Đau mắt đỏ là bệnh lý đang vô cùng phổ biến tại thời điểm giao mùa tháng 9 và tháng 10 hằng năm. Đau mắt đỏ tuy là bệnh lành tính với trẻ em, xong lại dễ lây lan vì độ tuổi này các bé đang đi học. Nhiều phụ huynh bị lây đau mắt đỏ từ con mình, nhưng con thì bệnh nhẹ còn ba mẹ thì lại bị nặng và lâu khỏi. Vậy có phải đau mắt đỏ ở trẻ em thường nhẹ hơn người lớn không? Cùng Thu Cúc TCI đi tìm câu trả lời cho câu hỏi của các phụ huynh qua bài viết dưới đây nha.
Bạn đang đọc: Có phải đau mắt đỏ ở trẻ em thường nhẹ hơn người lớn?
1. Tổng quan bệnh đau mắt đỏ và dấu hiệu của bệnh
Bệnh viêm kết mạc, thông thường được gọi là đau mắt đỏ bởi khi bị mắt có màu đỏ do viêm cấp tính tại mắt. Cụ thể, lúc phần kết mạc của mắt tức lớp mô mỏng trong suốt bao phủ tròng trắng của mắt và phía trong mí mắt bị viêm dẫn đến viêm kết mạc.
Bệnh này có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, bao gồm cả trẻ em. Ở trẻ em, đây là một đối tượng đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh do hệ miễn dịch của trẻ yếu. Trong đó, việc điều trị và chăm sóc mắt đóng vai trò quan trọng để giúp trẻ hồi phục sớm.
Các triệu chứng hay gặp của đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ bao gồm:
– Kết mạc (tròng trắng của mắt) trở nên hồng hoặc đỏ.
– Sưng kết mạc và/hoặc mí mắt.
– Tăng tiết nước mắt.
– Cảm giác như có vật thể lạ ở trong mắt hoặc muốn gãi mắt.
– Ngứa, kích ứng và/hoặc sự cảm thấy nóng rát.
– Xuất hiện mủ hoặc dịch nhầy ở ngay trong mắt.
– Mí mắt có thể dính vào nhau không mở mắt được, đặc biệt là vào buổi sáng.
– Có thể xuất hiện giảm thị lực, tức là khả năng nhìn bị suy giảm.
Đây là những dấu hiệu mà người làm cha mẹ nên chú ý và đưa bé đi bác sĩ để đảm bảo an toàn. Khi ấy, trẻ em được chăm sóc và điều trị đúng cách khi gặp tình trạng đau mắt đỏ.
2. Có phải đau mắt đỏ ở trẻ em thường nhẹ hơn người lớn?
Vấn đề đặt ra, liệu đau mắt đỏ ở trẻ em có tiến triển nhanh hơn và có triệu chứng nhẹ hơn so với người lớn hay không? Điều này tùy thuộc nhiều yếu tố, nhưng thường thì người lớn bị đau mắt nặng hơn trẻ em. Thực tế, phụ huynh và giáo viên khi bị truyền nhiễm từ trẻ thường bị nặng. Họ gặp phải một loạt triệu chứng bao gồm cả sốt, viêm hô hấp và đau mắt khó chịu.
Chuyên gia cho rằng, người lớn thường đối phó với đau mắt đỏ tốt hơn so với trẻ em. Lý do chính là họ có hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn và ý thức cao hơn trong việc bảo vệ và chăm sóc cho mắt của họ.
Tuy nhiên, một số trường hợp ít người lớn có thể bị đau mắt đỏ kéo dài. Họ phải trải qua một khoảng thời gian kéo dài từ 7 đến 14 ngày với bệnh đau mắt đỏ. Đặc biệt là những người có các bệnh lý nền như cao huyết áp, tiểu đường và người có hệ miễn dịch yếu. Trong trường hợp này, bệnh có thể trở nặng hơn và thời gian mắc bệnh kéo dài hơn.
Còn ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, thường cần thời gian dài hơn để hồi phục khỏi bệnh so với người lớn. Lý do chính là hệ miễn dịch của họ chưa được phát triển hoàn chỉnh. Ngoài ra, trẻ nhỏ thường chưa nhận thức đầy đủ về các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng mắt. Trẻ cũng thường có thói quen gãi hoặc đụng vào mắt khi chúng ngứa, điều này có thể gây nhiễm trùng và làm kéo dài thời gian bệnh.
3. Làm thế nào để chăm sóc cho trẻ em bị đau mắt đỏ?
Bên cạnh việc tuân theo hướng dẫn từ bác sĩ, quá trình chăm sóc mắt tại nhà rất quan trọng. Dưới đây là một số gợi ý giúp giảm nhẹ tình trạng khó chịu và thúc đẩy quá trình phục hồi mắt của trẻ:
Viêm kết mạc khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và chảy nước mắt thường xuyên (minh họa).
3.1 Cách ly y tế tại nhà
– Nếu nguyên nhân gây đau mắt đỏ là các tác nhân truyền nhiễm cần cách ly y tế ngay. Bên cạnh đó nên đặc biệt quan tâm đến việc ngăn ngừa lây lan bệnh.
– Cha mẹ cần thiết lập cách ly y tế cho trẻ và người bị bệnh. Thực hiện đơn giản bằng cách tránh tiếp xúc gần nhau.
– Không nên chia sẻ vật dụng sinh hoạt: khăn mặt, cốc nước… với người khác. Đặc biệt là không để trẻ chạm vào mặt hoặc mắt của người khác.
– Rửa tay đúng đủ mỗi ngày bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Mục đích để giảm nguy cơ lây truyền chéo đau mắt đỏ từ người khác.
3.2 Vệ sinh mắt cho trẻ
– Vệ sinh mắt giúp giảm triệu chứng và làm trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
– Trong trường hợp trẻ em 1 tuổi, phụ huynh nên trực tiếp vệ sinh mắt cho bé. Bạn có thể dùng một miếng gạc thấm nước ẩm để lau dử mắt cho bé.
Tìm hiểu thêm: Kính mắt viễn thị và 4 điều cần lưu ý khi lựa chọn
Phụ huynh cần vệ sinh mắt bị viêm kết mạc cho bé thường xuyên (minh họa).
– Hoặc sử dụng khăn mặt sạch, thấm ướt, lau nhẹ nhàng lên mắt của bé để loại bỏ ghèn mắt. Làm từng bên mắt một.
– Sau khi vệ sinh, hãy vứt bỏ gạc hoặc khăn đã sử dụng và rửa sạch thau, chậu. Đừng quên rửa tay kỹ với xà phòng để tránh nguy cơ lây nhiễm hoặc tái nhiễm cho trẻ.
3.3 Theo dõi mắt trẻ thường xuyên
Hầu hết trường hợp đau mắt đỏ ở trẻ em, khi điều trị đúng cách, các triệu chứng sẽ giảm dần. Thậm chí triệu chứng viêm kết mạc hoàn toàn có thể biến mất trong vài ngày. Trẻ sẽ không còn cảm thấy khó chịu với những biểu hiện như đỏ, sưng, chảy nước mắt, hoặc ra mủ ở mắt, và họ có thể trở lại hoạt động hàng ngày bình thường.
Tuy nhiên, quan trọng là bạn cần phải theo dõi mắt của trẻ thường xuyên đề phòng các biến chứng có thể xảy ra. Hãy lưu ý nếu bạn phát hiện những dấu hiệu bất thường sau:
– Triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc không giảm đi sau khoảng 10 ngày.
– Sự thay đổi về tầm nhìn hoặc mắt bé bị đau và nhức.
– Trẻ cảm thấy ánh sáng quá chói hoặc mắt trở nên nhạy cảm hơn.
Khi bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong danh sách trên, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ khoa mắt ngay lập tức. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và bảo vệ đôi mắt của con bạn.
3.4 Khám mắt định kỳ
Hơn nữa, duy trì thói quen khám mắt định kỳ hàng năm cho trẻ và toàn bộ gia đình để bảo vệ sức khỏe đôi mắt. Từ đó, phòng ngừa và điều trị các bệnh lý mắt kịp thời và duy trì thị lực tốt.
>>>>>Xem thêm: Tuyệt chiêu điều trị lé kim đơn giản tại nhà
Cho trẻ đi khám mắt định kỳ để bảo vệ đôi mắt trẻ (minh họa).
Tóm lại, đau mắt đỏ ở trẻ em thường là một bệnh nhẹ, và bạn có thể chăm sóc con tại nhà qua các thông tin được chia sẻ ở trên. Quan trọng nhất, hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm để bảo vệ sức khỏe của gia đình và trẻ nhỏ. Hãy chia sẻ bài viết này với người thân và bạn bè để cùng nhau nắm vững kiến thức quan trọng về sức khỏe mắt.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.