Răng số 6 hay còn được gọi là răng cấm, đảm nhiệm chức năng quan trọng của hàm răng. Nhổ răng số 6 hàm trên thường được chỉ định khi răng gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như sâu nặng, viêm tủy cấp, áp xe ổ xương răng.
Bạn đang đọc: Có nên nhổ răng số 6 hàm trên hay không?
1. Răng số 6 hàm trên là gì?
Người trưởng thành có từ 28 tới 32 chiếc răng trên cung hàm. Răng số 6 (răng cấm) là răng cối có kích thước lớn nhất trên hàm và có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo thức ăn nhai chính. Răng cấm bắt đầu mọc trong giai đoạn từ 6-8 tuổi. Không giống với những chiếc răng khác, răng số 6 chỉ mọc một lần và không mọc thêm bất kỳ lần nào nữa.
Đặc trưng của răng số 6 ở cả hàm trên và hàm dưới:
– Răng đầu tiên mọc vĩnh viễn trên cung hàm, không mọc thay thế bằng chiếc nào khác.
– Răng số 6 có chân và chân răng lớn, diện tích mặt nhai rộng.
– Răng nằm khá khuất trên cung hàm khiến mọi người khó vệ sinh răng miệng hơn so với các răng ở vị trí khác.
– Tổ chức quanh răng bao gồm mạch máu, dây chằng, dây thần kinh nhiều hơn so với các răng khác.
Răng số 6 có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo thức ăn nhai chính
Răng số 6 hàm trên mọc ở cung hàm trên trong khoang miệng. Nếu răng gặp phải các vấn đề như viêm tủy, sâu răng nặng, mọc lệch lạc… có thể gây ra rất nhiều hệ lụy như:
– Làm giảm lực nhai do răng số 6 và răng số 4 có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động nhai của con người. Nếu răng gặp phải các vấn đề bệnh lý, chức năng nhai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
– Ảnh hưởng tới các răng khác hoặc gây viêm lợi, viêm nha chu, khiến cơ hàm bị mỏi và có thể gây rối loạn khớp thái dương hàm.
– Gây khó khăn cho quá trình vệ sinh răng miệng do thức ăn dễ dàng bám vào các kẽ răng sâu.
– Lực nhai giảm sút khiến thức ăn không được nghiền nát kỹ, gây hạn chế trong quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Từ đó khiến cho hệ tiêu hóa mắc phải một số vấn đề như đau dạ dày.
– Gây ra tình trạng hôi miệng do vi khuẩn phát triển trong kẽ răng, trong nướu.
– Khiến người bị các tình trạng này trở nên thiếu tự tin trong giao tiếp.
2. Có nên nhổ răng số 6 hàm trên hay không?
Thông thường, khi răng gặp phải các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ và trồng răng mới bằng nhiều phương pháp hiện đại. Tuy nhiên, răng số 6 là răng cấm, có hệ thống dây thần kinh xoang hàm nên việc có thể nhổ bỏ được hay không khiến nhiều người thắc mắc.
Trên thực tế, nhổ răng số 6 có thể được thực hiện trong các trường hợp được bác sĩ chỉ định để đảm bảo sức khỏe cũng như không gây hại tới hệ thống dây thần kinh bên trong.
Nếu muốn nhổ răng bạn cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để được:
– Bác sĩ có chuyên môn cao thăm khám, xác định đúng tình trạng răng trước khi quyết định có nên nhổ răng hay không. Nếu tình trạng răng có thể khắc phục bằng các biện pháp y học khác, bạn có thể không cần phải nhổ răng. Nếu tình trạng răng quá nghiêm trọng cần phải nhổ, bác sĩ có chuyên môn cao cũng sẽ đưa ra các phương pháp nhổ và phác đồ điều trị phù hợp nhất để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tính mạng của bạn.
– Sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại để đảm bảo an toàn, hiệu quả cho quá trình nhổ răng, tránh tình trạng gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh làm giảm sút lực nhai của hàm.
– Quy trình đơn giản, nhanh gọn giúp giảm đau nhức, hạn chế chảy máu để không ảnh hưởng tới sức khỏe người cần nhổ răng.
– Môi trường vô trùng, ngăn chặn vi khuẩn có thể xâm nhập khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
Tìm hiểu thêm: Các mốc quan trọng cần xét nghiệm dị tật thai nhi khi nào?
Nhổ răng số 6 hàm trên cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao tại cơ sở nha khoa uy tín
3. Các phương pháp trồng lại răng số 6
Sau khi nhổ răng cấm, để đảm bảo chức năng nhai cũng như thẩm mỹ cho khuôn mặt, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp trồng răng phù hợp với tình trạng của từng người.
Hiện nay, có 3 phương pháp phục hình răng đã mất được áp dụng phổ biến trong trường hợp nhổ răng cấm hàm trên. Cụ thể:
– Sử dụng hàm răng giả tháo lắp, lắp trực tiếp vào hàm khi nhai. Tuy nhiên phương pháp này không được đánh giá cao do không có tính cố định, dễ bị lệch và độ bền không cao.
– Bắc cầu răng sứ cho răng cấm bị nhổ. Bác sĩ tiến hành mài răng bên cạnh để làm trụ răng. Sau đó tiến hành gắn nhịp cầu răng sứ gồm 3 răng để chụp cố định lên hai răng đã mài. Phương pháp này giúp đảm bảo chức năng nhai và thẩm mỹ cho khuôn mặt. Tuy nhiên, cẩu răng sứ không có chân răng nên về lâu dài, phương pháp này vẫn không thể ngăn được tình trạng tiêu xương ở vị trí răng số 6 đã bị nhổ.
– Cây ghép Implant là phương pháp mang lại hiệu quả vượt trội cao nhờ cấu tạo như một chiếc răng thật hoàn chỉnh với thân răng và phần “chân” làm khớp nối. Bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép trụ implant vào vị trí răng số 6 đã bị nhổ để phục hình lại hàm răng, đảm bảo chức năng nhai và thẩm mỹ cho khuôn mặt.
>>>>>Xem thêm: Khám thai 22 tuần: Thời điểm vàng để kiểm tra dị tật thai nhi
Phục hình răng số 6 bằng phương pháp cấy ghép Implant
4. Lưu ý sau khi nhổ răng số 6
Nhổ răng là một thủ thuật phức tạp, có thể ảnh hưởng tới toàn bộ cung hàm và dây thần kinh nếu không được thực hiện tại các cơ sở nha khoa uy tín, chuyên nghiệp với hệ thống máy móc an toàn. Đồng thời, để đảm bảo quá trình phục hồi vết thương nhanh chóng, sau khi nhổ răng cấm, bạn cần:
– Chườm đá áp vào má phía răng bị nhổ để giảm sưng khoảng 10 phút mỗi lần.
– Gắn bông gạc cầm máu, đồng thời thay bông sau khoảng 30 phút cho đến khi máu ngừng chảy.
– Sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ chỉ định để giảm đau, chống viêm… trong trường hợp cần thiết.
– Không hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích ngay cả khi không nhổ răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
– Chải răng nhẹ nhàng, tránh chạm vào vị trí vết thương để không gây xuất huyết.
– Súc miệng nhẹ nhàng bằng dung dịch có độ sát khuẩn, chống viêm dành riêng cho răng miệng.
– Tránh ăn thức ăn quá cứng, dai, quá lạnh hoặc quá nóng để bảo vệ răng và nướu.
Lưu ý: Sau khoảng từ 3-5 ngày mà các cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm, thấy có mủ chảy ra từ vết nhổ thì bạn cần tới ngay các cơ sở nha khoa để được xử lý kịp thời bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, viêm nhiễm vết mổ.
Như vậy, có thể thấy răng số 6 rất quan trọng tới chức năng nhai cũng như thẩm mỹ cho khuôn mặt. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần tới các cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện thủ thuật nhổ răng số 6 hàm trên khi răng mắc phải các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng. Đồng thời, chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách để giúp vết thương nhanh lành hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.