Khi được phát hiện có polyp túi mật, bên cạnh việc các phương án điều trị được chỉ định thì chế độ ăn uống hợp lý cũng là một phần quan trọng không thể thiếu. Mỗi người bệnh polyp túi mật cần tìm hiểu kỹ về các loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng để cải thiện tình trạng bệnh một cách tốt nhất.
Bạn đang đọc: Có polyp túi mật cần lưu ý những gì trong chế độ ăn?
1. Khi nào phát hiện có polyp túi mật?
Polyp túi mật hay còn được biết đến là một hoặc nhiều khối u túi mật lành tính. Polyp thường có kích thước khá nhỏ (nhỏ hơn 10mm), nằm trên bề mặt thành túi mật và tỷ lệ cao là chỉ xuất hiện ở những người trưởng thành. Polyp túi mật thường phát triển đơn độc (đơn polyp) nhưng cũng có trường hợp phát triển theo từng cụm (đa polyp).
Polyp túi mật có thể được chia thành 5 dạng chính (dựa theo nguyên nhân gây bệnh và tính chất polyp): Polyp cholesterol, Adenomyomatosis, polyp viêm, u tuyến túi mật và các dạng polyp đặc biệt khác (loại này rất hiếm gặp).
Có tới hơn 90% các trường hợp polyp túi mật được xác định là có bản chất lành tính (không phải ung thư). Tuy vậy, người bệnh sẽ cần khám theo định kỳ để theo dõi quá trình tiến triển của polyp đề phòng trường hợp có thể phát triển thành ác tính.
2. Điều trị bảo tồn kết hợp chế độ ăn uống hợp lý
Đối với các trường hợp polyp xác định là lành tính không có các triệu chứng nặng hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bảo tồn tức là không cần can thiệp bất kỳ các phương pháp nào khác.
Khi đó, người bệnh chỉ cần thực hiện theo dõi sự tiến triển của khối polyp qua siêu âm định kỳ 6 tháng/lần và kết hợp với các phương pháp hỗ trợ khác mà điển hình nhất là thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, chế độ vận động,… nhằm kiểm soát tốt tình trạng bệnh cũng như có lợi cho sức khỏe người bệnh.
Đối với các trường hợp nghi ngờ polyp tiến triển thành ác tính như: Kích thước polyp lớn hơn 10mm; Chân lan rộng, hình dạng khác thường, phát triển nhanh trong thời gian ngắn; Polyp kèm theo những triệu chứng nặng;… sẽ cần chỉ định phẫu thuật cắt bỏ túi mật để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Đau bao tử liên tục: Xử lý nhanh đúng cách
3. Những lưu ý trong chế độ ăn: Nên ăn, nên kiêng ăn gì?
Đối với người bệnh polyp túi mật cần phải nghiêm túc áp dụng chế độ ăn khoa học để không tạo áp lực lên gan và túi mật, ảnh hưởng tới chức năng tiêu hoá. Nên lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp, cụ thể như sau:
3.1. Có polyp túi mật nên kiêng ăn gì?
– Chất béo xấu: Đây là loại thực phẩm mà người bệnh cần loại bỏ. Không nên ăn các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và một số loại thực phẩm như mỡ động vật, da hay nội tạng động vật,…
– Đường và những thực phẩm quá ngọt: Hạn chế dung nạp các món ăn chứa nhiều đường như socola, bánh kẹo, các loại nước ngọt, nước có gas, nước trái cây đóng chai, sữa béo có đường (có thể thay thế bằng sữa ít béo, sữa chua không đường,…),…
– Không được sử dụng rượu bia, các chất kích thích có ảnh hưởng đến tình trạng bệnh như thuốc lá,…
3.2. Có polyp túi mật nên ăn gì?
– Protein: Người bệnh có thể sử dụng các loại thịt đã loại bỏ hết mỡ như thịt nạc bò, thịt nạc heo, ức gà,… hoặc bổ sung các loại hải sản dinh dưỡng như tôm, cá, hàu, cua,… Một số loại thực phẩm giàu protein từ thực vật cũng nên được ưu tiên sử dụng như các loại đậu, đậu nành, hạnh nhân và các loại hạt,…
– Chất béo tốt: Người bệnh không cần phải loại bỏ hoàn toàn chất béo trong khẩu phần ăn hằng ngày bằng việc chỉ nên sử dụng các loại thực phẩm chứa các chất béo không no có ở hải sản như cá hồi, cá ngừ,… hoặc từ các loại thực vật như dầu oliu, hạt óc chó, bơ,…
– Rau củ quả tươi: Việc bổ sung nhiều các loại rau xanh, trái cây tươi luôn là ưu tiên hàng đầu mà người bệnh polyp túi mật cần thêm trong thực đơn mỗi ngày. Chúng có thể vừa cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu vừa giúp giải quyết vấn đề như đầy bụng, khó tiêu.
>>>>>Xem thêm: Ợ chua sáng sớm: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
3.3. Chế độ vận động điều độ
Ngoài việc lên thực đơn hợp lý mỗi ngày thì chế độ vận động cũng rất cần thiết với người bệnh polyp túi mật. Bạn nên áp dụng một số bài tập rèn luyện thể chất với cường độ nhẹ nhàng, kể cả sau khi phẫu thuật cắt túi mật, việc này sẽ giúp phòng ngừa các biến chứng rất tốt.
Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ để chắc chắn rằng nó không ảnh hưởng đến thể trạng cũng như tình trạng bệnh của bạn. Một số bài tập có thể tham khảo như đạp xe, đi bộ, bơi lội, tập yoga,… không chỉ giúp ích cho bệnh mà còn cải thiện sức khoẻ của bạn mỗi ngày.
Như vậy, khi được phát hiện có polyp túi mật, bên cạnh quan tâm đến các phương pháp điều trị bệnh thì người bệnh cũng cần quan tâm đến chế độ ăn, chế độ vận động đúng khoa học để cải thiện tốt nhất tình trạng bệnh cũng như ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến.