Có những nguyên nhân nào gây ra bệnh mất ngủ?

Mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ phổ biến hiện nay, bao gồm các biểu hiện như: ngủ không sâu giấc, thức giấc nửa đêm, khó đi vào giấc ngủ… Vậy có những nguyên nhân nào gây ra bệnh mất ngủ, hãy cùng tìm hiểu kỹ những thông tin này qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Có những nguyên nhân nào gây ra bệnh mất ngủ?

1. Bệnh mất ngủ là gì?

Đối với mỗi người, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hồi phục năng lượng và nghỉ ngơi cơ thể sau ngày dài làm việc và học tập.

Hiện nay, tình trạng rối loạn giấc ngủ đang diễn ra ngày càng phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Trong đó, mất ngủ là một trong những chứng rối loạn giấc ngủ điển hình với các triệu chứng thường gặp như: khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, khó trở lại giấc ngủ, dậy sớm và cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy.

Mất ngủ kéo dài không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu mà còn ảnh hưởng nặng nề đến hiệu quả làm việc cũng như chất lượng cuộc sống.

Theo nghiên cứu, mất ngủ được chia thành 2 loại đó là cấp tính và mạn tính. Đặc biệt, mất ngủ còn có thể xảy ra ở cả người già và người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy, việc thay đổi thói quen sống hàng ngày cũng giúp cải thiện đáng kể tình trạng này ở một số đối tượng.

Có những nguyên nhân nào gây ra bệnh mất ngủ?

Tình trạng mất ngủ thường xuyên khiến người bệnh dễ bị mệt mỏi, khó chịu, stress

2. Một số nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ ở người bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mất ngủ, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, cụ thể đó là:

2.1 Nguyên nhân chủ quan khiến bệnh mất ngủ hình thành

– Áp lực cuộc sống

Áp lực từ công việc, cuộc sống, tiền bạc, sức khỏe… dễ khiến người bệnh suy nghĩ nhiều vào buổi tối, từ đó có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ. Bên cạnh đó, một số vấn đề khác xảy ra trong cuộc sống như: chấn thương, bệnh tật, chết chóc, mất việc… ở chính bản thân người bệnh, người thân hay bạn bè đều có thể gây ra tình trạng này.

– Thói quen xấu về giấc ngủ

Có nhiều trường hợp thường xuyên duy trì các thói quen xấu về giấc ngủ như: ngủ không đúng giờ, ngủ không đều, không ngủ trưa, chỗ ngủ không thoải mái, kích thích hoạt động trước khi ngủ. xem TV, máy tính, sử dụng điện thoại, chơi game… trước khi ngủ là những nguy cơ gây ra mất ngủ ở người bệnh.

– Bữa tối ăn quá nhiều

Trước khi ngủ, người bệnh chỉ nên ăn nhẹ nhàng, nếu ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể khó chịu trong khi nằm. Đối với các bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản, khi đó dòng axit và thức ăn sẽ đi vào thực quản sau khi ăn dễ làm cơ thể tỉnh táo và dẫn đến khó ngủ.

– Thay đổi lịch trình làm việc hoặc du lịch

Việc thay đổi lịch trình làm việc hay đi du lịch có thể khiến nhịp sinh học bị thay đổi. Nguyên nhân có thể xuất phát từ lệch múi giờ, làm việc quá muộn hoặc quán sớm thay đổi liên tục làm ảnh hưởng đến chu kỳ sinh học bình thường, gồm có giấc ngủ, quá trình trao đổi chất, nhiệt độ cơ thể và làm mất ngủ, khó ngủ.

2.2 Nguyên nhân khách quan gây ra bệnh mất ngủ

– Rối loạn sức khỏe tâm thần

Nhiều người bệnh mắc chứng rối loạn lo âu hay rối loạn sau sang chấn có nguy cơ ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Ngoài ra, thức dậy quá sớm cũng có thể là biểu hiện của bệnh trầm cảm.

– Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc kê đơn có thể tác động đến giấc ngủ của người bệnh như: thuốc trầm cảm, thuốc trị huyết áp, thuốc chữa hen suyễn… Bên cạnh đó, một số loại thuốc không kê đơn bao gồm: giảm đau, dị ứng, thuốc hỗ trợ giảm cân làm cản trở giấc ngủ nghiêm trọng.

– Sử dụng chất kích thích

Những loại thức uống trong thành phần có chứa caffeine, nicotine, bia, rượu, trà,… đều là chất kích thích không nên sử dụng vào buổi chiều muộn hay tối. Bởi nicotine có trong thuốc lá là nguyên nhân gây cản trở giấc ngủ. Bên cạnh đó, sử dụng bia rượu có thể dễ đi vào giấc ngủ nhưng nó lại làm gián đoạn giấc ngủ, dễ thức giấc giữa đêm.

– Tuổi tác

Mất ngủ thường có xu hướng xuất hiện ở người lớn tuổi. Do những thay đổi nhỏ trong môi trường sống hay tiếng ồn làm người già dễ bị đánh thức. Hơn nữa, tuổi càng cao càng bị mệt mỏi nhiều hơn vào buổi tối và thức dậy sớm hơn vào buổi sáng.

– Ít hoạt động thể chất

Việc hạn chế hoạt động thể chất có thể làm dễ ngủ trưa nhưng lại làm cản trở đến các giấc ngủ vào buổi tối.

– Bệnh lý khác

Một số bệnh lý liên quan đến mất ngủ như đau mãn tính, đái tháo đường, bệnh tim, bệnh đái tháo đường, bệnh hen suyễn, bệnh Parkinson, Alzheimer…

3. Đối tượng dễ có nguy cơ mắc chứng mất ngủ

Theo các chuyên gia Nội thần kinh, chứng mất ngủ thường dễ gặp và có nguy ra xảy ra ở những đối tượng sau:

– Nữ giới: Sự thay đổi nội tiết tố ở giai đoạn kinh nguyệt và mãn kinh có ảnh hưởng đến giấc ngủ. Khi bước đến giai đoạn mãn kinh, nữ giới thường xuất hiện tình trạng ra mồ hôi nhiều và dễ bốc hỏa vào buổi tối, điều này có nguy cơ cản trở giấc ngủ. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xảy ra ở đối tượng phụ nữ mang thai.

– Người trên 60 tuổi: Ở độ tuổi này, những thay đổi về sức khỏe và giấc ngủ dần biểu hiện rõ ràng và phổ biến hơn, khiến bệnh tăng dần theo độ tuổi.

– Người thường xuyên thay đổi lịch trình làm việc

– Người thường bị căng thẳng và áp lực

– Người bị rối loạn sức khỏe tinh thần và thể chất.

Tìm hiểu thêm: Người bị mất ngủ uống gì để cải thiện giấc ngủ?

Có những nguyên nhân nào gây ra bệnh mất ngủ?

Căng thẳng, mệt mỏi trong công việc và cuộc sống dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ ở người bệnh

4. Cải thiện và phòng ngừa mất ngủ hiệu quả

Việc xây dựng thói quen ngủ hợp lý và khoa học không chỉ giúp hạn chế được tình trạng mất ngủ mà còn khiến giấc ngủ ngon hơn. Một số cách phòng ngừa bệnh mất ngủ hiệu quả đó là:

– Duy trì cố định thời gian đi ngủ và thức dậy, kể cả đối với ngày cuối tuần.

– Tập thể dục, hoạt động thường xuyên giúp cơ thể thư giãn, khỏe mạnh và giúp giấc ngủ ngon hơn.

– Hạn chế sử dụng các loại thuốc có thành phần gây mất ngủ.

– Tránh sử dụng các loại thức uống có chứa caffeine, không hút thuốc lá.

– Không nên ăn quá no hoặc uống quá nhiều nước trước khi ngủ để không làm gián đoạn tới giấc ngủ.

– Thư giãn trước khi vào giấc ngủ bằng một số việc như: tắm nước ấm, nghe nhạc, đọc sách…

– Thăm khám bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để có những chia sẻ, tư vấn chính xác về thói quen, biện pháp phòng ngừa cũng như phương pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh.

Có những nguyên nhân nào gây ra bệnh mất ngủ?

>>>>>Xem thêm: Hay bị mất ngủ: Cẩn trọng nhiều bệnh lý nguy hiểm

Bệnh nhân thăm khám bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh khi thấy xuất hiện mất ngủ kéo dài

Bệnh mất ngủ có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, mỗi người cần phải xây dựng, rèn luyện thói quen sinh hoạt hàng ngày để có được giấc ngủ tốt, ngon và sâu hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *