Bệnh tình dục đang có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây. Để phòng bệnh tình dục có rất nhiều cách khác nhau, trong đó đăng ký tiêm HPV sớm là một cách ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh hiệu quả.
Bạn đang đọc: Đăng ký tiêm HPV sớm giúp phòng bệnh tình dục
1. Bệnh tình dục gia tăng mạnh trong nhiều năm gần đây
Theo số liệu mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có khoảng 1 triệu người nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục mỗi ngày. Phổ biến nhất như:
– Mụn cóc sinh dục, ung thư vòm họng, ung thư cổ tử cung,… do virus HPV.
– Chlamydia.
– Lậu.
– Giang mai.
– Trichomonas…
Trong vài năm gần đây thì, tỉ lệ người nhiễm bệnh lây qua đường tình dục có xu hướng tăng mạnh. Đặc biệt số người mắc bệnh tăng cao thuộc ở cộng đồng giới tính thứ 3 (LGBT). Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh không chỉ lây lan mà còn để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc.
Nguyên nhân là do các bạn trẻ ngày càng thoáng trong việc quan hệ tình dục, không sử dụng các biện pháp phòng bệnh an toàn và chưa có sự chuẩn bị kĩ về kiến thức cho bản thân. Bên cạnh đó, thực trạng dễ dàng tìm kiếm và có nhiều bạn tình qua Internet cũng là nguyên nhân khiến cho nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Lý giải về các trường hợp mắc bệnh chủ yếu thuộc cộng đồng giới tình thứ 3 là vì:
– Nhóm này không thích sử dụng bao cao su trong khi quan hệ.
– Quan hệ với nhiều bạn tình khác nhau.
– Quan hệ bằng đường miệng và hậu môn cũng là những đường có nguy cơ lây truyền bệnh cao hơn so với quan hệ tình dục thông thường.
Bệnh tình dục càng ngày gia tăng ở người trẻ
2. Đăng ký tiêm HPV sớm – Cách phòng bệnh tình dục an toàn
2.1. Tiêm HPV là gì?
Đăng ký tiêm HPV sớm sẽ giúp cơ thể tạo ra khả năng đáp ứng miễn dịch chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của virus Human Papilloma. Virus HPV có hơn 140 chủng virus liên quan được phát hiện ở người, trong đó 40 chủng của HPV có thể gây viêm nhiễm đường sinh dục và một số loại ung thư nhất định ở:
– Tử cung.
– Hậu môn.
– Hầu họng.
– Dương vật.
– Âm hộ.
– Âm đạo.
Vắc xin HPV có khả năng phòng các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và bệnh lý do nhiễm virus HPV dành cho tất cả các giới.
Vaccine HPV đã chứng minh được tính an toàn và miễn dịch tốt, tồn tại bền vững tới 30 năm nên đang được sử dụng rộng rãi.
2.2. Đối tượng có thể đăng ký tiêm HPV
Không ít người mặc định rằng chỉ có nữ giới mới có thể tiêm vacxin phòng HPV. Nhưng thực tế không phải vậy bởi virus HPV không phân biệt giới tính nam hay nữ, các bệnh do virus HPV đều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả hai giới.
Chính vì thế, tiêm phòng HPV cần thực hiện ở cả nam và nữ. Độ tuổi có thể chích ngừa vacxin là từ 9 đến 26 tuổi, tốt nhất nên tiêm phòng càng sớm càng tốt. Hiệu quả cao nhất là dưới 26 tuổi và chưa lập gia đình hoặc chưa từng quan hệ tình dục.
Khi tỷ lệ nam nữ được tiêm vacxin tăng sẽ góp phần quan trọng làm giảm sự lưu hành của virus HPV bằng việc tạo ra miễn dịch cộng đồng.
Tìm hiểu thêm: Lựa chọn tiêm ngừa vacxin viêm não Nhật Bản phù hợp với trẻ
Nam giới hoàn toàn có thể tiêm phòng HPV như nữ giới
2.3. Đăng ký tiêm HPV trễ có hiệu quả không?
