Co thắt động mạch vành là một dạng của bệnh lý động mạch vành (hay bệnh mạch vành), thường biểu hiện bằng chứng đau thắt ngực dữ dội, đau nhói như có vật nhọn đâm vào. Đây là nguyên nhân gây hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng về tim mạch như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não (đột quỵ).
Bạn đang đọc: Co thắt động mạch vành: Bệnh lý nguy hiểm
Hình ảnh co thắt động mạch vành
1. Thế nào là co thắt động mạch vành?
Tim cũng giống như nhiều cơ quan trong cơ thể, cần phải được bơm đủ máu và oxy để hoạt động. Máu được cung cấp cho tim thông qua hệ thống động mạch vành, xuất phát từ động mạch chủ. Các động mạch vành chia thành từng nhánh nhỏ dần và đi tới nuôi dưỡng từng vùng của cơ tim. Hệ động mạch vành bao gồm động mạch vành phải và động mạch vành trái.
Đây là tình trạng một hay nhiều mạch vành bị thu hẹp tạm thời, khiến lưu lượng máu về để nuôi dưỡng cơ tim bị suy giảm nhanh chóng, làm thiếu máu cơ tim cục bộ và gây ra các cơn đau thắt ngực. Biểu hiện đau thắt ngực này còn có tên gọi khác là cơn đau ngực biến thể hay bệnh đau ngực Prinzmetal.
-
Thắt động mạch vành làm thu hẹp lòng mạch vành và gây ra tình trạng đau thắt ngực.
2. Biểu hiện
Triệu chứng thường gặp nhất là cơn đau thắt ngực. Biểu hiện có thể khác nhau ở mỗi người do giới tính, độ tuổi và thể trạng cơ thể.
Khi gặp các cơn đau thắt ngực, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở ngực, đa số có biểu hiện đau phía bên trái, bên dưới xương ức, cảm giác như bị chèn ép, bóp nghẹt, đè nén ở lồng ngực và lan dần ra cổ, vai, hàm hoặc cánh tay. Khi đau người bệnh thường cảm thấy khó thở, thậm chí ngất xỉu.
Có hai loại đau thắt ngực thường gặp là: đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định.
Cơn đau thắt ngực ổn định chủ yếu do các mảng xơ vữa khiến động mạch vành bị thu hẹp. Cơn đau thường xảy ra khi người bệnh gắng sức làm một việc nào đó và lặp đi lặp lại thường xuyên theo cùng một mức độ, cảm giác đau thắt ngực sẽ giảm xuống khi người bệnh nghỉ ngơi.
Trái ngược với đau thắt ngực ổn định, các cơn đau thắt ngực không ổn định thường rất nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời sẽ rất dễ chuyển thành nhồi máu cơ tim. Hội chứng đau thắt ngực không ổn định xảy ra cả ở khi bạn gắng sức và khi nghỉ ngơi.
Khi gặp phải triệu chứng như trên, bạn cần đi thăm khám sớm với bác sĩ nội khoa để xác định được nguyên nhân gây co thắt và điều trị kịp thời. Bệnh lý động mạch vành có thể dễ dàng chuẩn đoán bằng các phương pháp như điện tâm đồ ECG, siêu âm tim, chụp cắt lớp vi tính động mạch vành, chụp cộng hưởng từ MRI.
3. Nguyên nhân
3.1. Nguyên nhân gây co thắt động mạch vành
Bệnh lý động mạch vành thường xảy ra ở những người đã có sự tích tụ các mảng xơ vữa ở động mạch vành, tuy nhiên đôi khi cũng có thể xảy ra do các yếu tố khác không phải bệnh lý gây ra.
Trong đó, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, béo phì,… là những nguyên nhân dễ gây bệnh lý động mạch vành.
3.2. Yếu tố gây co thắt động mạch vành
Theo các chuyên gia, các yếu tố tác động gồm:
Hút thuốc lá
Căng thẳng thần kinh kéo dài
Sử dụng quá nhiều rượu bia
Thay đổi nhiệt độ, bị lạnh đột ngột
Dùng chất kích thích như ma tuý
Thói quen ăn uống không khoa học
Lười vận động
Nam giới là đối tượng mắc các bệnh tim mạch cao hơn nữ giới, tuy nhiên nữ giới sau thời kỳ mãn kinh tỷ lệ mắc bệnh cũng sẽ tăng cao nên tuyệt đối không được chủ quan.
4. Mức độ nguy hiểm bệnh động mạch vành
Bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
Nhồi máu cơ tim
Rối loạn nhịp tim
Ngừng tuần hoàn, tim ngừng đập, đột tử.
Bệnh mạch vành thường xảy ra ở người có các mảng xơ vữa động mạch, nguy cơ nhồi máu cơ tim là rất cao. Do vậy, ngay khi gặp các tình trạng này, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được xử trí kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
-
Tìm hiểu thêm: Nhồi máu cơ tim và đột quỵ tai biến mạch máu não
Bệnh mạch vành tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim
5. Phương pháp điều trị hiệu quả
Đối với người mắc bệnh mạch vành, trước tiên bạn cần phải nghỉ ngơi hoàn toàn, dừng toàn bộ hoạt động đang làm, sau đó nhờ người nhà đưa đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Mục đích của việc điều trị bệnh lý động mạch vành là để ngăn ngừa tình trạng nhồi máu cơ tim diễn ra, kiểm soát các cơn đau thắt ngực.
Một số biện pháp được áp dụng để điều trị như sau:
Điều trị nội khoa: là phương pháp sử dụng thuốc để điều trị, có thể sử dụng các thuốc giãn mạch để giảm nhanh các triệu chứng co thắt ngực cho bệnh nhân. Ngoài ra, còn có một số loại thuốc khác dành cho các bệnh lý liên quan như thuốc hạ mỡ máu cho người bị mỡ máu và thuốc kiểm soát huyết áp nếu có tăng huyết áp. Cần tuần thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc.
Can thiệp bằng phẫu thuật: Bác sĩ sẽ cân nhắc trong trường hợp thực sự cần thiết. Mục đích phẫu thuật là giúp máu được lưu thông đến vùng cơ tim bị thiếu máu.
Bên cạnh đó, việc thực hiện lối sống lành mạnh cũng hỗ trợ điều trị hiệu quả: Bệnh lý mạch vành thường được kích hoạt do lối sống không khoa học. Do vậy, tạo cho bản thân một lối sống lành mạnh, có lợi cho sức khỏe chính là biện pháp quan trọng để giảm các cơn đau thắt ngực. Người bệnh nên hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, ngưng hút thuốc lá, tập thể dục thường xuyên để giảm cân và ngăn ngừa mỡ máu.
-
>>>>>Xem thêm: Các giai đoạn nhồi máu cơ tim Cấp – bán cấp và mạn tính
Phương pháp đặt stent nong mạch vành
- Qua bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu được bệnh động mạch vành nguy hiểm như thế nào. Cũng như cách xử trí hiệu quả nhất là gì. Nếu có biểu hiện nghi ngờ gặp phải chứng co thắt ở động mạch vành, ban nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa Tim mạch để được thăm khám với bác sĩ. Qua đó sẽ biết nguyên nhân chính xác gây triệu chứng, các bệnh lý nếu có và được điều trị đúng cách, trúng đích. Đồng thời, cần tạo cho mình lối sống khoa học, tích cực để đảm bảo một sức khỏe tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.