Cúm A H1N1 có khả năng truyền nhiễm từ người sang người thông qua giọt bắn khi ho, hắt hơi. Mặc dù hầu hết các trường hợp nhiễm virus cúm A/H1N1 chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể tự hồi phục. Nhưng cũng có không ít trường hợp nhiễm bệnh dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Bạn đang đọc: Cúm A H1N1: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh
1. Cúm A H1N1 là gì?
Cúm A/H1N1 là một chủng virus cúm có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Tên gọi “H1N1” xuất phát từ hai loại protein kháng nguyên trên bề mặt virus: hemagglutinin loại 1 (H1) và neuraminidase loại 1 (N1).
Trước đây, cúm A/H1N1 thường được biết đến với tên gọi “cúm lợn”, bởi nhiều nguồn cho rằng virus này có nguồn gốc từ lợn. Tuy nhiên, chủng virus này thực sự là sự kết hợp của các virus từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: lợn, chim, con người.
Cúm A/H1N1 là bệnh có khả năng lây nhiễm cao
Bệnh cúm A/H1N1 thường xuất hiện theo mùa, dễ dàng lây lan và có thể gặp ở bất kỳ ai. Các triệu chứng của nó tương tự như cúm mùa, bao gồm: ho, sốt, đau họng, đau đầu, sổ mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi, ớn lạnh. Một số trường hợp còn có thể gặp các triệu chứng như tiêu chảy và nôn mửa.
1.1. Cúm A H1N1 có nguy hiểm không?
Cúm A/H1N1 có thể coi là virus nguy hiểm, nhưng mức độ cao hay thấp còn tùy thuộc vào sức khỏe và độ tuổi của người bị nhiễm. Đa số người mắc bệnh cúm A/H1N1 thường tự hồi phục trong vòng hai tuần (có thể không cần) sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng nề, kéo dài về sau.
Với thời gian ủ bệnh ngắn chỉ từ 1-2 ngày cùng với khả năng lây truyền nhanh chóng, cúm A H1N1 trở thành một bệnh nguy hiểm tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh lớn và vượt ngoài tầm kiểm soát của các chuyên gia y tế.
1.2. Đường lây nhiễm của virus cúm A H1N1
Virus cúm bao gồm cả virus cúm A H1N1, chủ yếu lây truyền từ người sang người thông qua các giọt bắn từ ho, hắt hơi hoặc nói chuyện của người mắc bệnh. Ngay cả những người khỏe mạnh cũng có thể lây nhiễm virus cúm khi họ chạm vào các bề mặt hoặc vật dụng nhiễm virus, sau đó chạm vào miệng hoặc mũi của mình.
Đáng chú ý là virus cúm A H1N1 có thể bắt đầu lây truyền từ một ngày trước khi người bệnh bắt đầu có triệu chứng và tiếp tục lây truyền đến 7 ngày tiếp theo. Trẻ em dưới 2 tuổi là nhóm có nguy cơ đặc biệt, vì trẻ có thể tiếp tục lây truyền virus trong một khoảng thời gian dài hơn.
2. Thời gian tồn tại ngoài môi trường của virus cúm A/H1N1
Virus cúm A/H1N1 là một loại virus có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường. Nó có thể sống từ 24-48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tủ,… và có thể tồn tại trong quần áo từ 8-12 giờ. Tuy nhiên, khi virus bám trên bề mặt lòng bàn tay thì chỉ duy trì sự sống được khoảng 5 phút. Đáng chú ý, cúm A/H1N1 có khả năng sống lâu trong môi trường nước với thời gian sống lên đến 4 ngày ở nhiệt độ khoảng 22 độ C và một vài tuần ở nhiệt độ 0-4 độ C.
Virus có khả năng sống tốt ở môi trường ẩm thấp, bể bơi, nơi thiếu ánh sáng
Với những thông tin này, chúng ta có thể thấy rằng các bãi tắm và hồ bơi công cộng có thể tạo ra môi trường lý tưởng cho virus A/H1N1 hoạt động mạnh, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, độ ẩm thấp và thiếu ánh nắng để tiêu diệt virus. Cần lưu ý rằng, ở nhiệt độ -20 độ C và điều kiện khô hanh, virus cúm có thể tồn tại trong môi trường suốt cả năm.
3. Dấu hiệu nhận biết bạn mắc cúm A H1N1
Theo các chuyên gia y tế, người nhiễm virus cúm A/H1N1 thường trải qua các triệu chứng tương tự như cúm thông thường, nhưng cũng có một số dấu hiệu đặc biệt hơn. Cụ thể:
– Sốt đột ngột cao hơn 38 độ C thường đi kèm với cảm giác ớn lạnh.
– Nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đau nhức cơ, biếng ăn, cảm thấy suy nhược cơ thể.
– Có các biểu hiện về đường hô hấp như đau họng, viêm họng, ho khan.
– Ngứa mũi hắt hơi, sổ mũi, khó thở.
– Có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.
Mức độ của các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào từng người. Nhìn chung, người mắc cúm thường sốt trong khoảng từ 2 đến 5 ngày, trong khi các triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp do các loại virus khác thường giảm sau 24 đến 48 giờ.
Các triệu chứng của cúm A/H1N1 thường bắt đầu cải thiện sau 2 đến 5 ngày, dù bệnh có thể kéo dài lên đến 7 ngày hoặc lâu hơn.
4. Biến chứng của cúm A H1N1
Trái với cúm mùa thông thường chỉ tấn công tế bào ở phần trên của hệ hô hấp, cúm A/H1N1 có khả năng xâm nhập sâu vào tế bào phổi, gây ra viêm phổi và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng có thể gặp sau khi nhiễm cúm A/H1N1 bao gồm:
– Suy hô hấp cấp: Biểu hiện thông qua các triệu chứng lâm sàng như: khó thở, thiếu oxy, mạch đập nhanh, thở dốc, có dấu hiệu tổn thương phổi. Đi kèm với đó có thể là một số biến chứng nghiêm trọng như suy thận, sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan và có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng.
– Cúm A/H1N1 cũng có thể gây ra các biến chứng liên quan như viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang và nhiễm trùng tai.
Tìm hiểu thêm: Vacxin Rota cho trẻ và những điều bố mẹ cần biết
Cúm A/H1N1 không được chữa kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Phụ nữ mang thai nằm trong nhóm có tỷ lệ biến chứng cúm A/H1N1 cao hơn so với những người khác. Tỷ lệ tử vong trong nhóm này cũng cao hơn do hệ miễn dịch của họ bị suy giảm, dễ dàng bị virus tấn công.
Vì vậy, phụ nữ mang thai nên liên lạc với cơ sở y tế nếu có các triệu chứng như sốt, ho, khó thở, tắc ngực… để kịp thời chẩn đoán và chỉ định điều trị bệnh (nếu cần thiết). Đặc biệt, các chuyên gia y tế khuyến cáo các chị em nên tiêm vắc xin cúm ít nhất 1 tháng và tốt nhất là 3 tháng trước khi có ý định mang bầu.
5. Cách phòng ngừa cúm A H1N1
Để bảo vệ bạn và gia đình khỏi virus cúm A(H1N1), Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế khuyến nghị áp dụng một số biện pháp phòng ngừa cơ bản như sau:
– Hãy làm sạch tay thường xuyên bằng xà phòng, hạn chế việc chạm tay lên mắt, mũi. Khi ho hoặc hắt hơi, hãy che miệng và mũi để ngăn chặn vi khuẩn lan truyền.
– Tránh khạc nhổ ở nơi công cộng,sử dụng các dung dịch sát khuẩn cho đường hô hấp và mắt hàng ngày.
– Không nên tiếp xúc gần với người bệnh hoặc người có nguy cơ nhiễm cúm.
– Duy trì một lối sống lành mạnh, chế độ ăn cân đối, đủ chất đẻ tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
– Thực hiện vệ sinh cá nhân, môi trường sống bằng cách lau chùi các bề mặt, vật dụng hàng ngày với xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu 4 thông tin cần biết về vacxin Infanrix Hexa
Bố mẹ nên thực hiện tiêm phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch trình để nâng cao sức đề kháng cho con yêu
Tiêm vắc xin cúm có thể là biện pháp phòng ngừa hiệu quả được các chuyên gia y tế khuyến cáo nên thực hiện đầy đủ, đúng lịch trình. Việc tiêm chủng định kỳ có thể giúp bạn và gia đình chống chọi với cúm A H1N1 thông qua việc tăng cường hệ thống miễn dịch toàn diện.
Nếu các bạn còn câu hỏi thắc mắc về gói tiêm chủng tại Thu Cúc TCI, hãy để lại thông tin để chúng tôi hỗ trợ giải đáp sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.