Được ví như một chiếc áo mới cho hàm răng, phương pháp dán sứ răng hiện nay được rất nhiều người yêu thích. Phương pháp này không chỉ giúp tăng tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo chức năng ăn nhai và không gây xâm lấn. Hãy tìm hiểu dán sứ răng là gì và 4 điều cần biết trước khi thực hiện phương pháp này!
Bạn đang đọc: Dán sứ răng là gì và 4 điều cần biết trước khi thực hiện
1. Tìm hiểu chung về phương pháp dán sứ răng
1.1. Dán sứ răng là gì?
“Dán sứ răng là gì” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Dán sứ răng (hay còn gọi là dán răng sứ) là một phương pháp giúp cải thiện tính thẩm mỹ của hàm răng. Mặt dán sứ là vật liệu vô cùng phù hợp để “thay áo” cho những hàm răng chưa được đều, đẹp, trắng sáng bởi những đặc điểm sau:
– Độ dày chỉ từ 0,3 đến 0,5mm, không gây ảnh hưởng đến chức ăn nhai, phát âm của răng.
– Màu sắc đa dạng, trùng khớp răng thật, đem đến cảm giác vô cùng tự nhiên.
– Vật liệu bền bỉ, có nguồn gốc từ sứ, nhựa tổng hợp hoặc composite.
Dán sứ răng là gì? Là một phương pháp giúp cải thiện tính thẩm mỹ của hàm răng.
1.2. Ưu điểm của dán sứ răng là gì?
Với những đặc điểm trên, dán sứ răng đem đến cho “chủ nhân” của nó những lợi ích tuyệt vời sau:
– Độ thẩm mỹ cao: Dán răng sứ không chỉ làm cải thiện màu sắc, hình dáng và kích thước của răng, giúp răng trở nên đều và đẹp hơn. Bên cạnh đó, phương pháp này còn đem đến một nụ cười tự tin, thoải mái bởi bảng màu đa dạng, vô cùng tự nhiên giống như răng thật.
– Độ bền cao: Nếu được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cao cùng chế độ chăm sóc răng tốt, mặt dán sứ sẽ có tuổi thọ trung bình lên đến 15 năm.
– Hạn chế tác động đến răng thật: Khi thực hiện dán sứ, bác sĩ chỉ mài đi rất ít mô răng, không gây tổn hại đến mặt trong và mặt bên của răng. Do đó, phương pháp này ít gây nên tình trạng chết tủy và rất hiếm khi phải chữa tủy. Cũng chính vì ưu điểm hạn chế xâm lấn đến tủy răng nên khi thực hiện phương pháp này, người bệnh gần như không phải chịu cảm giác ê buốt.
– Đảm bảo chức năng ăn nhai và phát âm: Vì chỉ tác động đến mặt ngoài của răng nên không làm ảnh hưởng đến cấu trúc giải phẫu của mô răng. Vì vậy, vấn đề ăn nhai hay phát âm của bệnh nhân sẽ không bị ảnh hưởng.
Nếu được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cao cùng chế độ chăm sóc răng tốt, mặt dán sứ sẽ có tuổi thọ trung bình lên đến 15 năm.
2. Những ai nên và không nên dán răng sứ?
2.1. Những ai nên sử dụng phương pháp dán răng sứ?
Vì những ưu điểm trên, dán răng sứ thường được các nha sĩ sử dụng để giúp người bệnh khắc phục một số vấn đề thẩm mỹ như: răng sứt mẻ, nứt gãy, ố màu… Vậy những điều kiện để thực hiện dán sứ răng là gì?
– Người có chân răng ngắn, răng bị mòn cạnh.
– Người có răng bị chấn thương gây nứt vỡ, sứt mẻ nhẹ.
– Người có răng mọc thưa, giữa các răng có khe hở.
– Người có răng lệch mức độ nhẹ, răng phát triển không đều hoặc có hình dạng bất thường.
– Người dùng nhiều thuốc kháng sinh, thuốc lá, thực phẩm có màu làm ố răng.
– Người đã tẩy trắng răng nhưng không có hiệu quả.
2.2. Những đối tượng không nên dán răng sứ
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng không phải ai cũng thích hợp để sử dụng phương pháp này. Những ai có những đặc điểm sau thì không nên dán răng sứ. Cụ thể:
– Người mắc bệnh nha chu, có răng sâu hoặc răng chết (đã chữa tủy).
– Người có răng mọc lệch hoặc khớp cắn lệch, khớp cắn ngược nghiêm trọng…
– Người có răng lệch lạc, khấp khểnh quá nhiều, khe răng quá thưa… Trường hợp này nếu muốn dán răng sứ Veneer thì cần chỉnh nha trước.
– Những người có thói quen nghiến răng khi ngủ cũng không nên dán sứ vì dễ gây mòn, nứt, vỡ răng…
3. Quy trình thực hiện dán răng sứ
Để quá trình dán răng sứ diễn ra suôn sẻ, thành công, ngoài việc đòi hỏi người thực hiện là một bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm thì cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chuẩn 5 bước sau.
3.1. Bước 1 – Nhận định tình trạng răng
Trước hết, bác sĩ sẽ thăm khám sơ bộ để kiểm tra và đánh giá xem hàm răng của người bệnh có phù hợp dán răng sứ hay không. Đồng thời, bác sĩ sẽ chỉ định chụp phim X quang để quan sát kỹ hơn những khiếm khuyết, những nguyên nhân gây hư tổn, cũng như số răng cần phục hình.
Nếu người bệnh đang gặp phải vấn đề với một số bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu hay mất răng… thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị trước. Sau đó mới tiến hành dán sứ răng.
Tìm hiểu thêm: Giải pháp khắc phục nhiệt miệng chảy máu chân răng
Bác sĩ sẽ thăm khám sơ bộ để kiểm tra và đánh giá xem hàm răng của người bệnh có phù hợp dán răng sứ hay không.
3.2. Bước 2 – Mài răng
Việc mài bớt một lượng nhỏ men răng ở mặt trước và hai bên của răng là việc rất quan trọng. Nó tạo không gian để mặt sứ có chỗ “bám” vào răng.
3.3. Bước 3 – Lấy dấu răng và chọn màu sứ
Để có những mặt sứ có màu sắc tự nhiên, kích thước vừa khớp răng thật, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng bằng cao su, đồng thời tư vấn người bệnh chọn màu sứ phù hợp.
3.4. Bước 4 – Tạo hình mô phỏng
Sau khi có được dấu răng, bác sĩ sẽ gửi đến phòng lab của nha khoa để các chuyên gia tạo hình mô phỏng thông qua phần mềm thiết kế 3D. Quá trình này sẽ giúp bác sĩ hình dung, chỉnh sửa mặt dán sứ sao cho phù hợp, hài hòa với hàm răng của người bệnh. Trong quá trình chờ đợi mặt sứ hoàn chỉnh, các nha sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng răng tạm để bảo vệ cùi răng đã bị mài nhỏ.
3.5. Bước 5 – Dán sứ lên răng
Khi đã có được mặt dán sứ phù hợp, bác sĩ sẽ thực hiện đặt lên răng của người bệnh và điều chỉnh sao cho trùng khớp với hình dạng của răng thật. Sau khi hoàn tất quá trình xử lý, bác sĩ sẽ vệ sinh làm sạch răng thật và tiến hành dán răng sứ.
4. Lưu ý sau khi dán răng sứ
Quá trình dán răng sứ hoàn thành, bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá mức độ chịu lực của răng để chắc chắn rằng chức năng ăn nhai và phát âm của người bệnh được đảm bảo. Với phương pháp này, người bệnh có thể ra về mà không nội trú.
Không chỉ có tay nghề bác sĩ hay chất liệu răng sứ, chế độ chăm sóc sau khi dán răng cũng rất quan trọng. Trước khi ra về, bác sĩ sẽ dặn dò người bệnh những lưu ý cần ghi nhớ để răng sứ có được độ bền và giữ màu lâu nhất có thể.
4.1. Chế độ dinh dưỡng
Một thói quen ăn uống lành mạnh sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của mặt răng sứ và sức khỏe răng miệng cho người bệnh:
– Tuyệt đối không hút thuốc lá và sử dụng bia rượu.
– Tránh xa các thực phẩm, đồ uống sẫm màu để răng sứ luôn bền, đẹp.
– Không ăn đồ quá nóng, quá lạnh hay quá cứng để hạn chế tác động nhiệt và lực lên mặt sứ.
– Nên phân chia lực cắn vào cả hai hàm, không nên sử dụng một hàm quá lâu.
– Hạn chế ăn đồ quá ngọt, quá chua hoặc thực phẩm nhiều axit, gây tổn hại đến mặt sứ.
Không ăn đồ quá lạnh hay quá cứng để hạn chế tác động nhiệt và lực lên mặt sứ.
4.2. Chế độ chăm sóc răng miệng
Để bảo vệ khoang miệng, người bệnh nên đặc biệt chú ý chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng.
– Sử dụng bàn chải có lông mềm, kem đánh răng phù hợp để đánh răng 2 lần/ngày
– Kết hợp dùng súc miệng với nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối loãng để làm sạch mảng bám có trong khoang miệng
– Ưu tiên dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa còn sót lại trong kẽ răng và bề mặt.
4.3. Thực hiện tái khám định kỳ
Sau khi thực hiện dán răng sứ, người bệnh nên tái khám định kỳ từ 3 – 6 tháng tùy vào tình trạng răng. Việc này sẽ giúp người bệnh được bác sĩ kiểm tra tình trạng răng, khớp cắn và độ bám keo của mặt sứ… Hoặc nếu như cảm thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào xảy ra, người bệnh cũng có thể tới gặp bác sĩ ngay lập tức mà không cần đợi đến lịch khám.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp vấn đề: Trồng răng sứ có đau không
Sau khi thực hiện dán răng sứ, người bệnh nên tái khám định kỳ từ 3 – 6 tháng tùy vào tình trạng răng.
Những thông tin trong bài viết hy vọng có thể giúp mọi người hiểu dán sứ răng là gì, phương pháp này có tốt không, quy trình thực hiện như thế nào, chăm sóc răng sau khi dán ra sao… Đừng quên lựa chọn trung tâm nha khoa hoặc bệnh viện uy tín và bác sĩ có tay nghề cao để đảm bảo an toàn tối đa nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.