Cơn động kinh: Triệu chứng, nguyên nhân, phân loại

Động kinh là một trong những bệnh lý thần kinh khá phổ biến, chiếm tỷ lệ 0,5 – 0,8% dân số, đặc trưng bởi sự tái diễn các cơn kích thích tế bào thần kinh ở não. Cơn động kinh có triệu chứng gì, có những loại nào, có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bạn đang đọc: Cơn động kinh: Triệu chứng, nguyên nhân, phân loại

1. Động kinh là gì?

Động kinh là bệnh lý xảy ra khi hệ thống thần kinh bị rối loạn. Cụ thể là não phóng điện quá nhiều, dẫn đến các cơn co giật hoặc bất thường về hành vi, cảm giác, nhận thức.

Các dấu hiệu của bệnh động kinh gồm:

– Lú lẫn tạm thời

– Mất ý thức, có trường hợp mất nhận thức

– Co giật, mất kiểm soát ở tay, chân

– Nhìn một cách chằm chằm, vô định vào khoảng không

– Ngã quỵ đột ngột

– Cảm thấy sợ hãi hay lo lắng một cách thái quá

Tỷ lệ người mắc bệnh này chiếm khoảng 0,5 – 0,8% dân số. Tỷ lệ mắc bệnh trung bình là 20 – 70 người/100.000 dân/năm. 

Bệnh động kinh có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng tập trung chủ yếu ở trẻ em. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 50% số bệnh nhân dưới 10 tuổi và 75% số người bệnh dưới 20 tuổi mắc bệnh này. Tỷ lệ mắc bệnh ở tuổi trưởng thành thấp nhưng từ 60 tuổi trở lên lại tăng, khoảng 100/100.000 người.

Hiện tại chưa có phương pháp nào được chữa khỏi hoàn toàn bệnh này. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh có thể được cải thiện dần.

Cơn động kinh: Triệu chứng, nguyên nhân, phân loại

Động kinh là tình trạng rối loạn tạm thời hệ thống thần kinh.

2. Nguyên nhân gây ra các cơn động kinh

Khoảng 50% người bị động kinh không xác định được nguyên nhân gây bệnh. Các trường hợp còn lại, nguyên nhân gây bệnh có thể bao gồm:

2.1 Di truyền

Khoảng 10 – 25% số bệnh nhân mắc chứng động kinh có tiền sử gia đình mắc bệnh này.

2.2 Các bệnh lý ở não

Các bệnh lý ở não như khối u, bệnh đột quỵ có thể gây động kinh. Các thống kê cho thấy đột quỵ là nguyên nhân gây động kinh hàng đầu ở những người trên 35 tuổi.

Một số nhiễm trùng ở não như viêm màng não, viêm não do virus, bệnh AIDS cũng có thể gây động kinh.

2.3 Chấn thương

Các cơn động kinh có thể xảy ra sau khi người bệnh bị chấn thương ở vùng đầu.

Ngoài ra, khi còn ở trong bụng mẹ, thai nhi có thể bị thiếu dưỡng chất, thiếu dinh dưỡng do ảnh hưởng bởi một số nhiễm trùng mà mẹ mắc phải. Những tổn thương này có thể là nguyên nhân gây động kinh khi trẻ sinh ra.

2.4 Rối loạn phát triển

Một số người mắc các bệnh lý như tự kỷ, u sợi thần kinh dễ mắc chứng động kinh.

Tìm hiểu thêm: Liệt nửa người do nhồi máu não phục hồi như thế nào? 

Cơn động kinh: Triệu chứng, nguyên nhân, phân loại

Đột quỵ có thể là nguyên nhân gây động kinh.

3. Phân loại động kinh

Bệnh động kinh thành động được chia thành 2 nhóm chính là động kinh toàn thể hoặc động kinh cục bộ.

3.1 Cơn động kinh toàn thể

Động kinh dạng này có liên quan đến toàn bộ khu vực não bộ, được chia thành 6 kiểu sau:

– Động kinh co cứng

Ở dạng động kinh này, cơ bắp của người bệnh sẽ bị căng cứng, thường ở vị trí lưng, cánh tay, chân. Điều này có thể khiến người bệnh đột ngột vấp té, ngã quỵ xuống đất.

– Động kinh vắng ý thức

Đây là dạng động kinh theo chuỗi thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Trẻ khi mắc bệnh thường có biểu hiện nhìn chằm chằm vào khoảng không, máy môi, chớp mắt. Trong cơn vắng ý thức, người bệnh có thể mất nhận thức tạm thời.

– Động kinh giật cơ

Nhiều trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện các đợt giật ngắn và đột ngột ở cánh tay, ở chân.

– Động kinh co giật

Tình trạng co giật xảy ra ở phần cổ, cánh tay, mặt, lặp đi lặp lại.

– Động kinh co cứng – co giật

Người bệnh vừa bị co giật, vừa bị cứng cơ, có người còn bị mất kiểm soát bàng quang, tự cắn lưỡi.

– Động kinh mất trương lực cơ

Khi lên cơn động kinh, người bệnh sẽ mất kiểm soát cơ bắp và dễ bị ngã.

3.2 Cơn động kinh cục bộ

Đây là tình trạng xuất hiện các cơn động kinh khi một khu vực của não bộ bất thường. Chúng được phân thành động kinh không mất ý thức và động kinh có suy giảm ý thức.

– Động kinh không mất ý thức

Người bệnh có những thay đổi trong cảm xúc, giác quan, đôi khi kèm theo triệu chứng co giật không kiểm soát ở tay, chân, ngoài ra có thể chóng mặt, hoa mắt, ngứa ran…

– Động kinh có suy giảm ý thức

Khi mất ý thức, người bệnh thường nhìn chằm chằm vào khoảng không, không phản ứng lại với môi trường xung quanh. Một số người bệnh còn thực hiện các động tác lặp đi lặp lại như đi vòng tròn, chà hai bàn tay vào nhau…

4. Bệnh động kinh có nguy hiểm?

Khi lên cơn, người bệnh khó kiểm soát hành vi nên có thể gặp những nguy hiểm sau:

– Ngã: Thường xảy ra ở những người bị động kinh co giật, căng cứng. Việc té ngã có thể gây chấn thương ở đầu, gãy xương rất nguy hiểm.

– Tai nạn giao thông: Nếu đang tham gia giao thông mà người bệnh lên cơn động kinh suy giảm hoặc mất ý thức thì nguy cơ tai nạn là rất cao.

– Đuối nước: Điều này có thể xảy ra khi người bị động kinh đang bơi lội. Khả năng bị đuối nước của người bệnh này cao hơn 15 -19 lần so với người bình thường.

– Gây nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi: Nếu phụ nữ đang mang thai mà lên cơn động kinh thì có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Hơn nữa, một số thuốc chữa động kinh có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ.

– Tự kỷ: Một số người bị động kinh có thể gặp phải nhiều vấn đề về tâm lý, dẫn đến tự kỷ. Không ít trường hợp tự tử.

Cơn động kinh: Triệu chứng, nguyên nhân, phân loại

>>>>>Xem thêm: Các triệu chứng bệnh động kinh, bạn đã biết?

Bệnh động kinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tự kỷ.

5. Phương pháp điều trị hiệu quả bệnh động kinh

Bệnh động kinh rất nguy hiểm nhưng nếu được kiểm soát, người bệnh vẫn an toàn sống chung với căn bệnh này cả đời. 

Một số loại thuốc có tác dụng giảm hoặc chấm dứt cơn động kinh rõ rệt. Trong trường hợp người bệnh không tái phát thì có thể dừng dùng thuốc. Tuy nhiên, khi dùng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn, không tự ý dừng thuốc hay đổi thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Nếu cảm thấy bất cứ khó chịu hoặc bất thường nào, cần báo ngay cho bác sĩ.

Trường hợp sử dụng thuốc không hiệu quả, tình trạng động kinh vẫn tái diễn thì bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật nếu đáp ứng những điều kiện cho phép.

Ngoài ra, các biện pháp áp dụng chế độ ăn Keto, kích thích thần kinh phế vị, kích thích não sâu… có thể có tác dụng đối với việc điều trị. 

Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm kiến thức về cơn động kinh. Khi thấy người thân có các dấu hiệu động kinh, hãy chủ động đưa họ đi khám để được bắt bệnh và điều trị đúng hướng. 

Thông tin chỉ mang tính tham khảo, không thay thế các chẩn đoán và điều trị y khoa. Muốn biết Thu Cúc TCI đang áp dụng các phương pháp điều trị động kinh nào, vui lòng liên hệ để được tư vấn chi tiết. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *