Cùng chị em tìm hiểu tầm soát ung thư phụ khoa

Theo hiệp hội Ung thư Mỹ ACS, ung thư phụ khoa (UTPK) còn được gọi tên “sát thủ thầm lặng”. Bởi nó luôn âm thầm nhưng đe dọa cuộc sống và thiên chức làm mẹ của phái đẹp. Trước tình hình đó, tầm soát ung thư phụ khoa là “chìa khóa” then chốt giúp chị em phòng ngừa và phát hiện kịp thời nguy cơ mắc căn bệnh quái ác này.

Bạn đang đọc: Cùng chị em tìm hiểu tầm soát ung thư phụ khoa

1. Tổng quan về tầm soát sớm ung thư phụ khoa

Ung thư phụ khoa dùng để chỉ chung những bệnh ung thư xuất hiện trong cơ quan sinh sản của nữ giới. Nó chủ yếu gồm 5 loại chính: ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư ruột kết, ung thư dạ con, ung thư âm đạo. UTPK phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao. Nữ giới cần phát hiện và điều trị kịp thời.

1.1. Lợi ích của tầm soát ung thư phụ khoa

Cùng với ung thư vú, UTPK chiếm 1/3 tổng số ca bệnh ung thư ở phái nữ mỗi năm. Nguy hiểm hơn, tỷ lệ này ngày càng tăng cao và trẻ hóa. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, cuộc sống, tính mạng của người phụ nữ. Kèm theo đó là nguy hại tới khả năng sinh sản về sau.

Cùng chị em tìm hiểu tầm soát ung thư phụ khoa

Ung thư phụ khoa phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao, đòi hỏi nữ giới cần phát hiện và điều trị kịp thời

Như các bệnh ung thư khác, UTPK nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn:

– Tầm soát sớm các dấu hiệu bất thường, nguy cơ mắc các bệnh ung thư phụ khoa

– Phát hiện UTPK ở giai đoạn khởi phát

– Kịp thời điều trị bệnh ở giai đoạn đầu với tỷ lệ thành công tới trên 80%

– Giảm thiểu chi phí, thời gian điều trị so với khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn

– Bảo tồn khả năng sinh sản cho nữ giới

Với những tác dụng tuyệt vời mà tầm soát sớm UTPK đem lại, nữ giới được khuyến cáo nên kiểm tra định kỳ 1-2 lần/năm để chủ động trước nguy cơ bị ung thư ghé thăm.

1.2. Đối tượng cần tầm soát sớm ung thư phụ khoa

Nữ giới ở độ tuổi và giai đoạn cuộc đời sau cần chú ý sàng lọc định kỳ:

– Nữ giới sau tuổi 40

– Gia đình có người thân có tiền sử mắc ung thư vú, ung thư phụ khoa

Cùng chị em tìm hiểu tầm soát ung thư phụ khoa

Nữ giới sau tuổi 40 cần chú ý sàng lọc ung thư phụ khoa định kỳ hàng năm

– Nữ giới sau tuổi 21 đã quan hệ tình dục

– Nữ giới trong độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh

– Nữ giới có dấu hiệu nghi ngờ ung thư vú, UTPK (Đau ngực, sờ thấy u ở vú, chảy máu vùng âm đạo bất thường,…)

– Nữ giới sinh đẻ nhiều lần, dùng thuốc tránh thai nhiều, nạo phá thai nhiều lần,…

2. Gói sàng lọc ung thư sinh dục có gì?

Hiện nay, ngoài các gói tầm soát riêng biệt từng loại ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,… các cơ sở y tế đã cung cấp gói tầm soát tổng hợp ung thư vú – phụ khoa. Trong đó, các danh mục khám từ tổng quát tới chi tiết được thiết kế khoa học, khép kín. Mục đích cuối cùng nhằm kiểm tra và chẩn đoán bệnh lý chính xác nhất.

Khám lâm sàng

Bước đầu tiên tương tự như với khám sức khỏe tổng quát. Bác sĩ đo lường các chỉ số cơ bản nhằm kiểm tra tổng quát thể trạng của đương đơn. Tiếp đó là khám phụ khoa và khám vú để phát hiện các dấu hiệu bất thường. Song song với thăm khám, bác sĩ cũng trao đổi trực tiếp nhằm thu thập thông tin về tiền sử bệnh lý người bệnh và gia đình. Từ đó, bác sĩ đưa ra được những chẩn đoán ban đầu và chỉ định các bước khám tiếp theo.

Tìm hiểu thêm: Thời điểm “vàng” để niềng răng cho trẻ em

Cùng chị em tìm hiểu tầm soát ung thư phụ khoa

Phái nữ nên ưu tiên lựa chọn gói tầm soát tổng hợp ung thư vú – phụ khoa

Xét nghiệm

Danh mục xét nghiệm máu cơ bản nhằm tầm soát các bệnh lý về máu và chức năng hoạt động của gan, thận, hệ bài tiết,…

Với danh mục xét nghiệm chuyên sâu, bác sĩ đo lường nồng độ các chất chỉ điểm trong máu để tiên lượng nguy cơ mắc bệnh. Mỗi loại ung thư phụ khoa có một chất chỉ điểm khác nhau, ví dụ:

– Định lượng CA¹²⁵: Tầm soát ung thư buồng trứng

– Định lượng SCC: Tầm soát ung thư cổ tử cung

– Định lượng CA 15 – 3: Tầm soát ung thư vú

– HPV PCR: Phát hiện nhiễm tuýp virus HPV có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung và các bệnh lý phụ khoa lây truyền qua đường tình dục

Ngoài xét nghiệm máu, bệnh nhân cũng được chỉ định các xét nghiệm tế bào học chuyên biệt để sàng lọc ung thư cổ tử cung như: Xét nghiệm Pap, xét nghiệm Thinprep,…

Chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng

Nếu như kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ có cơ sở nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư, thì bước này giúp bác sĩ trực tiếp phát hiện khối u, chẩn đoán giai đoạn mắc bệnh.

Cùng chị em tìm hiểu tầm soát ung thư phụ khoa

Bệnh nhân được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị sớm cùng những thay đổi cần thiết để cải thiện sức khỏe một cách tích cực

– Chụp X-quang ngực thẳng: Phát hiện bất thường trong lồng ngực

– Chụp X-quang tuyến vú: Phát hiện khối u bất thường trong vú

– Siêu âm tuyến vú: Phát hiện bất thường tại vú

– Siêu âm ổ bụng: Phát hiện một số bệnh lý các tạng trong ổ bụng cùng tử cung, buồng trứng)

– Siêu âm đầu dò âm đạo (đối với trường hợp đã quan hệ tình dục): Phát hiện bất thường tử cung phần phụ

Sau khi tổng hợp và kết luận tầm soát, bệnh nhân được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị sớm cùng những thay đổi cần thiết để cải thiện sức khỏe một cách tích cực.

3. Giải đáp thắc mắc xung quanh vấn đề sàng lọc ung thư phụ khoa

Dù đã biết được tầm quan trọng của việc sàng lọc sớm UTPK, nhưng nhiều chị em vẫn chần chừ bởi những thắc mắc chưa được giải đáp.

3.1. Khám phụ khoa có tầm soát được ung thư phụ khoa không?

Phái nữ được khuyến cáo nên đi khám phụ khoa định kỳ thường xuyên. Nó giúp ngăn chặn kịp thời các bệnh lý phụ khoa, giúp chị em tự tin trong cuộc sống và hôn nhân.

Cùng chị em tìm hiểu tầm soát ung thư phụ khoa

>>>>>Xem thêm: 4 Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết

Chị em nên chủ động tìm kiếm, lựa chọn cho mình nơi khám, gói khám phù hợp

Với những bước khám tương tự như tầm soát UTPK, nhiều chị em luôn nhầm tưởng chỉ cần thăm khám phụ khoa đã có thể sàng lọc được các bệnh UTPK. Tuy nhiên, khám phụ khoa chỉ là bước đầu trong gói tầm soát. Bác sĩ sẽ qua đó phát hiện được các dấu hiệu bất thường của người bệnh, có cơ sở chỉ định các bước tầm soát chuyên sâu hơn để đưa ra kết quả sàng lọc chính xác hơn. Vì vậy, chị em xin đừng bỏ qua tầm soát ung thư định kỳ hàng năm.

3.2. Tầm soát ung thư phụ khoa bao nhiêu tiền?

Hiện nay, giá gói tầm soát ung thư vú – phụ khoa trọn gói dao động từ 2.700.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Sự khác biệt chi phí phụ thuộc vào các yếu tố như:

– Cơ sở y tế thăm khám

– Danh mục tầm soát

– Chất lượng dịch vụ

– Công nghệ thăm khám

Chị em nên chủ động tìm kiếm, lựa chọn cho mình nơi khám, gói khám phù hợp. Đây thực sự là khoản đầu tư hợp lý và lâu dài cho sức khỏe và tương lai.

Thông qua bài viết, hy vọng một nửa thế giới đã tự tin và đủ hiểu biết, chủ động tầm soát ung thư phụ khoa để phòng ngừa nguy cơ mắc “án tử” cho chính mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *