiểm tra tổng quát

Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát: Hỏi về tiền sử bệnh lý, kiểm tra răng miệng và tình trạng của răng khôn. Việc này sẽ giúp bác sĩ xác định xem bạn có bệnh lý gì cần phải điều trị trước và có đủ điều kiện thực hiện nhổ răng khôn không.

3.2 Chụp X-quang

Việc chụp X-quang vô cùng quan trọng trong việc giúp chẩn đoán và đưa ra được phác đồ điều trị bệnh răng miệng. Dựa vào hình ảnh chụp này kết hợp với thăm khám tổng quát, bác sĩ sẽ xác định được hướng mọc, vị trí mọc răng cũng như những tổn thương răng gặp phải. Ngoài thăm khám và chụp X-quang, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số yêu cầu khác liên quan đến xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh.

3.3 Vệ sinh răng miệng và gây tê

Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ vệ sinh khoang miệng người bệnh sạch sẽ và đảm bảo tình trạng vô trùng ở vị trí nhổ răng.

3.4 Nhổ răng khôn

– Nhổ răng khôn bằng phương pháp truyền thống có chi phí thấp vì chỉ sử dụng những dụng cụ đơn giản để đưa răng khôn ra ngoài, sau đó khâu vết phẫu thuật lại và vệ sinh khoang miệng. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là có thể gây chảy máu, đau đớn hay biến chứng nếu như thực hiện ở các cơ sở y tế kém chất lượng.

– Nhổ răng khôn bằng phương pháp sóng siêu âm Piezotome được cải tiến bằng việc dưới tác động sóng siêu âm cao tần, mũi khoan mỏng nhẹ nhàng bóc tách nướu và đưa răng khôn ra. Sau đó, sóng siêu âm cũng khóa mạch máu lại nhanh chóng để hạn chế tình trạng sưng viêm. Phương pháp này được đánh giá có tính an toàn cao, không gây đau nhức, biến chứng, chảy máu, có thể nhổ nhiều răng một lúc và vết thương mau lành.

Có nên nhổ răng khôn không? Răng khôn được bảo tồn khi nào?

>>>>>Xem thêm: Tầm soát ung thư đại trực tràng như thế nào để hiệu quả?

Nhổ răng khôn bằng sóng siêu am Pieztome được áp dụng tại hầu hết những bệnh viện lớn uy tín hàng đầu

Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông hữu ích để trả lời câu hỏi “có nên nhổ răng không”. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ với bác sĩ ở các cơ sở nha khoa uy tín để được giải đáp nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *