Đặc điểm và cách điều trị sán lá gan ở người

Sán lá gan có thể ký sinh và gây hại cho người, động vật là vật chủ. Trong đó sán lá gan ở người không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng bệnh vẫn có thể khiến sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bạn đang đọc: Đặc điểm và cách điều trị sán lá gan ở người

1. Sán lá gan ở người gây bệnh như thế nào?

Sán lá gan là bệnh do ký sinh trùng cùng tên gây ra cho người hoặc động vật. Bệnh sán lá gan ký sinh ở người được chia làm 2 loại là bệnh sán lá gan nhỏ và bệnh sán lá gan lớn. Ở Việt Nam, sán lá gan nhỏ thường do chủng Clonorchis sinensis hoặc Opisthorchis viverrini gây nên, sán lá gan lớn thường là Fasciola Gigantica.

Đặc điểm và cách điều trị sán lá gan ở người

Sán lá gan ký sinh trong gan người có thể khiến bệnh nhân có các triệu chứng của bệnh gan.

1.1 Đặc điểm của sán lá gan ở người loại lớn

Sán lá gan có chu kỳ sống phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn sinh trưởng và ký sinh ở nhiều vật chủ. Trong đó, sán lá gan lớn thường ký sinh trong gan mật của người và một số loài động vật. Sau khi sán trưởng thành đẻ trứng sẽ theo đường mật xuống ruột và theo phân đi ra ngoài môi trường. Khi gặp môi trường nước, trứng sẽ nở ra thành ấu trùng lông và ký sinh trong các loại ốc. Sau một thời gian các ấu trùng này phát triển thành ấu trùng đuôi, rời khỏi ốc và bám vào các loại rau thủy sinh (mọc dưới nước) hoặc bơi tự do trong nước. Nếu người hoặc trâu bò ăn phải các loại rau thủy sinh hoặc uống phải nước chứa ấu trùng sán thì họ sẽ mắc bệnh.

1.2 Sán lá gan ở người loại nhỏ

Chu kỳ sống của sán lá gan nhỏ khá giống với sán lá gan lớn, nhưng khác ở chỗ sau khi phát triển thành ấu trùng đuôi, sán lá gan nhỏ sẽ không bám vào các loai rau thủy sinh mà sẽ xâm nhập vào cơ thể các loại cá nước ngọt. Ấu trùng đuôi rụng đuôi sau đó phát triển thành ấu trùng nang, ký sinh trong thịt cá. Nếu người hoặc động vật ăn phải cá có ấu trùng chưa nấu chín thì sẽ mắc bệnh sán lá gan nhỏ.

2. Sán lá gan ký sinh ở người có nguy hiểm không?

Sán lá gan tuy không gây nguy hiểm trực trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng khi xâm nhập vào cơ thể người có thể gây nhiều biến chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe vật chủ.

2.1 Sán lá gan lớn

Sau khi vào dạ dày, tá tràng, các vỏ nang trùng của sán lá gan lớn sẽ giải phóng ra các ấu trùng. Các ấu trùng đi xuyên qua thành tá tràng, vào ổ bụng rồi di chuyển đến mô gan và sinh trưởng, phát triển ở đó. Trong quá trình ký sinh ở gan, sán lá gan tiết ra các chất độc phá hủy nhu mô gan, gây áp-xe gan.

Sán trú ngụ và phát triển ở nhu mô gan khoảng 2 – 3 tháng, sau đó chui vào đường mật, tiếp tục phát triển và đẻ trứng trong một khoảng thời gian rất dài. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, sán lá gan lớn có thể gây ung thư đường mật. Ngoài ra, ấu trùng sán lá gan lớn còn có thể di chuyển lạc chỗ và gây bệnh ở da, cơ, khớp, vú, dạ dày, đại tràng,…

2.2 Sán lá gan nhỏ

Sán lá gan nhỏ sau khi xâm nhập vào nhu mô gan, sán non sẽ tiếp tục phát triển thành sán trưởng thành và đẻ trứng trong ống dẫn mật. Thời gian nang trùng phát triển thành sán trưởng thành có khả năng đẻ trứng thường là khoảng một tháng. Sau đó sán ký sinh trong những ống dẫn mật ở gan. Sán lá gan nhỏ có 2 mồm hút, bám chặt trong gan để chiếm thức ăn, khiến gan và ống mật bị tổn thương nghiêm trọng, gây xơ gan, tắc mật, xơ cứng ống dẫn mật,… Bệnh sán lá gan nhỏ nếu không được điều trị có thể gây xơ gan cổ trướng, áp-xe gan với nguy cơ tử vong cao.

Tìm hiểu thêm: “Tất tần tật” thông tin về phù xơ gan bạn cần biết

Đặc điểm và cách điều trị sán lá gan ở người

Xơ gan là một trong những biến chứng của bệnh sán lá gan.

3. Điều trị

3.1 Điều trị đặc hiệu

Thuốc được lựa chọn để điều trị đặc hiệu sán lá gan lơn là Triclabendazole 250mg. Liều dùng 10 mg/kg cân nặng, uống sau khi ăn no với nước đun sôi để nguội.

Thuốc chống chỉ định với người đang bị bệnh cấp tính; phụ nữ mang thai; phụ nữ cho con bú; người mẫn cảm với thuốc; người đang vận hành máy móc, tàu xe; người mắc bệnh gan, thận, tim mạch cấp. . .

Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như đau bụng vùng hạ sườn phải, âm ỉ hoặc thành cơn; sốt nhẹ; đau đầu nhẹ; buồn nôn, nôn; mẩn ngứa. Hầu hết các triệu chứng của bệnh sán lá gan chỉ thoáng qua, không phải xử trí. Trong một số trường hợp tuỳ theo các triệu chúng lâm sàng, bệnh có thể xử trí bằng cách sử dụng thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, thuốc chống dị ứng…

3.2 Điều trị hỗ trợ

Trong trường hợp có bội nhiễm, người bệnh sẽ được dùng kháng sinh. Với các trường hợp ổ áp xe gan kích thước lớn trên 6 cm điều trị bằng thuốc không có hiệu quả, bệnh nhân có thể cần chọc hút ổ áp-xe.

Người bệnh thường được theo dõi tại cơ sở khám chữa bệnh ít nhất 3 ngày kể từ ngày uống thuốc; khám lại sau 3 – 6 tháng điều trị.

Nếu sau 3 – 6 tháng, các triệu chứng không giảm, cần chẩn đoán thêm để phân biệt với các nguyên nhân khác. Nếu xác định là sán lá gan lớn, cần điều trị bằng Triclabendazole lần thứ 2. Lúc này liều lượng 20mg/kg cân nặng, chia 2 lần uống cách nhau 12 đến 24 giờ.

Lưu ý, các thuốc điều trị sán lá gan cần được kê bởi bác sĩ chuyên khoa gan mật. Bệnh nhân tuân thủ đơn thuốc gồm loai thuốc liều dùng và báo cho bác sĩ ngay khi có phản ứng phụ để được hướng dẫn xử trí kịp thời.

4. Phòng ngừa sán lá gan

Để phòng chống sán lá gan ký sinh và gây hại cho người, nên thực hiện các biện pháp sau:

– Ăn chín, uống sôi.

– Không ăn các món cá chưa được nấu chín hoàn toàn, nhất là món gỏi cá.

– Nấu chín các loại rau mọc dưới nước như rau muống, xà lách xoong, rau cần, ngó sen,… Vì các nang trùng của sán lá gan lớn bám rất chắc vào các loại rau này, dù có rửa kỹ bằng nước cũng rất khó loại trừ hết nang sán.

– Giữ gìn vệ sinh nơi ở, chuồng trại để ngăn sán phát triển trong môi trường.

– Thăm khám gan mật định kỳ.

Đặc điểm và cách điều trị sán lá gan ở người

>>>>>Xem thêm: Sán lá gan kí sinh ở đâu và những điều cần biết

Sán lá gan có thể được phát hiện sớm qua các xét nghiệm, siêu âm gan…

Trên đây là một số thông tin về bệnh sán lá gan ở người, hi vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức về độ nguy hiểm, cách điều trị, phòng ngừa sán lá gan xâm nhập và gây bệnh ở người.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *