Tầm soát ung thư tuy không còn là định nghĩa mới mẻ nhưng vẫn mang lại sự thắc mắc, hoài nghi ở nhiều người. Có nên tầm soát ung thư hay không là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất. Bởi những e ngại, lo lắng ban đầu cũng như chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc làm này.
Bạn đang đọc: Có nên tầm soát ung thư và bắt đầu từ độ tuổi nào?
1. Tầm soát ung thư và những hiểu lầm ban đầu
Tầm soát ung thư là bước dự phòng ung thư hiệu quả, an toàn nhất hiện nay. Tuy nhiên, vẫn nảy sinh những hiểu lầm ban đầu, ai cũng mắc phải.
1.1. Chỉ thực hiện tầm soát khi có dấu hiệu nặng
Nhiều người nhận định việc tầm soát ung thư khi cơ thể đang khỏe mạnh là không cần thiết. Nhưng đây là suy nghĩa chủ quan của bản thân, mặc định không đau, không ốm là không có bệnh.
Thực tế, ung thư xuất hiện và diễn tiến âm thầm trong thời gian dài mà ta không hề hay biết. Đây là nhóm khối u ác tính ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Có nhiều dạng ung thư xuất phát từ những triệu chứng nhẹ ban đầu như:
– Mệt mỏi
– Thay đổi về cân nặng, sút cân không rõ lí do
– Đau cơ, đau khớp hoặc cảm giác đau ở một vị trí nào đó trên cơ thể.
– Sắc tố da thay đổi
– Chán ăn, ăn không ngon
Cơ thể khỏe mạnh không cần tầm soát ung thư là một suy nghĩ sai lầm
Những triệu chứng trên phần lớn bị xem nhẹ, chủ quan và gây nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Chỉ đến khi xuất hiện thêm các dấu hiệu nặng, với tần suất nhiều thì mới đi thăm khám. Kết quả hầu hết được nhận về là ung thư đã bước vào giai đoạn cuối. Hoặc giai đoạn ung thư đã tiến triển xa, khó điều trị triệt để.
1.2. Tốn thời gian và chi phí
Một trong những ngần ngại về tầm soát ung thư đó là thời gian và chi phí. Đây là 2 yếu tố nhiều người quan tâm và băn khoăn. Thậm chí, có người còn bày tỏ rằng “có nên tầm soát ung thư không trong khi nó tốn quá nhiều thời gian và chi phí của mình như vậy.”
Về thời gian, nhiều người ái ngại về việc xếp hàng dài chờ đợi khi thăm khám. Với nhịp sống nhanh bây giờ, sự nhanh chóng – gọn gàng là yêu cầu quan trọng. Chờ đợi cả ngày để thăm khám sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng công việc và cuộc sống cá nhân ít nhiều. Bên cạnh đó, thăm khám càng nhiều danh mục thì càng tăng cao chi phí. Việc bỏ ra một số tiền lớn là điều không cần thiết khi cơ thể chưa gặp vấn đề nghiêm trọng.
1.3. Không mang lại ý nghĩa gì
Vì chưa có nhận thức đầy đủ về hoạt động tầm soát ung thư, đa số sẽ nghĩ việc làm này không có ý nghĩa quan trọng. Hoặc mơ hồ, nhầm lẫn về ý nghĩa thực sự của nó. Thậm chí có người sẽ nghĩ nhiều nơi lợi dụng dịch vụ tầm soát để kiếm lời và không có tác dụng đối với người bệnh
Tầm soát ung thư với những danh mục cần thiết giúp phát hiện nhiều dấu hiệu tiền ung thư
2. Có nên tầm soát ung thư hay không?
Ung thư là kẻ thù nguy hiểm đối với sức khỏe chúng ta, do đó phát hiện sớm và điều trị kịp thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Có 3 bước dự phòng ung thư đó là:
– Bước 1: Phòng ngừa ngay từ ban đầu, trong thói quen, lối sống sinh hoạt nhằm hạn chế tiếp xúc các chất gây ung thư để ngăn cho bệnh ung thư tìm đến và khởi phát.
– Bước 2: Tầm soát phát hiện ung thư khi chưa có dấu hiệu của bệnh hoặc các dấu hiệu tiền ung thư.
– Bước 3: Tìm biện pháp điều trị tốt nhất để kéo dài tỷ lệ và thời gian sống sót cho bệnh nhân
Trong 3 bước trên, tầm soát ung thư là bước cần thiết và mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Không những thế, đây cũng là “cơ hội vàng” để chữa khỏi hoàn toàn và bảo vệ sức khỏe ở mức cao nhất. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời nếu bạn chủ động tầm soát ung thư:
– Phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư, các dấu hiệu bất thường có nguy cơ tiến triển thành ung thư dễ bị bỏ qua.
– Có khả năng chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện ung thư từ giai đoạn khởi phát.
– Tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian và công sức điều trị.
– Mang lại cảm giác an tâm, gạt bớt lo lắng, hoang mang cho người bệnh khi gặp phải những vấn đề bất thường.
– Nhận tư vấn về kế hoạch chăm sóc sức khỏe và những lưu ý trong định hướng điều trị.
– Trang bị và dự phòng sức khỏe tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng ung thư hạch bạch huyết
Chủ động tầm soát ung thư là cách bảo vệ sức khỏe khỏi những tác nhân ung thư nguy hiểm
Với những lợi ích trên, “Có” là câu trả lời cho thắc mắc có nên tầm soát ung thư hay không. Chủ động thực hiện sớm sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cũng như đảm bảo hiệu quả điều trị.
3. Nên tầm soát ung thư ở độ tuổi nào
Hiện nay có rất nhiều loại ung thư tấn công mạnh mẽ và gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với mọi đối tượng. Phổ biến nhất là ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại tràng/trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt,…Một số dạng ung thư đang có chiều hướng trẻ hóa độ tuổi một cách đáng báo động.
Độ tuổi khoảng 40 trở lên là thời điểm thích hợp thực hiện tầm soát ung thư. Tuy nhiên, tùy vào mỗi loại ung thư sẽ có khả năng xảy ra trong một nhóm đối tượng nhất định.
– Phụ nữ từ 40-54 nên thực hiện sàng lọc ung thư vú
>>>>>Xem thêm: Lạc nội mạc tử cung là gì? bệnh này gây đau đớn
Phụ nữ từ 45 tuổi trở lên được khuyến nghị nên đi tầm soát ung thư vú
– Từ 45 tuổi trở lên cần được sàng lọc ung thư đại tràng/trực tràng.
– Đối với ung thư cổ tử cung nên thực hiện tầm soát ung thư từ năm 21 tuổi.
– Từ 55 tuổi cần tầm soát ung thư phổi.
– Bắt đầu từ tuổi 50 cần thực hiện tầm soát ung thư tuyến tiền liệt.
Như vậy, không thể phủ nhận vai trò của tầm soát ung thư đối với sức khỏe. Đây là cách nhận biết nhanh nhất, chính xác và an toàn nhất về dấu hiệu, nguy cơ ung thư xuất hiện. Hy vọng thắc mắc về việc có nên tầm soát ung thư hay không và bắt đầu từ khi nào của bạn đã phần nào được giải đáp nhé
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.