Sỏi tiết niệu là 1 trong những bệnh lý phổ biến và gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Để điều trị hiệu quả sỏi tiết niệu, người bệnh có thể tham khảo những phác đồ điều trị sỏi tiết niệu dưới đây.
Bạn đang đọc: Có những phác đồ điều trị sỏi tiết niệu nào?
1. Tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của sỏi tiết niệu
1.1 Sỏi tiết niệu hình thành thế nào?
Hệ tiết niệu gồm có quả thận, 2 niệu quản trái – phải, 1 bàng quang và 1 niệu đạo. Sỏi tiết niệu là sỏi hình thành ở các cơ quan trong hệ tiết niệu. Sỏi hình thành ban đầu do sự kết tinh của các khoáng chất và tinh thể cứng trong nước tiểu, khi sỏi lớn sẽ ngăn chặn dòng nước tiểu thoát ra ngoài dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và bất tiện trong sinh hoạt.
Đa phần sỏi hình thành tại thận hay sỏi thận và rơi xuống các bộ phận khác trên cơ thể như niệu quản, bàng quang niệu đạo gây nên hiện tượng sỏi tiết niệu. Sỏi niệu quản và sỏi thận là bệnh lý thường gặp trong các bệnh của hệ tiết niệu và thường gặp ở nam giới hơn so với nữ giới, đặc biệt là nam giới tuổi trung niên. Bởi cấu tạo hệ tiết niệu của nam giới phức tạp hơn so với nữ giới, bên cạnh đó, nam giới cũng có nhiều thói quen dễ gây sỏi như: uống ít nước, nhịn tiểu, sử dụng nhiều cà phê, trà đặc…
1.2 Những triệu chứng để nhận diện sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu khi mới hình thành và kích thước còn nhỏ thường không gây ra nhiều triệu chứng và biểu hiện bất thường, đôi khi triệu chứng của sỏi còn gây nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác. Tuy nhiên, khi sỏi ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiết niệu, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng sau đây:
Đi tiểu là “nỗi ám ảnh”
Do sỏi chặn dòng nước tiểu, khiến đường tiểu bị tắc nghẽn khiến người bệnh đi tiểu khó khăn: khó đi tiểu, đi tiểu buốt, đi tiểu rắt, đi tiểu ngắt quãng và đi tiểu nhiều, đặc biệt là khi vận động hoặc thay đổi tư thế. Đồng thời, nhiều trường hợp người bệnh đi tiểu ra máu, nước tiểu có mùi hôi, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày và tâm lý người bệnh.
Bệnh nhân sỏi tiết niệu thường có triệu chứng bí tiểu, khó tiểu, tiểu ngắt quãng
Đau
Do sỏi cọ xát vào niêm mạc hệ tiết niệu, người bệnh bị tổn thương các mô dẫn đến đau đớn. Đôi khi sỏi di chuyển khiến người bệnh đau âm ỉ, đau quặn, khó chịu bất thường. Một số trường hợp sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo… người bệnh có thể bị nhức, căng tức tại dương vật.
Sốt, ớn lạnh
Sỏi làm tắc đường tiểu khiến vi khuẩn dễ sinh sôi, hệ tiết niệu tổn thương khiến vi khuẩn dễ xâm nhập, từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm. Viêm nhiễm tiết niệu khiến người bệnh bị vi khuẩn tấn công dẫn đến sốt và ớn lạnh. Tuy nhiên tình trạng này thường không kéo dài liên tục mà xảy ra ngắt quãng nên dễ bị nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác.
1.3 Những hệ lụy khó lường mà sỏi tiết niệu có thể gây ra
Nhiều trường hợp bệnh nhân bị sỏi niệu nhưng cơ thể không có nhiều triệu chứng bất thường gây ảnh hưởng nặng nề dẫn đến người bệnh chủ quan, không điều trị sớm. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh:
Viêm đường tiết niệu: Đây là biến chứng thường gặp khi sỏi tiết niệu kích thước lớn hoặc gây bít tắc đường tiểu. Bởi sỏi cọ xát vào hệ tiết niệu, di chuyển khiến niêm mạc tiết niệu bị phù nề, chảy máu, chảy mủ… dẫn tới nhiễm trùng. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới viêm đường tiết niệu.
Tìm hiểu thêm: Viêm đường tiết niệu ở trẻ em có nguy hiểm không?
Người bệnh có thể bị viêm đường tiết niệu nếu để tình trạng sỏi kéo dài
Suy giảm chức năng thận: Sỏi kẹt ở hệ tiết niệu gây tắc nghẽn dòng nước tiểu, khiến nước tiểu bị ngược dòng quay ngược lại thận và niệu quản. Nước tiểu tích tụ lâu ngày làm suy giảm chức năng thận hoặc thậm chí là viêm thận, suy thận cấp và mạn tính. Trường hợp nặng, người bệnh có thể phải chạy thận cả đời, tốn kém công sức và chi phí.
Bí tiểu: Sỏi kẹt ở bàng quang hoặc niệu đạo khiến người bệnh khó chịu, đau đớn và tắc nghẽn đường tiểu. Trường hợp nặng, người bệnh có thể xuất hiện những cơn đau quặn thận ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
2. Tìm hiểu về phác đồ điều trị sỏi niệu hiệu quả bậc nhất hiện nay
2.1 Phác đồ điều trị sỏi dưới 5mm
Đối với những sỏi có kích thước nhỏ, có thể tự đào thải qua đường nước tiểu thì bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng phác đồ bằng thuốc, Đông y hoặc Tây y tùy vào thể trạng của từng người. Đối với sỏi 2mm, 3mm, 4mm, 5mm; khoảng 2 – 5 tháng người bệnh sẽ đào thải được hết sỏi. Một số thuốc phác đồ Tây y mà người bệnh có thể tham khảo như: thuốc giãn cơ trơn, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau…
Đối với bệnh nhân lựa chọn Đông y, cần tìm hiểu kĩ xuất xứ, liều lượng và cơ sở điều trị. Đặc biệt, không nên tin vào các quảng cáo tràn lan trên mạng nếu chưa xác định được nguồn gốc của sản phẩm. Nếu điều trị không hợp lý còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
2.2 Phác đồ điều trị sỏi tiết niệu từ 6mm đến 20mm
Sỏi có kích thước 6 – 20mm đã gây những ảnh hưởng nhất định đến chức năng của hệ tiết niệu, đời sống sinh hoạt và sức khỏe tinh thần của người bệnh. Hiện nay, phương pháp tán sỏi đang được lựa chọn là giải pháp thay thế hữu hiệu cho mổ mở truyền thống để lấy sỏi bởi những ưu điểm vượt trội.
– Áp dụng với sỏi thận, sỏi niệu quản – Tán sỏi ngoài cơ thể: Phương pháp này sử dụng sóng xung kích, không mổ, không đau, không xâm lấn và hồi phục nhanh. Đối với phương pháp này, người bệnh có thể ngồi dậy ngay sau điều trị và không cần nằm viện. Bên cạnh đó, bệnh nhân sau khi điều trị hiếm khi gặp phải biến chứng sau tán sỏi, tỉ lệ sạch sỏi cao.
– Áp dụng cho sỏi niệu quản và sỏi bàng quang – Tán sỏi nội soi lội ngược dòng bằng laser: Phương pháp này sử dụng sóng laser, thông qua đường niệu đạo, lên bàng quang, đến niệu quản và thận, tán vỡ sỏi và lấy mảnh vụn ra ngoài. Với những ưu điểm như không gây đau đớn, không mổ, không để lại sẹo, theo dõi tại viện 24h… tán sỏi nội soi ngược dòng đang dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân sỏi tiết niệu.
>>>>>Xem thêm: Sỏi thận lâu năm hết đường “cư trú” nhờ công nghệ
Bệnh nhân thực hiện tán sỏi nội soi ngược dòng tại Thu Cúc TCI
– Áp dụng với sỏi thận, sỏi niệu quản – Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ: Thông qua vết rạch siêu nhỏ 5mm gần vị trí có sỏi, bác sĩ sẽ luồn dây laser vào và tán vỡ sỏi rồi hút mảnh vụn to ra ngoài, mảnh nhỏ theo đường nước tiểu trôi ra ngoài. Phương pháp này ít xâm lấn, ít đau, là giải pháp thay thế mổ mở hoàn hảo. Đồng thời, đây cũng là giải pháp bảo vệ chức năng của thận và các cơ quan trong cơ thể khi hoàn toàn không gây ảnh hưởng chức năng sau điều trị.
– Áp dụng cho sỏi thận
2.3 Phác đồ điều trị sỏi tiết niệu trên 20mm
Trường hợp sỏi có kích thước trên 20mm là sỏi có kích thước lớn, can thiệp bằng thuốc và tán sỏi ít đạt hiệu quả cao hoặc không hiệu quả, thông thường người bệnh sẽ được chỉ định mổ mở để lấy sỏi. Với những trường hợp mổ mở, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như: chảy máu, nhiễm trùng… sau mổ. Tuy nhiên, phương pháp này được đánh giá là tỉ lệ sạch sỏi cao, áp dụng hiệu quả cho các trường hợp sỏi khó điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.