Hầu hết các trường hợp đa nhân tuyến giáp được đánh giá là khá lành tính. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nó lại là tác nhân gây nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Vì vậy người bệnh nên chủ động thăm khám định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ để nắm bắt được tình trạng bệnh lý. Từ đó có những phương hướng điều trị phù hợp và hiệu quả.
Bạn đang đọc: Đa nhân tuyến giáp 2 thùy và những thông tin bạn cần biết
1. Tuyến giáp và các tổn thương thường gặp
Tuyến giáp có vị trí nằm ở phía trước cổ và có hình dạng như cánh bướm. Đây là cơ quan tiết ra hai loại hormone: Triiodothyronine và Thyroxine, chúng có chức năng:
– Thúc đẩy hoạt động của các tế bào và làm tăng chuyển hóa lipid, grucid. Ngoài ra còn giúp tăng đường huyết và tạo năng lượng đối với cơ thể.
– Tăng khả năng tuần hoàn máu và oxy trong máu đi nuôi cơ thể.
– Tác động tới các hoạt động của: tuyến sữa và tuyến sinh dục.
– Tăng cường khả năng hoạt động, phát triển của não bộ và hệ thần kinh.
– Canxi có trong máu được giữ ở mức ổn định.
Vì nắm giữ nhiều vai trò quan trọng, nên khi tuyến giáp xuất hiện các tổn thương sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của cơ thể. Do vậy, khi phát hiện có những tổn thương sau bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám sớm:
– Da bị khô và có hiện tượng tróc tróc như vảy cá.
– Tóc rụng và dần thưa hơn.
– Luôn có cảm giác lo lắng, bồn chồn và xuất hiện trầm cảm (diễn ra nhiều).
– Tăng hoặc giảm cân bất thường.
– Chu kỳ kinh nguyệt không ổn định: quá nhiều hoặc quá ít.
– Cảm thấy khó chịu và đau khi nuốt ở vùng cổ.
Hiện nay số lượng người mắc bệnh về tuyến giáp khá cao. Nên mọi người khá chủ quan, từ đó dẫn đến việc: khi phát hiện thì bệnh đã nặng. Trong đó tuyến giáp đa nhân được xem là một tình trạng khá phổ biến.
Tuyến giáp có hình dạng cánh bướm và nằm ở phía trước cổ
2. Nguyên nhân của tình trạng đa nhân tuyến giáp
Tuyến giáp đa nhân 2 là tình trạng khi tuyến giáp bị tổn thương và ở cả hai thùy đều xuất hiện nhân mọc lên (thay đổi về cấu trúc trong tuyến giáp). Loại bướu này chủ yếu có 2 loại sau:
– Đa nhân 2 thùy không độc: là khi các nhân giáp mọc lên trong 2 thùy nhưng không gây ảnh hưởng hay làm thay đổi chức năng sản xuất hormone.
– Đa nhân 2 thùy độc: trường hợp này sẽ gây tổn thương cả về cấu trúc và chức năng của tuyến giáp. Khi đó các nhân giáp sẽ sản sinh ra hormone độc lập với tuyến giáp và dẫn đến cường giáp.
Do tình trạng này có mức độ nguy hiểm và phổ biến khá lớn nên cũng có nhiều nghiên cứu được thực hiện để tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đa nhân tuyến giáp lại không thể phát hiện được nguyên nhân. Một vài yếu tố nguy cơ có thể kể tới như: thiếu iod kéo dài, viêm tuyến giáp tự miễn, nhiễm một số virus,…
3. Dấu hiệu và chuẩn đoán bệnh
Thông thường các bệnh lý liên quan tới tuyến giáp thường không có quá nhiều dấu hiệu rõ rệt. Với đa nhân cũng vậy, thường tình trạng được phát hiện khi đi thăm khám hay làm các xét nghiệm trực tiếp.
3.1. Một số dấu hiệu nhận biết đa nhân tuyến giáp
Nhiều trường hợp, bướu đa nhân sẽ hình thành và thể hiện rõ là một khối u ở trước cổ. Khi đó người bệnh sẽ phát hiện ra ngay. Hay đôi khi xuất hiện một vài các triệu chứng của tuyến giáp đang hoạt động quá mức (cường giáp), hoặc hoạt động kém (suy giáp):
– Tuyến giáp khi hoạt động quá mức (cường giáp): khiến cơ thể giảm cân, tay run, đánh trống ngực, rối loạn lo âu, mất ngủ,…
– Tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp): gây tăng cân, khô da, tróc vảy, chuột rút, co cơ, táo bón, chịu lạnh kém,…
Khi bướu và nhân hình thành càng lớn sẽ khiến việc nuốt, thở trở lên khó khăn. Người bệnh thường xuyên thấy khàn giọng, cảm giác thắt chặt quanh cổ.
Tìm hiểu thêm: U sợi tuyến vú lành tính: Nguyên nhân, cách điều trị
Bệnh có thể gây sưng, khó nuốt hoặc đau thắt vùng cổ
3.2. Chuẩn đoán đa nhân tuyến giáp
Để xác định chính xác tình trạng bệnh, bạn nên tới các cơ sở y tế để được xét nghiệm và khám cụ thể. Khi đến thăm khám bác sĩ sẽ cần bạn cung cấp thêm một số thông tin như:
– Tiền sử bệnh tật trước đó: bác sĩ sẽ cần các thông tin về lịch sử gia đình bạn có ai mắc bướu cổ hay vấn đề về tuyến giáp không. Hay việc bạn đã từng đi khám về bệnh lý này chưa? Đã trải qua xạ trị ở: cổ, đầu hoặc ngực chưa?
– Khám thực thể: bác sĩ hỏi về tình trạng cân nặng, tâm trạng, rụng tóc, ra mồ hôi, mức độ run của tay,… và khám trực tiếp vùng cổ xem có điểm gì bất thường.
– Làm một số xét nghiệm như: siêu âm, thử máu hay sinh tiết. Siêu âm giúp bác sĩ xác định được về kích thước tuyến giáp và hình ảnh nhân (nếu có). Thử máu để xác định lượng hormone của tuyến giáp có đang hoạt động bình thường không. Sinh tiết: đây là cách xác định và tìm ra tế bào ung thư ác tính (nếu có).
>>>>>Xem thêm: Chi phí mổ u tuyến giáp là bao nhiêu?
Sinh tiết là cách bác sĩ dùng kim nhỏ chọc vào phần nhân tuyến giáp để kiểm tra
4. Điều trị đối với tuyến giáp đa nhân
Hầu hết các trường hợp đa nhân ở tuyến giáp đều lành tính và chưa yêu cầu sử dụng thuốc. Tuy nhiên cũng cần người bệnh phải thường xuyên thăm khám để được theo dõi kĩ lưỡng. Các phương pháp được áp dụng trong điều trị hiện nay gồm:
– Sử dụng thuốc kháng giáp: methimazole và propylthiouracid đòi hỏi sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như: giảm bạch cầu, nhiễm độc gan, viêm mạch,…
– Phương pháp i-ốt phóng xạ: cách này sẽ phá hủy một phần tuyến giáp, làm tuyến giáp thu nhỏ lại. Người bệnh sẽ uống nước có chứa nhiều i-ốt theo chỉ định từ bác sĩ, khi đó các tế bào tuyến giáp sẽ hấp thụ i-ốt và bị phá hủy. Tuy nhiên sau đó một số trường hợp có thể gặp phải suy giáp.
– Phẫu thuật: Đây là phương án cuối được đưa ra. Vì sau phẫu thuật người bệnh sẽ phải sử dụng thuốc thay thế cho hormone tuyến giáp đến cuối đời.
Bệnh lý về tuyến giáp gây rất nhiều ảnh hưởng lớn đến cơ thể. Vì vậy, xác định tình trạng bệnh sớm rất tốt cho quá trình điều trị sau này. Để có một cơ thể khỏe bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế để kiểm tra định kỳ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.