Có nên niềng răng không và nên chọn phương pháp nào?

Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha giúp “sắp xếp” lại các răng trên cung hàm. Ngoài việc khắc phục được các vấn đề về răng hô, thưa, móm… thì niềng răng vẫn có những nhược điểm riêng. Vậy có nên niềng răng không và nên chọn phương pháp nào?

Bạn đang đọc: Có nên niềng răng không và nên chọn phương pháp nào?

1. Điểm danh 3 phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phương pháp niềng răng, mà mỗi phương pháp lại có những ưu điểm, nhược điểm riêng.

1.1. Có nên niềng răng bằng phương pháp mắc cài kim loại?

– Phương pháp niềng răng kim loại có những ưu điểm sau:

+ Có chi phí rẻ nhất trong tất cả các phương pháp niềng răng;

+ Có lực kéo mạnh nên các răng sẽ nhanh chóng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm;

+ Đối với các bạn nhỏ thì được thỏa thích lựa chọn dây thun trong bộ khí cụ khi niềng;

+ Là phương pháp phù hợp với nhiều người, nhiều trường hợp;

– Những nhược điểm của niềng răng mắc cài:

+ Tính thẩm mỹ không cao, thậm chí là thấp nhất, khiến người đeo niềng thường cảm thấy tự ti;

+ Hạn chế trong việc chọn đồ ăn, cụ thể là người dùng cần tránh xa các món dính và dẻo;

+ Người dùng có thể bị kích ứng ở lưỡi, má trong và nướu răng. Do đó, những ai bị dị ứng với kim loại thì không nên chọn phương pháp này;

+ Người dùng sẽ có cảm giác đau nhức khi mới niềng hoặc sau mỗi lần siết dây cung;

+ Vì kết cấu phức tạp nên việc vệ sinh răng miệng cũng khó khăn hơn các phương pháp khác;

Có nên niềng răng không và nên chọn phương pháp nào?

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp có chi phí rẻ nhất trong tất cả các phương pháp niềng răng.

1.2. Có nên niềng răng bằng mắc cài sứ?

– Những ưu điểm của phương pháp niềng răng với mắc cài bằng sứ:

+ Lực tác dụng lên răng ổn định, hiệu quả không thua kém mắc cài kim loại;

+ Đem lại tính thẩm mỹ cao vì mắc cài bằng sứ có màu tự nhiên như răng thật;

+ Thời gian nắn chỉnh ngắn hơn, số lần thăm khám định kỳ ít hơn so với mắc cài kim loại;

+ Các dây thun ở được sử dụng trong phương pháp này có độ đàn hồi cao hơn;

+ Phù hợp với nhiều người bệnh;

– Những nhược điểm của phương pháp niềng răng mắc cài sứ:

+ Chi phí cao hơn so với phương pháp niềng răng bằng mắc cài kim loại;

+ Mắc cài bằng sứ dễ nứt vỡ, sứt mẻ hơn mắc cài kim loại;

+ Người niềng răng bằng mắc cài sứ cần hạn chế vận động mạnh và ăn các món dai, cứng;

Có nên niềng răng không và nên chọn phương pháp nào?

Niềng răng mắc cài sứ có chi phí cao hơn so với phương pháp niềng răng bằng mắc cài kim loại.

1.3. Có nên niềng răng bằng phương pháp invisalign?

– Phương pháp niềng răng trong suốt invisalign có những ưu điểm gì?

+ Dễ dàng tháo lắp;

+ Khay niềng làm từ nhựa y tế, đảm bảo an toàn, không gây hại cho sức khỏe và phù hợp với mọi lứa tuổi;

+ Tiết kiệm thời gian vì trung bình 6 – 8 tuần, người bệnh mới cần tái khám;

+ Thẩm mỹ tuyệt đối: Việc đeo khay niềng trong suốt khiến người đối diện rất khó để phát hiện người bệnh đang niềng răng;

+ Công nghệ hiện đại, người bệnh có thể biết trước kết quả niềng răng qua ứng dụng riêng;

– Phương pháp niềng răng invisalign có những nhược điểm gì?

+ Giá thành cao nhất trong tất cả các phương pháp;

+ Tác động lên răng rất thấp nên thời gian nắn chỉnh rất lâu;

+ Chỉ phù hợp với những trường hợp răng hô, móm, thưa… ở mức độ nhẹ;

Tìm hiểu thêm: Gợi ý 5 cách điều trị hôi miệng sâu răng an toàn và hiệu quả tại nhà

"Có nên niềng răng bằng phương pháp invisalign" là thắc mắc của rất nhiều người.

Có nên niềng răng bằng phương pháp invisalign” là thắc mắc của rất nhiều người.

2. Cần lưu ý gì trước khi tiến hành niềng răng?

Niềng răng là cả một quá trình rất dài, thậm chí lên đến vài năm. Do đó, dù chọn phương pháp nào thì người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau:

2.1. Xác định chính xác tình trạng răng miệng

Trước khi tìm câu trả lời cho thắc mắc “có nên niềng răng không?” thì chúng ta cần phải xác định chính xác tình trạng răng miệng. Việc này sẽ giúp người bệnh lựa chọn phương pháp chỉnh nha phù hợp và hiệu quả. Một số trường hợp cần chỉnh nha gồm:

– Răng hô hoặc móm: Là trường hợp răng mọc chìa ra phía trước hoặc hướng vào bên trong;

– Răng mọc khấp khểnh, lệch lạc, không thẳng hàng;

– Răng thưa;

– Lệch khớp cắn;

2.2. Tìm hiểu kỹ và lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín

Tuy niềng răng không phải một phẫu thuật ngoại khoa xâm lấn nhưng gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một thời gian. Vì vậy, lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín và bác sĩ có tay nghề sẽ giúp quá trình niềng diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, ít rủi ro và biến chứng nhất.

Bên cạnh đó, các bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn cũng sẽ đưa ra được những tư vấn về việc lựa chọn phương pháp niềng phù hợp. hiệu quả. Bởi lẽ, như đã phân tích, mỗi phương pháp lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với cấu trúc răng, nhu cầu và điều kiện của mỗi người.

Có nên niềng răng không và nên chọn phương pháp nào?

Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín và bác sĩ có tay nghề sẽ giúp quá trình niềng diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, ít rủi ro và biến chứng nhất.

3. Cần lưu ý gì sau khi tiến hành niềng răng?

Việc chăm sóc sau niềng răng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả niềng răng. Từ chế độ vệ sinh, dinh dưỡng đến những thói quen sinh hoạt… đều có tác động nhất định đến lộ trình dịch chuyển của các răng trên cung hàm.

3.1. Vệ sinh và chăm sóc răng niềng

Sau khi đeo niềng răng, nhất là niềng răng mắc cài, người bệnh cần quan tâm hơn nữa việc vệ sinh răng miệng. Bởi lẽ, thức ăn rất dễ bị mắc kẹt tại mắc cài, dây cung. Lâu dần, các thức ăn thừa không được loại bỏ sẽ trở thành mảng bám và cao răng. Chúng không chỉ gây hôi miệng mà còn có nguy cơ sâu răng và các bệnh răng miệng khác.

Vì vậy, hãy thực hiện chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau mỗi khi ăn. Nên kết hợp cả chỉ nha khoa và súc miệng thường xuyên để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng.

3.2. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng

Nha sĩ khuyến cáo những người đeo niềng răng nên ăn các món mềm, loãng như súp, cháo, sữa và các món luộc kỹ, ninh nhừ. Bởi thời điểm sau khi niềng răng, người bệnh thường bị đau nhức răng.

Sau khi niềng khoảng 2 tuần, người bệnh có thể ăn uống thoải mái hơn. Tuy nhiên, để tránh bung, tuột, vỡ mắc cài và giúp quá trình niềng răng mau đạt hiệu quả, người bệnh vẫn cần lưu ý:

– Nên ưu tiên các món có lợi cho răng như: Trứng, sữa, phomai, ngũ cốc, khoai tây nghiền, rau củ quả tươi…

– Nên tránh xa các loại đồ ăn như: Kẹo cao su, thuốc lá, đồ ăn cứng hoặc dai, đồ ăn dẻo hoặc dính, đồ ăn nhiều đường…

Có nên niềng răng không và nên chọn phương pháp nào?

>>>>>Xem thêm: Cách xác định địa chỉ niềng răng uy tín

Nha sĩ khuyến cáo những người đeo niềng răng nên ăn các món mềm, loãng như súp, cháo, sữa và các món luộc kỹ, ninh nhừ.

3.3.Tuyệt đối tuân thủ lời dặn của bác sĩ

Trong suốt “hành trình” niềng răng sẽ có những dấu mốc bác sĩ cần tăng lực kéo của dây cung bằng cách: đeo dây thun tại nhà, đeo các khí cụ mặt ngoài… Người bệnh nên hợp tác và thực hiện để quá trình niềng răng mau chóng đạt hiệu quả tốt nhất.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên từ bỏ những thói quen xấu có hại cho răng như cắn bút, mút tay, cắn môi, dùng lưỡi đẩy răng… vì chúng sẽ làm ảnh hưởng đến việc dịch chuyển của răng.

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ đầy đủ các thông tin về các phương pháp chỉnh nha. Hy vọng với những thông tin này, người bệnh đã có thể hiểu hơn về việc có nên niềng răng hay không và nên lựa chọn phương pháp nào.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *