Đánh giá các cấp độ trào ngược dạ dày

Để thuận tiện cho việc chẩn đoán và điều trị, các cấp độ trào ngược dạ dày được chia ra từ nhẹ đến nặng. Cần phát hiện sớm để bệnh không gây biến chứng nguy hiểm. 

Bạn đang đọc: Đánh giá các cấp độ trào ngược dạ dày

1. Định nghĩa và phân loại các cấp độ trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là bệnh lý xuất hiện tình trạng dịch vị trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Dấu hiệu thường gặp là ợ chua, ợ hơi, đau rát thượng vị, khó nuốt, khó chịu ở ngực, cổ nóng rát, xuất hiện các cơn co thắt dạ dày, cảm thấy có chất lỏng đắng chảy lên miệng.

Yếu tố nguy cơ gây trào ngược dạ dày là ăn một số loại thực phẩm khiến cơ thực quản dưới giãn ra, hoặc biến chứng của viêm loét dạ dày cấp tính hay mạn tính. Trào ngược dạ dày tiến triển theo Các cấp độ trào ngược dạ dày khác nhau. Phân chia cấp độ giúp đánh giá tình trạng người bệnh và có phương hướng điều trị hiệu quả. Bệnh lý này được phân thành 5 cấp độ đó là:

– Trào ngược dạ dày độ 0;

– Trào ngược dạ dày độ A;

– Trào ngược dạ dày độ B;

– Trào ngược dạ dày độ C;

– Trào ngược dạ dày độ D.

Đánh giá các cấp độ trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày được chia thành nhiều cấp độ

2. Đánh giá chi tiết các cấp độ trào ngược dạ dày

2.1 Các cấp độ trào ngược dạ dày: Độ 0

Ở cấp độ 0, tần suất trào ngược của axit dạ dày ít, chưa ảnh hưởng nhiều tới thực quản, không gây ra viêm loét thực quản. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng trào ngược dạ dày ban đầu như ợ hơi, ợ nóng tuy nhiên không thường xuyên, dễ nhầm với hiện tượng sinh lý bình thường. 

2.2 Trào ngược dạ dày cấp độ A

Giai đoạn A là khi bệnh mới khởi phát, niêm mạc thực quản có tổn thương nhưng ở mức độ nhẹ. Đây là cấp độ trào ngược dạ dày phổ biến nhất mà người bệnh có thể phát hiện ra được. Có khoảng 90% người bệnh phát hiện trào ngược dạ dày ở giai đoạn này.

Biểu hiện người bệnh trào ngược dạ dày độ A là nóng rát xương ức, nghẹn sau xương ức và ợ chua. Tuy bị nghẹn nhưng việc ăn uống vẫn hoàn toàn bình thường. 

Nếu được điều trị đúng cách trong giai đoạn này thì bệnh có thể cải thiện nhanh. Trong trường hợp không điều trị kịp thời, người bệnh có cảm giác chua miệng nhiều, nóng rát hầu họng kèm triệu chứng ho, khó thở. Có thể phù nề khí quản do hít phải nhiều dịch vị do trào ngược. 

2.3 Các cấp độ trào ngược dạ dày: Độ B

Trào ngược dạ dày độ B đã xuất hiện viêm nhiễm, có vết trợt trên niêm mạc khoảng 5mm trở lên. Vết trợt có thể gần nhau hoặc nằm rải rác trong niêm mạc dạ dày, thực quản. Người bệnh giai đoạn này có biểu hiện đau khi nuốt. Vì tần số axit trào ngược tiếp xúc với niêm mạc lớn nên các vết loét đau, khó nuốt, có cảm giác vướng nghẹn khi ăn.

Cảm giác khó nuốt tăng dần vì phù nề thực quản. Khi lành sẽ để lại sẹo, làm chít hẹp thực quản và tăng cảm giác khó nuốt, kể cả đối với thức ăn mềm và đau rát cổ họng. Người bệnh đau âm ỉ trong bụng (vùng trên rốn). Cơn đau xuất hiện cả khi đói và no. 