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) không khuyến nghị tiêm vacxin ngừa HPV cho những ai trên 26 tuổi. Nguyên nhân là vì mức độ bảo vệ của vacxin tại thời điểm này không cao nên không thể đảm bảo phòng bệnh. Thay vào đó, bạn có thể sắp xếp lịch tầm soát sức khỏe tổng quát của bản thân mỗi năm 1 lần để phát hiện sớm dấu hiệu bệnh cũng như kịp thời can thiệp, ngăn chặn bệnh tiến triển.
Với những ai trên 27 tuổi mà vẫn có mong muốn tiêm phòng HPV thì nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn. Qua khám sàng lọc, bác sĩ sẽ có hướng dẫn, tư vấn phù hợp với từng người.
3. Kết hợp các biện pháp phòng bệnh tình dục khác
3.1. Tiêm vacxin viêm gan B
Viêm gan B là bệnh dễ dàng lây truyền qua đường quan hệ tình dục. Bệnh được đánh giá rất nguy hiểm, theo thời gian bệnh có thể tiến triển gây xơ gan và ung thư gan. Mỗi năm có khoảng 0,5% những người nhiễm virus viêm gan B mạn tính sẽ phát triển thành ung thư gan.
Để phòng ngừa ung thư gan, cách tối ưu là chủ động tiêm vacxin viêm gan B. Hiệu quả giúp phòng bệnh được kiểm chứng là đến 95%. Những ai có ý thức tiêm phòng sớm sẽ bảo vệ sức khỏe của mình, ngăn không cho biến chứng nguy hiểm xảy ra kể cả khi mắc bệnh.
3.2. Quan hệ tình dục an toàn
Một số lưu ý để có thể quan hệ tình dục an toàn đó là:
– Chung thủy 1 vợ, 1 chồng và tuyệt đối không quan hệ tình dục bừa bãi.
– Trước khi quan hệ tình dục với người mới nên tìm hiểu và cởi mở thảo luận về lịch sử tình dục của bản thân. Tốt nhất cả hai cùng nên đi kiểm tra sức khỏe để bảo vệ lẫn nhau.
– Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để giảm thiểu khả năng nhiễm trùng.
– Sau mỗi lần quan hệ nên vệ sinh sạch sẽ.
3.3. Có lối sống lành mạnh
Người có lối sống khoa học, lành mạnh sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh hơn so với người có lối sống buông thả. Hãy xây dựng cho bản thân những thói quen tốt như:
– Ngủ đủ giấc.
– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần thực đơn ăn hàng ngày.
– Tích cực vận động hàng ngày bằng các bài tập nhẹ nhàng hoặc đi bộ, đạp xe,…
– Duy trì cân nặng phù hợp.
– Không sử dụng các chất kích thích (ma túy, rượu bia, thuốc lá).
Những thói quen trên không chỉ tăng cường sức đề kháng mà còn giúp dự phòng nguy cơ nhiễm bệnh và tăng khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm.
>>>>>Xem thêm: Chi tiết lịch tiêm chủng cho bà bầu trước – trong khi mang thai
Một lối sống lành mạnh giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
3.5. Tầm soát sức khỏe định kỳ
Chủ động kiểm tra sức khỏe 6 tháng/lần là rất cần thiết, bất kể bạn là nam hay nữ. Điều này có ý nghĩa:
– Phát hiện các bệnh lây qua đường tình dục sớm giúp kịp thời có những phương án điều trị hiệu quả.
– Giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm trong tương lai.
– Được bác sĩ tư vấn, giải đáp mọi thông tin về sức khỏe cũng như xây dựng lối sống khoa học, phù hợp.
Có thể thấy, để phòng ngừa các bệnh tình dục thì mỗi người cần nhận thức đầy đủ và có ý thức trong hành động tự bảo vệ chính mình. Đăng ký tiêm HPV, vacxin viêm gan B, quan hệ tình dục an toàn, tầm soát sức khỏe định kỳ,.. là những biện pháp đơn giản và có hiệu quả ngăn ngừa bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.