Dán veneer răng – “giải pháp vàng” trong phục hình thẩm mỹ bảo tổn răng

Dán veneer răng là một kỹ thuật thẩm mỹ giúp phục hình bảo tổn răng, đươc sử dụng phổ biến tại các nước có nền nha khoa hàng đầu và được rất nhiều khách hàng lựa chọn khi đưa về Việt Nam. Bài viết dưới đây mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về phương pháp này để có thêm sự lựa chọn trong việc chăm sóc răng miệng nhé.

Bạn đang đọc: Dán veneer răng – “giải pháp vàng” trong phục hình thẩm mỹ bảo tổn răng

1. Dán veneer răng là gì?

Dán veneer răng (dán răng sứ veneer) là phương pháp sử dụng mặt dán bằng sứ siêu mỏng khoảng 0.2 – 0.5mm được nhập khẩu từ nước ngoài để dán cố định lên bề mặt của răng. Phương pháp này được coi là một “giải pháp vàng” cho những khách hàng muốn khắc phục tình trạng răng có khuyết điểm: ố màu, sứt mẻ, lệch lạc… nhưng không muốn mài mòn răng.

Dán veneer răng – “giải pháp vàng” trong phục hình thẩm mỹ bảo tổn răng

Dán veneer răng (dán răng sứ veneer) là phương pháp sử dụng mặt dán bằng sứ siêu mỏng khoảng 0.2 – 0.5mm được nhập khẩu từ nước ngoài để dán cố định lên bề mặt của răng.

2. Đối tượng nên & không nên dán veneer

2.1 Đối tượng nên dán veneer

Phương pháp này áp dụng cho hầu hết các trường hợp có khuyết điểm về răng, có thể kể đến như:

– Răng bị mài mòn hay phần chân răng ngắn.

– Răng mọc thưa.

– Răng bị sứt mẻ (Vết sứt không quá ⅓ thân răng).

– Răng bị xỉn màu, ố vàng, đã từng tẩy trắng nhưng không có tác dụng.

2.2 Đối tượng không nên dán veneer

– Cung hàm có nhiều răng bị mọc lệch hoặc sai khớp cắn.

– Bị viêm nha chu.

– Bị sâu răng hoặc đã từng điều trị tuỷ.

– Kẽ hở giữa các răng lớn.

Dán veneer răng – “giải pháp vàng” trong phục hình thẩm mỹ bảo tổn răng

Để biết được mình có phải đối tượng có thể dán sứ veneer hay không, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ nha khoa thăm khám và tư vấn

3. Ưu điểm của dán veneer răng

3.1 Giảm thiểu tối đa việc mài răng

Một trong những ưu điểm vượt trội của phương pháp dán veneer răng chính là khả năng mài răng rất ít. Thậm chí, đối với những trường hợp răng thưa thì gần như sẽ không thực hiện mài. Việc này sẽ giúp cho răng thật được bảo tồn gần như tối đa, không ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai hay cảm nhận thức ăn.

3.2 Tuỷ răng được bảo vệ

Việc không mài răng, gây xâm lấn vào các mô răng sẽ đảm bảo được việc cấu trúc răng không và tuỷ răng không bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, khách hàng sẽ cảm thấy dễ chịu, không cảm thấy ê buốt răng sau một thời gian khi thực hiện dán veneer răng. 

3.3 Độ bền cao

Dán veneer răng là một phương pháp tân tiến được áp dụng tại nước hàng đầu thế giới vì kỹ thuật vô cùng chính xác, vật liệu có chất lượng cao và giữ được lâu dài nếu được chắm sóc đúng cách.

4. Quy trình dán veneer răng

4.1 Thăm khám răng miệng tổng quát tại cơ sở nha khoa uy tín

Tại các cơ sở y tế uy tín, trước khi thực hiện dán veneer sứ, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát tình hình răng miệng để xem bệnh nhân có thuộc đối tượng có thể dán veneer răng được không. Bên cạnh đó, xác định xem bệnh lý mắc bệnh lý gì (nếu có) để điều trị dứt điểm trước khi thực hiện thẩm mỹ.

Ngoài ra, việc khám tổng quát còn giúp tính toán được tỷ lệ mài răng phù hợp vì các loại răng khác nhau sẽ có tỷ lệ mài khác nhau.

Đây là bước vô cùng quan trọng vì lớp sứ veneer có giữ được hay không phụ thuộc vào các yếu tố như: Cơ sở thực hiện dán sứ có uy tín không? Chất liệu sứ veneer có tốt không? Bác sĩ thực hiện có tay nghề cao không để xác định đúng tỷ lệ cần mài và thực hiện thăm khám chuẩn xác?

Tìm hiểu thêm: Sàng lọc ung thư đại tràng bằng phương pháp nào?

Dán veneer răng – “giải pháp vàng” trong phục hình thẩm mỹ bảo tổn răng

Một cơ sở y tế uy tín sẽ đảm bảo được chất lượng dán sứ cũng như quy trình được thực hiện theo đúng chuẩn

4.2 Vệ sinh răng miệng

Để cho quá trình dán sứ được đảm bảo vô trùng, bác sĩ sẽ thực hiện vệ sinh khoang miệng và răng cho bệnh nhân bằng các dụng cụ y tế chuyên dụng. Nếu việc vệ sinh không được thực hiện đúng cách, bệnh nhân rất dễ bị nhiễm trùng, quy trình dán sứ không được đảm bảo và chất lượng không bảo đảm được lâu dài.

4.3 Mài răng

Trước khi dán sứ, thường bác sĩ sẽ thực hiện mài mặt trước của răng khoảng 0.2 – 0.5mm. Bản thân mặt sứ veneer đã rất mỏng, chính vì vậy chỉ cần mài một lớp mỏng là có thể lắp được mặt sứ vào chắc chắn.

4.4 Lấy dấu răng

Hiện nay có 2 phương pháp lấy dấu răng được bác sĩ sử dụng: Bằng thạch cao hoặc bằng công nghệ CAD/CAM.

Sau đó, mẫu răng sẽ được gửi đến phòng Labo để được thiết kế để khắc phục được tình trạng khuyết điểm răng của bệnh nhân.

4.5 Tiến hành dán sứ

Sau khoảng thời gian 2 – 3 ngày, bác sĩ sẽ tiến hành dán sứ veneer lên răng bằng nhựa dán chuyên dụng và ánh sáng laser. Bệnh nhân sẽ thử khớp cắn, kiểm tra xem có khó chịu hay vấn đề gì không. Nếu không có bất thường gì, quá trình dán sứ veneer đã được hoàn thành.

5. Lưu ý sau khi dán veneer

5.1 Chế độ ăn uống khoa học

– Không hút thuốc lá, sử dụng các đồ ăn, đồ uống có chứa chất kích thích.

– Hạn chế tối đa các loại đồ uống có gas, đồ uống có màu để răng bị xỉn màu.

– Không nên chỉ sử dụng một hàm để nhai, nên phân chia nhai cả hai bên hàm.

– Hạn ăn đồ ngọt, đồ quá cứng, quá dai hay đòi hỏi răng phải vận động nhiều.

– Không dùng răng để cắn, xé hay tác động lực mạnh.

Dán veneer răng – “giải pháp vàng” trong phục hình thẩm mỹ bảo tổn răng

>>>>>Xem thêm: Giúp bạn hiểu về xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng

Sau khi dán sứ veneer, không nên dùng răng để ăn những thực phẩm quá cứng, quá dai hay đòi hỏi răng phải vận động nhiều

5.2 Chế độ chăm sóc

– Sử dụng loại bàn chải lông mềm, có kích thước phù hợp, chải răng đúng cách tối thiểu 2 lần/ngày.

– Dùng nước súc miệng, chỉ nha khoa để loại bỏ những mảng bám trên răng và nướu.

5.3 Thăm khám nha khoa định kỳ

Việc thăm khám nha khoa định kỳ với bác sĩ nha khoa rất quan trọng sau khi thực hiện dán sứ veneer vì bác sĩ có thể thường xuyên theo dõi tình hình của vật liệu sứ, những bất thường xảy ra với cung hàm (nếu có), hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc đúng cách và phù hợp.

Những thông tin trên của chúng tôi hy vọng đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích về dán sứ veneer. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về phương pháp này, hãy liên hệ với các bác sĩ nha khoa tại các cơ sở y tế uy tín để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *