Có nên trồng răng hàm không, trồng răng hàm bao nhiêu tiền?

Một số nguyên do về bệnh lý hay chấn thương khiến răng hàm bị mất đi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như tâm lý của mọi người. Trồng răng là phương pháp giúp khôi phục khả năng nhai và ngăn ngừa hậu quả của việc mất răng gây ra. Hãy cùng TCI tìm hiểu về các phương pháp trồng răng hàm, trồng răng hàm bao nhiêu tiền qua bài viết này nhé.

Bạn đang đọc: Có nên trồng răng hàm không, trồng răng hàm bao nhiêu tiền?

1. Hậu quả nghiêm trọng khi bị mất răng hàm

Răng hàm thực chất là răng nằm ở vị trí số 6 và vị trí số 7 trên cung hàm. Răng số 8 (răng khôn) khi mọc cũng được xếp vào nhóm răng hàm. Răng hàm là răng có kích thước lớn nhất trên cung răng, mặt nhai rộng. Trên bề mặt răng hàm còn có gờ rãnh, thân rãnh cũng lớn hơn nhiều so với các răng khác. Răng hàm thường có từ 3-4 chân răng, cắm sâu trong cung xương hàm nên đảm bảo chức năng nhai chính. Do một số nguyên nhân về bệnh lý hoặc chấn thương, răng hàm có thể bị mất hoặc phải nhổ bỏ.

Có nên trồng răng hàm không, trồng răng hàm bao nhiêu tiền?

Bệnh lý hoặc chấn thương có thể khiến răng hàm bị mất hoặc phải nhổ bỏ

Đối với răng hàm số 8, việc nhổ bỏ không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng của mọi người. Tuy nhiên đối với răng số 6 và số 7, nếu bị mất thì sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng:

– Tình trạng thiếu răng ảnh hưởng nhiều đến khả năng nhai của răng. Do đó, quá trình ăn uống hằng ngày của mọi người sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, bất tiện.

– Sức nhai kém khiến thức ăn không được nghiền nát kỹ, dễ dẫn đến một số vấn đề về hệ tiêu hóa như đau dạ dày.

– Mất răng lâu ngày không được khắc phục khiến xương hàm bị tiêu biến và khiến các răng khác bị xô lệch về phía răng bị mất.

– Mất răng hàm cũng có thể gây nên tình trạng sai lệch khớp cắn giữa hai hàm.

– Ngoài ra, việc mất răng cũng có thể tác động, ảnh hưởng đến khung xương mặt, gây ra sự mất cân đối, méo mặt ở mọi người.

– Răng hàm bị mất cũng khiến sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dễ dàng mắc các bệnh lý như sâu răng, hôi miệng, viêm lợi, viêm nha chu…

Việc trồng răng là khá cần thiết nhằm giúp khắc phục những hậu quả của việc mất răng mang lại. Do đó, các bác sĩ nha khoa thường khuyến khích người bệnh lựa chọn các phương pháp trồng bổ sung để đảm bảo hàm răng đều, khỏe mạnh.

Có nên trồng răng hàm không, trồng răng hàm bao nhiêu tiền?

Có rất nhiều phương pháp trồng răng được áp dụng để khắc phục tình trạng răng hàm bị mất hiện nay

2. Trồng răng hàm bao nhiêu tiền hiện nay?

Hiện nay, trồng răng hàm có rất nhiều mức giá tùy thuộc vào số răng cần trồng cũng như phương pháp mà người bệnh lựa chọn.

Có những phương pháp trồng răng hàm bị thiếu cơ bản sau:

– Hàm giả tháo lắp:  Đây là phương pháp phục hình nha khoa truyền thống được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là người lớn tuổi. Hàm giả có thể tháo lắp dễ dàng giúp mọi người thuận tiện hơn khi ăn nhai và vệ sinh. Hàm giả tháp lắp có chí phí từ 2 – 10 triệu đồng.

– Cầu răng sứ: Phương pháp này được áp dụng cho trường hợp bị mất răng số 6. Bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng số 5 và số 7 để gắn cầu răng sứ lên cùi răng thật. Răng sứ sau khi gắn có hình dạng, kích thước tương tự như răng thật nên mọi người có thể thoải mái ăn uống, vệ sinh. Đồng thời, cầu răng sứ có màu sắc tự nhiên cũng sẽ giúp mang lại thẩm mỹ cho mọi người khi cười. Tuy nhiên, phương pháp này không thể khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm do mất răng gây ra. Chí phí của phương pháp bắc cầu răng sứ có thể dao động từ khoảng 3-10 triệu đồng/răng.

– Trồng răng Implant: Phương pháp hiện đại với hiệu quả tối ưu nhất hiện nay trong việc phục hình răng hàm bị mất. Bác sĩ sẽ tiến hành gắn trụ răng (tuoeng tự như chân răng thật) vào trong xương hàm rồi gắn mão răng lên trên. Răng implant có thể khôi phục chức năng nhai hiệu quả, thậm chi khả năng nhai và độ chắc chắn của răng có thể vượt ra răng thật. Với ưu điểm vượt trội về chức năng răng cũng như thẩm mỹ, phương pháp này thường có giá thành rất cao, từ 15-20 triệu đồng/răng.

Tìm hiểu thêm: Cao răng có mấy cấp độ và cách xử lý

Có nên trồng răng hàm không, trồng răng hàm bao nhiêu tiền?

Chi phí trồng răng hàm bao nhiêu tiền hiện nay phụ thuộc vào số răng cần trồng, phương pháp trồng

Chí phí trồng răng trên thực tế có thể thay đổi hoặc có sự chênh lệch dựa vào rất nhiều yếu tố. Do đó, bạn cần liên hệ trực tiếp với các cơ sở nha khoa để được thăm khám sức khỏe răng miệng và được tư vấn chính xác nhất.

3. Chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi trồng

Sau khi trồng răng hàm, việc chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp duy trì tuổi thọ và sự chắc khỏe của hàm răng. Các bác sĩ Khoa Răng hàm mặt – Hệ thống Y tế Thu Cúc khuyến cáo mọi người:

– Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi ngủ giúp ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng.

– Sử dụng bàn chải lông mềm, mảnh và chải răng đúng cách để có thể loại bỏ cả thức ăn thừa trong kẽ răng.

– Súc miệng thường xuyên và vệ sinh cả mặt lưỡi để tránh gây nên tình trạng hôi miệng.

– Sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa sâu trong kẽ răng.

– Sử dụng thực phẩm tươi, giàu chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

– Tránh ăn những món đồ quá cứng, nóng, lạnh, quá cay… để bảo vệ nướu và men răng.

– Không sử dụng đồ uống có cồn, nước ngọt, nước có gas, thuốc lá… để ngăn ngừa sâu răng, ố màu, hôi miệng.

– Khám nha khoa ít nhất hai lần mỗi năm hoặc ngay khi phát hiện các biểu hiện bất thường ở răng miệng như đau nhức, chảy máu… để được điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

Có nên trồng răng hàm không, trồng răng hàm bao nhiêu tiền?

>>>>>Xem thêm: Mẹ bỉm sữa đẻ mổ 3 tháng có thai có nguy hiểm hay không?

Chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp duy trì tuổi thọ và sự chắc khỏe của hàm răng

Trồng răng là phương pháp khắc phục hiệu quả những bất tiện của việc mất răng hàm mang lại. Thực tế hiện nay, trồng răng hàm bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Do đó, bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám sức khỏe răng miệng, tư vấn phương pháp hợp lý với chi phí tối ưu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *