Rau muống là loại rau xanh phổ biến và giá thành khá rẻ tại Việt Nam. Vậy có thai có ăn rau muống được không? Hãy cùng tìm hiểu những giá trị dinh dưỡng mà loại rau này mang lại cho các mẹ bầu. Có thai ăn rau muống được không?
Bạn đang đọc: Có thai ăn rau muống được không?
Lợi ích của rau muống với sức khỏe
Rau muốn mang lại lợi ích cho sức khỏe theo nhiều cách:
Rau muống có thể được sử dụng như một loại thuốc đắp. Với đặc tính mềm, ẩm, người ta thường lấy rau muống để đắp lên các vết viêm hoặc đau nhức. Chồi rau muống được sử dụng để điều trị các bệnh về da chẳng hạn như hắc lào.
Nước ép rau muống khi để đông lạnh được dùng để hạ sốt. Nước rau muống luộc giúp làm lỏng phân, trị táo bón.
Rau muống giúp điều trị giun trong đường ruột.
Rau muống có rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Rau muống điều trị các vấn đề về gan. Một nghiên cứu cho thấy những lợi ích sức khỏe của rau muống giúp điều trị vàng da và chống hoại tử tế bào (phá hủy tế bào), tổn thương và viêm gan
Lá rau muống giúp điều trị bệnh tiểu đường.
Rau muống có thể được dùng làm thuôc an thần, giúp thư giãn, dễ ngủ và đặc biệt hữu ích cho những người bị mất ngủ.
Rau muống trị viêm loét rất hiệu quả. Nó chứa flavonoid chịu trách nhiệm sản xuất các chất nhầy bảo vệ cơ bao phủ các cơ quan và bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương như viêm loét.
Có thai ăn rau muống được không?
Rau muống là một loại rau tuyệt vời mà các mẹ bầu thường xuyên ăn bởi nó có thể điều trị được các chứng bệnh đã đề cập ở trên mà không cần dùng thuốc.
Nước rau muống luộc hoặc lá rau muống giúp giảm táo bón, đây là một triệu chứng phổ biến khi mang thai.
Mẹ bầu khi bổ sung rau muống vào chế độ ăn trong thai kỳ có thể bảo vệ cả mẹ và bé khỏi bệnh tiểu đường. Đây là một lợi ích tuyệt vời của rau muống cho những mẹ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn rau muống được trong thai kỳ.
Những quan niệm không đúng về rau muống
Có những lời đồn cho rằng ăn rau muống sẽ gây yếu chân hoặc giãn tĩnh mạch. Rõ ràng là có những nền văn hóa cho rằng phụ nữ mang thai khi ăn rau muống sẽ bị những bệnh đó. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chỉ ra ăn rau muống gây yếu chân.
Sự thật là hầu hết các mẹ bầu đều bị giãn tĩnh mạch khi mang thai. Tử cung phát triển gây áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, dẫn đến áp lực lớn hơn cho các tĩnh mạch ở chân. sinh mổ 8 có thai lại
Tìm hiểu thêm: Chế độ ăn uống thiếu khoa học gây ung thư
Mẹ nên ăn rau muống với hàm lương vừa phải, kết hợp với các loại rau khác để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Phụ nữ càng tăng nhiều cân khi mang thai, mang đa thai hoặc sinh càng nhiều thì tình trạng giãn tĩnh mạch càng nặng thêm. Việc đứng trong thời gian dài cũng không giúp hạn chế hay cải thiện tình trạng này.
Nhờ hàm lượng canxi cao mà rau muống giúp các mẹ bầu có được xương, răng chắc khỏe khi thai nhi khai thác canxi từ mẹ để phát triển.
>> Có thể bạn quan tâm: Mang thai 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân?
Tác dụng phụ của rau muống và những lưu ý khi ăn rau muống lúc mang thai
Rau muống thường an toàn cho tất cả mọi người, kể cả phụ nữ mang thai và trẻ em. Tuy nhiên, các mẹ nên sử dụng rau muống được trồng ở nơi cao, tránh rau muống nước bởi nó có thể bị ô nhiễm.
Khi sử dụng, mẹ nên ngâm rau muống trong dung dịch nước muối hoặc baking soda khoảng 30 phút để loại bỏ thuốc trừ sâu.
Mẹ bầu không nên ăn sống rau muống bởi có thể bị nhiễm ký sinh trùng. Để phòng ngừa thêm các mẹ bầu phải rửa kỹ và nấu chín rau trước khi ăn.
>>>>>Xem thêm: Trầm cảm sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng tránh
Mẹ bầu nên rửa sạch, chế biến kỹ ra muống để tránh thuốc trừ sâu, nhiễm sán.
Cuối cùng, rau muống có thể làm giảm lượng đường trong máu nên các mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi định đưa nó vào chế độ ăn hàng ngày.
Kết hợp và luân chuyển rau muống với các loại rau khác sẽ cung cấp cho mẹ bầu lượng canxi và sắt cần thiết giúp thai nhi phát triển.
Theo khuyến nghị của các chuyên gia, mẹ bầu nên tiêu thụ 2-3 phần rau mỗi ngày. Một khẩu phần 45 gr rau muống cung cấp cho mẹ protein, canxi, phốt pho, sắt, beta-carotene, thiamin, riboflavin, niacin và axit ascorbic.thai sản trọn gói
Tin liên quan
- Có thai ăn bưởi được không?
- Có thai ăn dứa được không?
- Có thai ăn khổ qua được không?
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.