Tình trạng răng mọc ngầm đã xảy ra ở rất nhiều người và nhiều vị trí răng khác nhau. Nhìn chung, chúng đều là biểu hiện bất thường và đem đến những ảnh hưởng không tốt. Trong số đó, răng nanh mọc ngầm cũng là vị trí răng nhận được rất nhiều quan tâm và thắc mắc. Liệu hiện tượng này có nguy hiểm không và làm cách nào để điều trị?
Bạn đang đọc: Có nên nhổ răng nanh mọc ngầm?
1. Tổng quan về răng nanh và răng nanh mọc ngầm
Hàm răng của người trưởng thành gồm có 4 răng nanh, 2 răng ở trên và 2 răng ở dưới
Khi trưởng thành, con người sẽ sở hữu hàm răng hoàn thiện với 32 chiếc. Trong đó, răng nanh ở vị trí thứ 3 nên còn được gọi là răng số 3. Một người sẽ có tất cả 4 chiếc răng nanh và chia đều cho 2 hàm trên, dưới.
Răng nanh mọc ngầm là khi răng có trong xương hàm nhưng lại không mọc ra ngoài. Khi đó, khám lâm sàng sẽ không thấy sự xuất hiện của răng số 3. Nếu so sánh, trong những răng mọc ngầm, tình trạng mọc ngầm ở răng nanh chiếm chỉ lệ chỉ sau răng khôn. Và thường, tình trạng này sẽ xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
2. Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng răng nanh mọc ngầm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng răng mọc ngầm. Trong đó, hay gặp nhất là 2 nguyên nhân sau đây:
– Trong thời kỳ thay răng sữa, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên. Thế nhưng, vì răng sữa rụng khá muộn, răng vĩnh viễn sẽ không có đủ chỗ trống để mọc. Từ đó, tình trạng răng mọc ngầm xuất hiện.
– Ngoài ra, trong quá trình mọc răng, trường hợp chân răng chậm hình thành có thể dẫn tới răng mọc ngầm. Đồng thời, mỗi răng sẽ có sự hình thành, phát triển khác nhau. Ví dụ như răng cửa bên phát triển kém hoặc nhổ răng quá sớm, mầm răng bị mọc lệch lạc cũng là những yếu tố tác động khiến răng nanh bị mọc ngầm.
– Một số những nguyên nhân khác như yếu tố di truyền, phóng xạ, khe hở môi, nội tiết, răng chấn thương hay nhổ răng quá sớm cũng có khả năng gây ra tình trạng răng mọc ngầm.
3. Những nguy cơ biến chứng từ răng nanh mọc ngầm
Tìm hiểu thêm: Hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai: Có thực sự nguy hiểm?
Tuy không rắc rối và nguy hiểm như răng khôn nhưng nếu không điều trị kịp thời, răng nanh bị mọc ngầm cũng sẽ gây ra những biến chứng đáng ngại
Răng khôn và răng nanh là 2 trường hợp răng mọc ngầm thương gặp nhất. Tuy nhiên, những biến chứng của răng khôn mọc ngầm lại nguy hiểm hơn nhiều so với răng nanh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa tình trạng mọc ngầm của răng nanh không để lại biến chứng. Trong trường hợp không được điều trị đúng cách và kịp thời, đây cũng sẽ là mối đe dọa với nhiều người.
Những biến chứng thường gặp khi răng nanh bị mọc ngầm điển hình là: dính khớp, bị mất nhiều khoảng cách, bị lệch đường giữa, nguy cơ bị tiêu răng bên cạnh, nang thân răng, … Những biến chứng này hầu hết đều liên quan tới thao tác gắn mắc cài thất bại. Từ đó dẫn đến những trường hợp nguy hiểm. Ví dụ như bị tụt lợi, mất xương và kéo theo nhiều những biến chứng như trên.
4. Có nên nhổ răng nanh bị mọc ngầm?
Trên cung hàm, răng nanh đóng một vai trò rất quan trọng. Do đỏ, khi nhổ bỏ răng nanh sẽ không chỉ gây đau nhức. Nó còn ảnh hưởng tới cả những răng xung quanh. Đối với trường hợp răng nanh bị mọc ngầm, có nhiều phương pháp khác để điều trị. Vì vậy, việc nhổ bỏ không phải lúc nào cũng cần thiết.
Để tìm ra phương pháp tối ưu điều trị răng nanh bị mọc ngầm, người bệnh cần đi kiểm tra nha khoa. Các bác sĩ sau khi nắm được tình trạng sẽ đề nghị thực hiện những cách điều trị tối ưu nhất. Trừ những trường hợp bắt buộc không thể giữ lại răng, bác sĩ mới đề nghị nhổ bỏ. Còn tiêu chí được ưu tiên vẫn là những phương pháp điều trị duy trì, bảo tồn răng thật bên ngoài. Đồng thời, bệnh nhân sẽ áp dụng một số thủ thuật nha khoa. Điều này để sắp xếp hàm răng lại sao cho đúng vị trí.
5. Các cách điều trị răng nanh mọc ngầm
Bên cạnh nhổ bỏ, có một vài phương pháp được áo dụng để điều trị răng nanh bị mọc ngầm. Và sau đây là phương pháp thường được áp dụng nhất với quy trình 2 bước cơ bản:
5.1 Phẫu thuật làm bộc lộ răng ngầm
Phẫu thuật bộc lộ răng là phương pháp thường được chỉ định trong các trường hợp răng mọc chậm hoặc mọc ngầm hoặc mọc lệch chỗ trong niêm mạc. Cách điều trị này yêu cầu cần thực hiện rất nhiều kỹ thuật. Ví dụ như cắt lợi, vạt lại tại chỗ ở phía tiền đình. Đồng thời, bác sĩ sẽ đưa vạt đẩy về phía trước, vạt trượt sang phía 2 bên, … Do dó, phẫu thuật làm bộc lộ răng ngầm cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Cùng với đó là kiểm tra kỹ lưỡng để xác định được kỹ thuật phù hợp nhất với từng trường hợp bệnh nhân.
5.2 Chỉnh nha để kéo răng ra ngoài, sắp xếp lại vị trí
Sau khi đã hoàn tất phẫu thuật bộc lộ răng nanh ngầm, bước tiếp theo cần thực hiện chính là nắng chỉnh răng để sắp xếp các răng về với đúng vị trí trên cung hàm. Mục tiêu của quy trình này chính là đưa các răng về đúng vị trí của mình, trả lại hàm rằng đều, thẳng hàng, không xô lệch mà không làm bị co viền lợi. Bác sĩ sẽ chỉ tiến hành bộc lộ răng và làm thẳng hàng khi đã có đủ vị trí cho răng nanh mọc lên. Điều này có nghĩa bước này thường được thực hiện ở cuối giai đoạn làm phẳng.
>>>>>Xem thêm: Các bệnh viêm mãn tính làm tăng nguy cơ ung thư
Để tìm ra phương pháp điều trị răng nanh mọc ngầm phù hợp, người bệnh nên thực hiện kiểm tra tại nha khoa ngay khi có dấu hiệu để việc điều trị được tiến hành sớm, đem lại hiệu quả tối ưu
Đó là 2 bước điều trị răng mọc ngầm thông dụng nhất. Tuy nhiên, nếu như răng rơi vào trường hợp mọc ngầm dị dạng, mọc ngược hoặc cản trở quá nhiều vị trí, phát hiện muộn, … thì buộc bác sĩ cần cân nhắc về phẫu thuật lấy bỏ răng mọc ngầm.
Tóm lại, răng mọc ngầm là một tình trạng bất thường về răng miệng rất hay gặp phải. Đặc biệt, răng nanh đóng vai trò quan trọng trong khớp cắn cũng như tính thẩm mỹ, việc cố gắng điều trị để giữ lại răng nanh rất cần thiết. Do đó, mọi người nên rèn luyện thói quen kiểm tra nha khoa định kỳ để có thể kịp thời xử lý mọi vấn đề. Thói quen này cần được duy trì cả thời gian sau điều trị để đảm bảo hiệu quả điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.