2.4 Trào ngược dạ dày cấp độ C

Ở cấp độ C, trào ngược dạ dày gây biến chứng Barrett thực quản. Barrett thực quản là tình trạng màu sắc và các thành phần tế bào lót ở vùng thấp thực quản thay đổi do tiếp xúc nhiều và thường xuyên với axit dạ dày. Các vết trợt xuất hiện trên niêm mạc dạ dày và thực quản tập trung thành các vết loét to hơn. Người bệnh Barrett thực quản thường có biểu hiện khó nuốt, ợ nóng, buồn nôn, đau tức ngực, nôn ra máu, đi ngoài phân đen… Cấp độ C của trào ngược dạ dày thường xảy ra ở người lớn tuổi, tuy nhiên cũng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nam giới có nguy cơ Barrett thực quản cao hơn nữ giới. 

2.5 Trào ngược dạ dày cấp độ D

Đây là cấp độ nguy hiểm nhất của trào ngược dạ dày. Ở cấp độ D, Barrett thực quản chuyển sản thành tập hợp của các vết sẹo và loét sâu với mức độ tổn thương rộng. Người bệnh có biểu hiện ợ chua, ợ nóng, buồn nôn… liên tục. Thường xuyên uể oải, mệt mỏi. Ở giai đoạn này, nguy cơ người bệnh ung thư là rất cao. Cần thực hiện các xét nghiệm mô tế bào để đánh giá chính xác. 

Tìm hiểu thêm: Sai lầm khiến viêm đại tràng tái phát

Đánh giá các cấp độ trào ngược dạ dày

các cấc trào ngược dạ dày tăng dần

3. Lưu ý khi điều trị các cấp độ trào ngược dạ dày

Tùy thuộc vào thể trạng người bệnh và các cấp độ trào ngược dạ dày mà mỗi trường hợp sẽ có phương án điều trị phù hợp. 

– Trào ngược dạ dày cấp độ 0 khó phát hiện, dễ nhầm sang các bệnh khác nên thường không kịp thời điều trị

– Trào ngược dạ dày cấp độ A có các tổn thương chưa nhiều, bệnh mới khởi phát nên có thể điều trị triệt để. 

Người bệnh cần đến các cơ sở uy tín để khám và chữa bệnh khi có các dấu hiệu trào ngược dạ dày để được thăm khám và có phương án điều trị thích hợp. Lưu ý khi điều trị:

– Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, uống thuốc theo đơn, không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng cũng như thời gian sử dụng thuốc.

4. Thay đổi thói quen sống khi điều trị trào ngược

Ngoài các lưu ý khi điều trị, người bị trào ngược dạ dày cũng cần lưu ý trong chế độ sinh hoạt như sau:

– Chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên thực phẩm tốt cho dạ dày, hạn chế thực phẩm gây kích ứng dạ dày. Nên ăn thực phẩm trung hòa axit dạ dày, giàu xơ và xây dựng hệ vi khuẩn tốt cho đường ruột như yến mạch, bánh mì, các loại sữa chua, nghệ… Nên kiêng thực phẩm có tính axit hoặc có khả năng làm giãn cơ thắt thực quản dưới. Tránh trái cây vị chua, thực phẩm cay nóng, nước ngọt có ga…

– Thường xuyên tập thể dục, xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh và tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

Đánh giá các cấp độ trào ngược dạ dày

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân trẻ rối loạn tiêu hóa

Phòng tránh trào ngược dạ dày

Hiện nay có các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày như thuốc kháng axity để trung hòa axit dịch vụ, giảm đau. Thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamin H2 giảm tiết axit, cải thiện các triệu chứng trào ngược. Ngoài ra còn có thuốc hỗ trợ làm lành tổn thương thực quản. 

Điều trị các cấp độ trào ngược dạ dày có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào sự phối hợp của người bệnh, kết hợp với lối sống lành mạnh. Bệnh hoàn toàn có thể trị khỏi nếu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Bởi vậy, khi có triệu chứng, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và có phương án điều trị tích cực. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *