Đám rối thần kinh cánh tay thường gặp tổn thương gì?

Đám rối thần kinh cánh tay là một mạng lưới các dây thần kinh đan xen nhau để kiểm soát chuyển động và cảm giác ở cánh tay và bàn tay. Đám rối thần kinh tay cũng có thể gặp chấn thương, ảnh hưởng tới chức năng vận động của cơ thể.

Bạn đang đọc: Đám rối thần kinh cánh tay thường gặp tổn thương gì?

Giải phẫu đám rối thần kinh cánh tay

Đám rối thần kinh cánh tay bắt đầu ở cổ và đi ngang ngực trên đến nách. Chúng được hình thành từ năm dây thần kinh có nguồn gốc từ tủy sống ở cổ. Đám rối kết nối năm dây thần kinh này với các dây thần kinh cung cấp cảm giác cho da và dây vận động các cơ bắp của cánh tay và bàn tay. Mỗi cánh tay có một đám rối thần kinh.

Đám rối thần kinh cánh tay thường gặp tổn thương gì?

Mỗi cánh tay có một đám rối thần kinh.

Đám rối thần kinh tay có thể gặp tổn thương gì?

Tổn thương đám rối dây thần kinh thường xảy ra khi cánh tay bị kéo căng. Tổn thương nhẹ có thể lành mà không phải điều trị. Ngược lại, các tổn thương nặng hơn thì cần phải phẫu thuật để lấy lại chức năng của cánh tay hoặc bàn tay.

Đám rối thần kinh tay có thể bị chèn ép hoặc viêm. Các tổn thương thần kinh có thể ngăn chặn tín hiệu đến và ra khỏi não, khiến các cơ tay hoạt động bất thường, gây mất cảm giác.

Chèn ép đám rối cánh tay

Các triệu chứng khi bị chèn ép đám rối cánh tay

– Yếu hoặc tê bì cánh tay

– Mất cảm giác

– Mất vận động (liệt cánh tay)

– Đau cánh tay

Tìm hiểu thêm: Các triệu chứng Parkinson ở giai đoạn sớm

Đám rối thần kinh cánh tay thường gặp tổn thương gì?

Đám rối thần kinh tay có thể bị chèn ép hoặc viêm

Điều trị

Chèn ép đám rối thần kinh tay cũng có thể áp dụng 2 phương pháp điều trị ngoại khoa hoặc nội khoa.

– Điều trị nội khoa: người bệnh được chỉ định dùng thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ. Hoặc thuốc tăng cường dẫn truyền thần kinh.

– Điều trị ngoại khoa: áp dụng trong trường hợp chèn ép đám rối thần kinh nặng, kèm theo các biến chứng, chấn thương gãy cột sống, lao cột sống.

Viêm đám rối cánh tay

Triệu chứng

– Đau vùng vai và cánh tay, chủ yếu là 1 bên hoặc cả 2 bên. Mức độ đau dữ dội, đau nhói. Cơn đau có thể xuất hiện trong thời gian dài.

– Yếu cơ vùng vai. Triệu chứng này thường gặp sau đau vùng vai và cánh tay.

– Cảm giác tê bì nhưng nhẹ và thoáng qua

– Khoảng 5% có thể tổn thương dây hoành gây thở nông.

Điều trị

Viêm đám rối thần kinh tay có thể áp dụng phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc ngoại khoa (phẫu thuật) tùy vào mức độ viêm.

Đám rối thần kinh cánh tay thường gặp tổn thương gì?

>>>>>Xem thêm: Liệt bell: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Người bệnh cần phải sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để khắc phục tình trạng bệnh ở đám rối cánh tay

– Điều trị bằng thuốc chống viêm, giảm đau kết hợp tập phục hồi chức năng

– Phẫu thuật chuyển gân hoặc ghép dây thần kinh đối với bệnh nhân viêm mức độ nặng, khả năng phục hồi kém. Mục đích của phương pháp phẫu thuật nhằm hỗ trợ động tác cánh tay.

Nguyên nhân gây chấn thương đám rối thần kinh tay

Các bệnh lý ở đám rối thần kinh cánh tay được chia thành nhiều mức độ, với những nguyên nhân khác nhau:

– Tai nạn, ngã xe, vết thương do súng đạn

– Tham gia các môn thể thao đòi hỏi cường độ cao, căng dân thần kinh quá mức như chơi bóng chuyền, bóng rổ…

– U trong đám rối thành kinh cánh tay hoặc u gây áp lực lên đám rối, lan tới các dây thần kinh.

– Xạ trị ung thư cùng tác động lên đám rối thần kinh

Vì thế người bệnh cần đi khám ngay khi có vấn đề ở cánh tay. Bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách.

Hệ thống Y tế Thu Cúc có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp giàu kinh nghiệm, sẽ trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý ở xương khớp hiệu quả. Đặc biệt, với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại như máy chụp X-quang, máy CT, MRI hiện đại bậc nhất, máy siêu âm chất lượng cao… sẽ cho kết quả chính xác, nhanh chóng.

Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ tổn thương, tình trạng sức khỏe, độ tuổi của từng người bệnh mà đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, giúp cải thiện khả năng vận động của xương khớp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *