Có nên tiêm vắc xin cúm không? Nên tiêm vào thời điểm nào?

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan qua đường hô hấp do vi rút cúm gây ra. Bệnh thường có những triệu chứng điển hình là ho, sốt, đau đầu, sổ mũi,.. Các chuyên gia dịch tễ khuyến cáo rằng, trẻ em và người lớn nên tiêm vắc xin cúm đầy đủ mỗi năm một lần để nâng cao sức đề kháng bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người dân thắc mắc rằng có nên tiêm vắc xin cúm không? Trong bài viết này Thu Cúc TCI sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về tầm quan trọng của tiêm vắc xin cúm giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Bạn đang đọc: Có nên tiêm vắc xin cúm không? Nên tiêm vào thời điểm nào?

1. Tìm hiểu về vắc xin cúm

Hiện nay tại Việt Nam phổ biến 4 loại vắc xin phòng bệnh cúm là vắc xin phòng cúm Vaxigrip Tetra (Pháp), vắc xin phòng cúm Influvac Tetra (Hà Lan), vắc xin phòng cúm GC Flu Quadrivalent (Hàn Quốc) và vắc xin phòng cúm Ivacflu-S (Việt Nam).

Cả 4 loại vắc xin đều được sản xuất theo cơ chế bất hoạt, tức là virus cúm sau được nuôi cấy đã bị làm chết bằng nhiệt, bằng tia xạ hoặc hóa chất. Mặc dù virus đã chết nhưng kháng nguyên vẫn còn, khi vắc xin cúm được đưa vào cơ thể, hệ miễn dịch vẫn hoạt động và tạo ra kháng thể kháng lại bệnh như bình thường.

Vắc xin phòng cúm được triển khai tiêm chủng cho đối tượng trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn (bao gồm phụ nữ mang thai, những người mắc bệnh mãn tính).

Có nên tiêm vắc xin cúm không? Nên tiêm vào thời điểm nào?

Vắc xin phòng cúm được triển khai tiêm chủng cho đối tượng trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn

Sau khi tiêm vắc xin cúm, người được tiêm phòng có thể sẽ xuất hiện một số phản ứng phụ không mong muốn như: sốt nhẹ, người khó chịu, sưng đau tại vị trí tiêm, đau cơ,… Các triệu chứng này thường sẽ tự biến mất sau 1 đến 2 ngày và không có ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khỏe.

2. Có nên tiêm vắc xin cúm không?

Trong lịch sử thế giới, virus cúm từng là virus gây ra đại dịch khủng khiếp với tốc độ lây lan chóng mặt, bệnh cũng gây tử vong cho hàng triệu người.

Các chuyên gia dịch tễ khuyến cáo rằng, trẻ em và người lớn nên tiêm vắc xin cúm đầy đủ mỗi năm một lần để nâng cao sức đề kháng bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người dân thắc mắc rằng có nên tiêm vắc xin cúm mùa không?

Tìm hiểu thêm: 4 thông tin cần biết về vắc xin viêm màng não mủ

Có nên tiêm vắc xin cúm không? Nên tiêm vào thời điểm nào?

Có nên tiêm vắc xin cúm không hàng năng không là thắc mắc chung của nhiều người dân

Theo thống kê đến từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, mỗi năm trên thế giới có khoảng 10 triệu người mắc cúm phải nhập viện, trong đó có tới 650.000 người tử vong. Riêng tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có trên 800.000 người mắc cúm. Đặc biệt, có nhiều trường hợp điều trị không kịp thời để bệnh gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, nhiễm trùng tai, co giật,… thậm chí là đau tim, đột quỵ do cúm mùa.

Do vậy, tiêm vắc xin cúm là rất cần thiết cho cả trẻ em và người lớn, nhất là khi cúm vào mùa cao điểm.

3. Vắc xin cúm nên được tiêm vào thời điểm nào?

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới là điều kiện thuận lợi cho virus cúm mùa có thể xuất hiện quanh năm và thường đạt đỉnh vào tháng 3 đến tháng 4, hoặc tháng 9 đến tháng 10 hàng năm, bệnh có xu hướng gia tăng vào mùa đông xuân.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, người dân nên thực hiện tiêm vắc xin cúm mùa trước khi vào mùa dịch khoảng 2 tuần đến 1 tháng. Vì sau khi được đưa vào cơ thể vắc xin cần tối thiểu 2 tuần mới có thể sản sinh ra đầy đủ kháng thể chống lại virus cúm nếu gặp cúm thực sự.

Ngoài ra các chuyên gia dịch tễ cũng khuyến cáo rằng người dân nên chủ động tiêm ngừa cúm vào những thời điểm nhạy cảm mà dịch bệnh có xu hướng gia tăng.

Phác đồ tiêm vắc xin cúm với mỗi loại vắc xin và mỗi lứa tuổi là khác nhau. Trước khi tiêm phòng bạn cần nắm chắc lịch để thực hiện tiêm đầy đủ và giúp cơ thể có sức đề kháng tốt nhất.

– Vắc xin Influvac Tetra tiêm cho trẻ từ 3 tuổi trở lên và người lớn. Với trẻ từ 3 tuổi đến nhở hơn 9 tuổi (chưa từng tiêm vắc xin) lịch tiêm gồm 2 mũi, tiêm nhắc 01 mũi hàng năm. Với trẻ nhỏ hơn 9 tuổi đã từng tiêm, trẻ từ 9 tuổi và người lớn lịch tiêm 01 mũi, tiêm nhắc 01 mũi hàng năm.

– Vắc xin Vaxigrip Tetra, GCFlu tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn. Với trẻ từ 6 tháng đến

– Vắc xin Ivacflu- S tiêm cho người từ 18 tuổi đến tròn 60 tuổi lịch tiêm 01 mũi, tiêm nhắc 01 mũi hàng năm.

4. Các trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin phòng cúm?

Tiêm vắc xin cúm là cần thiết và được khuyến khích với tất cả mọi người. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin cúm vì có gặp tác dụng phụ không mong muốn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người được tiêm ngừa.

Nhóm người thuộc trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin cúm bao gồm:

– Trẻ em chưa đủ 6 tháng tuổi

– Nhóm người bị dị ứng nghiêm trọng, có thể xảy ra phản ứng quá mẫn nguy hiểm tính mạng hoặc bị dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong vắc xin (gelatin, kháng sinh, các thành phần khác)

Có nên tiêm vắc xin cúm không? Nên tiêm vào thời điểm nào?

>>>>>Xem thêm: Vacxin tả mORCVAX và 3 điểm cần lưu ý

Trẻ em dưới 6 tháng tuổi không nên tiêm vắc xin cúm

Nhóm đối tượng nên cẩn trọng và trao đổi kỹ với bác sĩ tiêm chủng trước khi chích ngừa:

– Những người có tiền sử bị dị ứng với trứng, có các triệu chứng khác ngoài triệu chứng phát ban sau khi tiếp xúc với trứng

– Những người mắc Hội chứng Guillain-Barré hay còn gọi là GBS – một căn bệnh liệt nặng

– Người cảm thấy sức khỏe không được tốt, bị sốt hoặc vừa bị sốt cao, người đang điều trị các bệnh lý nhiễm trùng cấp tính.

Trên đây là những thông tin cơ bản về vắc xin cúm và tầm quan trọng của việc tiêm đầy đủ vắc xin. Hi vọng rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc có nên tiêm vắc xin cúm hay không và vì sao. Nếu có nhu cầu tiêm chủng vắc xin cúm vui lòng liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được tư vấn đã hỗ trợ sớm nhất

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *