Có thai ngoài tử cung là gì? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Có thai ngoài tử cung là một biến chứng sản khoa không hiếm gặp ở trong giai đoạn sớm của thai kỳ. Việc nhận biết sớm những triệu chứng mang thai ngoài tử cung sẽ giúp chị em điều trị kịp thời để bảo đảm sức khỏe sinh sản và tính mạng của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết có thai ngoài tử cung là gì, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả tình trạng mang thai ngoài tử cung ra sao?

Bạn đang đọc: Có thai ngoài tử cung là gì? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

1. Có thai ngoài tử cung là gì?

Thai ngoài tử cung là hiện tượng bào thai không nằm ở bên trong buồng tử cung mà lại phát triển ở những vị trí khác như vòi trứng, ổ bụng, cổ tử cung,… Đây là một biến chứng thai kỳ vô cùng nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây chảy máu ồ ạt và tử vong.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, có thai ngoài tử cung không phải là một biến chứng sản khoa hiếm gặp ở chị em phụ nữ. Do nhiều nguyên nhân khác nhau như nạo phá thai nhiều lần, vòi trứng bị tắc hẹp, viêm nhiễm vùng chậu, trứng di chuyển chậm hơn bình thường, khối u ở phần phụ,… mà khiến cho trứng đã thụ tinh làm tổ và phát triển ở ngay bên ngoài tử cung. Từ đó gây ra hiện tượng mang thai ngoài tử cung ở khoảng 10/1000 nữ giới.

Vị trí thường gặp nhất của thai ngoài tử cung là bám phía trên buồng trứng hoặc vòi trứng. Bên cạnh đó, cổ tử cung, ổ bụng cũng là những vị trí thuận tiện để thai ngoài tử cung phát triển trong trường hợp trứng đã thụ tinh đi lạc tới đây. Trên thực tế, thai ngoài tử cung là biến chứng sản khoa vô cùng nguy hiểm. Bởi lẽ nếu chị em không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ khiến vòi trứng bị vỡ hoặc tụ huyết thành nang trong ổ bụng. Kết quả là khiến chị em phụ nữ bị vô sinh hoặc tử vong.

Có thai ngoài tử cung là gì? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Mang thai ngoài tử cung là gì là thắc mắc của nhiều chị em

2. Những dấu hiệu có thai ngoài tử cung

Khi mang thai ngoài tử cung, ngoài những triệu chứng mang thai như bình thường như trễ kinh, ốm nghén, mất kinh,… thì chị em còn xuất hiện những dấu hiệu bất thường như:

– Ra máu âm đạo: Lượng máu âm đạo có thể ra ít, nhỏ giọt hoặc nhiều giống như rong kinh và máu kinh thường có màu sẫm.

– Đau bụng: Những cơn đau bụng dữ dội, quằn quại khi mang thai, nhất là đau bụng dưới, vùng xương chậu, đau tới mức ngất xỉu là một trong những dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung.

– Đau lưng: Đây là hiện tượng thường gặp khi chị em mang thai nhưng khi có thai ngoài tử cung, phụ nữ thường bị đau ở vùng lưng dưới.

– Ngoài ra, chị em còn gặp những dấu hiệu như hoa mắt, buồn nôn, vùng vai gáy bị co rút, huyết áp tụt đột ngột,…

Tìm hiểu thêm: Ung thư tuyến giáp có sinh con được không?

Có thai ngoài tử cung là gì? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Chảy máu âm đạo bất thường là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

3. Cách điều trị có thai ngoài tử cung hiệu quả nhất

Ngay khi thấy những dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung, chị em nên nhanh chóng tới cơ sở y tế uy tín gần nhất để được bác sĩ thăm khám và chỉ định phương pháp xử lý kịp thời, thích hợp. Về cơ bản, nguyên tắc điều trị có thai ngoài tử cung là phải lấy được bào thai ra khỏi vị trí nó đi lạc hoặc ngăn bào thai phát triển và tự tiêu biến đi. Theo đó, những biện pháp điều trị thai ngoài tử cung được bác sĩ chỉ định nhiều nhất là:

3.1. Bằng phương pháp nội khoa

Đây là phương pháp sử dụng thuốc nhằm ngăn chặn sự phân chia của tế bào, khối thai. Và tùy thuộc vào nồng độ của beta HCG (một chất do nhau thai tiết ra) mà chị em sẽ được lựa chọn phác đồ điều trị là đa liều hay đơn liều. Phương pháp điều trị nội khoa thường dành cho những trường hợp thai ngoài tử cung chưa vỡ, có kích thước dưới 3cm và chưa có tim thai. Sau khi được tiêm thuốc, chị em sẽ được theo dõi từ 3 – 4 tuần, xét nghiệm máu liên tục nhằm đánh giá nồng độ của beta HCG và siêu âm để theo dõi kích thước khối thai. Nếu nồng độ beta HCG có sự sụt giảm liên tục và đáng kể chứng tỏ khối thai đã dừng phát triển và các tế bào đang bị thuốc tiêu diệt dần dần.

Theo thống kê, tỷ lệ thành công của phương pháp nội khoa khá cao, có thể đạt trên 80%, đồng thời tỷ lệ tái phát thai ngoài tử cung ở vòi trứng cũng thấp hơn so với việc mổ thai ngoài tử cung bảo tồn vòi trứng. Thế nhưng khi điều trị bằng phương pháp nội khoa, chị em cần hiểu rõ rằng phương pháp này sẽ phải theo dõi dài ngày hơn và có khả năng điều trị thất bại và phải chuyển sang phẫu thuật cấp cứu.

3.2. Bằng phương pháp ngoại khoa

Đây là phương pháp phẫu thuật lấy bào thai ra khỏi cơ thể thai phụ. Theo đó, phương pháp thường được áp dụng nhiều nhất là phẫu thuật nội soi. Theo đó, bác sĩ sẽ mở một vài lỗ nhỏ ở thành bụng rồi đưa dụng cụ phẫu thuật vào để thực hiện thao tác lấy bào thai đi lạc ra ngoài. Phương pháp này thường được chỉ định cho những trường hợp thai ngoài tử cung đã lớn nhưng chưa vỡ. Trong trường hợp bào thai tử cung đã vỡ, bác sĩ sẽ chỉ định chị em thực hiện phương pháp mổ hở.

Có thai ngoài tử cung là gì? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Diễn viên Thanh Sơn chọn khám tầm soát ung thư tại Thu Cúc

Phẫu thuật lấy thai ngoài tử cung là phương pháp an toàn

4. Những thói quen sinh hoạt giúp chị em hạn chế diễn tiến của thai ngoài tử cung

Mặc dù không thể ngăn ngừa được hiện tượng mang thai ngoài tử cung, chị em có thể giảm thiểu tình trạng này nếu áp dụng lối sống lành mạnh sau đây:

– Quan hệ tình dục an toàn bằng việc hạn chế số lượng bạn tình.

– Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục để phòng ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và làm giảm nguy cơ mắc bệnh lý nhiễm trùng vùng chậu.

– Ngưng hút thuốc lá trước khi quyết định có thai.

– Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào trong thời gian mang thai.

Hy vọng bài viết của chúng tôi trên đây đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc “Có thai ngoài tử cung là gì?” cũng như những thông tin liên quan tới tình trạng này. Từ đó, biết được cách điều trị an toàn và đạt hiệu quả cao.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *