Gan nhiễm mỡ có tiến triển âm thầm, sau khoảng 20 năm nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển thành xơ gan, ung thư gan. Nhận diện sớm bệnh gan nhiễm mỡ sẽ giúp “giải cứu” lá gan của bạn khỏi biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Con đường từ gan nhiễm mỡ đến xơ gan, ung thư gan
1. Xơ gan, ung thư gan phát triển từ “cột mốc” gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ hay còn gọi là thoái hóa mỡ gan. Đây là tình trạng mỡ (chủ yếu là Triglycerid) tích tụ trong gan vượt quá 5% trọng lượng gan. Khi gan bị bao phủ bởi lớp mỡ tích tụ lâu ngày sẽ phá hủy dần các tế bào gan và khiến chức năng gan bị suy giảm.
Con đường từ gan nhiễm mỡ đến xơ gan, ung thư gan thường trải qua giai đoạn đầu tiên là viêm gan mỡ. Đây là tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều và lâu ngày tạo điều kiện cho các virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, độc tố từ ruột và bên ngoài xâm nhập vào và gây bệnh viêm gan.
Tiếp theo đó là sự suy giảm chức năng của các tế bào gan bị mỡ bao phủ lâu ngày, điều này khiến các tế bào gan hoạt động quá mức, tạo ra các sợi xơ ở gan. Sự phát triển các sợi xơ ngày càng nhiều gây tổn thương, hoại tử tế bào gan và cấu trúc của gan khi này cũng bị thay đổi, dễ hình thành các mô sẹo khiến gan bị chai cứng, không còn khả năng phục hồi và dẫn tới xơ hóa gan.
Và khi tế bào gan đã bị phá hủy bởi các mô sẹo, tình trạng xơ gan tăng dần sẽ giết chết hàng loạt các tế bào gan lành, thay vào đó là sự tăng trưởng và phát triển không kiểm soát được của các tế bào gan ác tính (ung thư gan).
Bệnh gan nhiễm mỡ có tiến triển âm thầm, sau khoảng 20 năm nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển thành xơ gan, ung thư gan.
Gan nhiễm mỡ nếu không được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả kéo dài có thể gây xơ gan, ung thư gan.
2. Gan nhiễm mỡ trẻ hóa và dấu hiệu nhận biết
Theo ước tính tại Việt Nam, khoảng 20-30% dân số bị gan nhiễm mỡ. Nếu như trước đây, lứa tuổi bị gan nhiễm mỡ đa số là từ 40-60 tuổi thì hiện nay bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng trẻ hóa, có những người mới chỉ ngoài 20 hoặc 30 tuổi đã bị gan nhiễm mỡ.
Nguyên nhân khiến gan nhiễm mỡ ngày càng trẻ hóa chủ yếu do “nạp” nhiều bia rượu, chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo, ít vận động. Gan nhiễm mỡ có thể xảy ra ở cả trẻ em, nhưng tỷ lệ ghi nhận thường ít.
Theo TTND, PGS. TS, Bác sĩ Nguyễn Xuân Thành (chuyên gia gan mật của Thu Cúc TCI) cho biết: “Một điều thú vị là gan có thể tự hồi phục bằng cách tạo ra các tế bào mới, thay thế cho các tế bào cũ bị tổn thương. Các tổn thương do gan nhiễm mỡ nếu được phát hiện sớm hoàn toàn có thể hồi phục được. Tuy nhiên, các dấu hiệu gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu thường không biểu hiện rõ rệt, mà diễn biến âm thầm nên nhiều người không biết mình mắc bệnh hoặc biết mà chủ quan, bỏ qua. Chính điều này đã khiến nhiều người bệnh phải đối mặt với biến chứng gan nhiễm mỡ nặng gây xơ gan, ung thư gan”.
Chuyên gia cũng chỉ ra biểu hiện đầu tiên và thường gặp ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ đó là bụng ấm ách và hơi khó chịu. Khi tình trạng viêm gan nhiễm mỡ xảy ra, lúc này các triệu chứng chính sẽ là chán ăn, sụt cân, đau bụng hoặc mệt mỏi nhiều và vàng da.
Tìm hiểu thêm: Những dấu hiệu cảnh báo gan bạn đang gặp nguy hiểm
Nếu có biểu hiện chán ăn, sụt cân, mệt mỏi,… nhất là nam giới hay sử dụng bia rượu, cần đi khám gan để phát hiện các vấn đề bất ổn và xử trí kịp thời.
3. “Giải cứu” gan nhiễm mỡ, đẩy lùi xơ gan, ung thư gan
Anh N.V.H (34 tuổi, Thái Bình) chia sẻ: “mình làm công việc kinh doanh nhà hàng nên phải tiếp khách khứa liên tục, có những hôm bia rượu thường xuyên bụng dạ rất khó chịu. Trước đây sức khỏe của mình rất tốt, nhưng dạo gần đây tăng cân mất kiểm soát nên mình đi khám và siêu âm đàn hồi mô gan ở Thu Cúc thì phát hiện bị gan nhiễm mỡ nhẹ. Rất may mắn là bác sĩ bảo có thể phục hồi hoàn toàn được, bác sĩ kê thuốc, dặn dò chế độ ăn uống, tập luyện, đặc biệt là phải hạn chế bớt bia rượu lại, mình thấy yên tâm hơn hẳn”.
Chú Đ.Q.C (57 tuổi) chia sẻ: “tôi bị tiểu đường và mỡ máu cao, năm nay gia đình có đưa đi khám sức khỏe ở Thu Cúc và làm xét nghiệm chức năng gan, siêu âm gan, thì được bác sĩ kết luận là bị gan nhiễm mỡ độ 2. Bác sĩ có dặn cần uống thuốc đầy đủ, ăn uống và sinh hoạt điều độ và đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 3 tháng một lần”.
Gan nhiễm mỡ khiến lá gan của bạn nhanh chóng bị suy kiệt, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cuộc sống. Vì vậy, tầm soát sớm gan nhiễm mỡ trước khi có những tổn thương thực sự ở gan xảy ra là việc làm rất cần thiết và bạn cần thực hiện ngay từ sớm.
4. Tầm soát gan nhiễm mỡ bằng cách nào?
Hiện nay để chẩn đoán gan nhiễm mỡ, bác sĩ thường phối kết hợp sử dụng các phương pháp sau đây để chẩn đoán bệnh, gồm:
4.1 Khám lâm sàng và hỏi tiền sử bệnh
Với các bác sĩ thì việc nhận biết gan nhiễm mỡ qua khám lâm sàng (khám ban đầu) là việc làm đầu tiên và rất cần thiết. Gan nhiễm mỡ thường ít khi có biểu hiện ra bên ngoài, nên nếu bạn khám với bác sĩ không phải chuyên khoa Gan mật chỉ dựa vào khám lâm sàng và hỏi bệnh sử sẽ gặp phải khó khăn trong việc chẩn đoán.
Nếu bạn khám với bác sĩ chuyên khoa gan mật thì bằng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thăm khám nhiều năm của mình, cộng với dấu hiệu của người bệnh, cùng các thông tin về tiền sử bệnh được khai thác trong quá trình thăm khám thì bác sĩ sẽ dự đoán tương đối chính xác việc bạn có bị gan nhiễm mỡ hay không.
Để kết luận một cách chính xác nhất, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh, trong một số trường hợp có thể phải sinh thiết gan để có kết luận chính xác nhất.
>>>>>Xem thêm: Gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ và nguy hiểm thế nào
Nếu nghi ngờ các vấn đề về gan, bạn nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa gan mật để được kiểm tra kỹ, chẩn đoán đúng bệnh và tư vấn phác đồ điều trị tối ưu.
4.2 Xét nghiệm máu hỗ trợ chẩn đoán gan nhiễm mỡ
Chức năng gan có thể được đánh giá thông qua một số chỉ số xét nghiệm máu như ALT, AST, GGT.
4.3 Siêu âm, chụp chiếu giúp chẩn đoán gan nhiễm mỡ
Siêu âm ổ bụng thông thường (siêu âm gan thông thường) hoặc siêu âm đàn hồi mô gan. Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc chụp cộng hưởng từ MRI. Thông qua những hình ảnh thu được này, bác sĩ có thể nhận thấy có sự tồn tại hay không của chất béo ứ đọng trong gan, ngoài ra còn giúp phân loại gan nhiễm mỡ đơn thuần hay gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH).
4.4 Sinh thiết gan
Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể phải đề nghị bạn làm sinh thiết gan để có kết luận một cách chính xác nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.