Đánh giá nguy cơ đột quỵ từ dị dạng mạch máu não

Đối với những người có dấu hiệu hoa mắt chóng mặt không rõ nguyên nhân, đau đầu thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo dị dạng các động mạch ở não. Nguy cơ đột quỵ từ dị dạng mạch máu não có thể khiến người bệnh gặp phải di chứng hoặc tử vong nhanh chóng nếu không được xử lý kịp thời.

Bạn đang đọc: Đánh giá nguy cơ đột quỵ từ dị dạng mạch máu não

1. Tìm hiểu tình trạng dị dạng mạch máu não là gì?

Dị dạng mạch máu não là bệnh lý bẩm sinh và phát triển từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 8 của thai kỳ làm cho các động mạch thông nối với tĩnh mạch không thông qua mao mạch trung gian. Đa số dị dạng mạch máu não có thể tồn tại rất lâu mà không/ít có triệu chứng.

Đánh giá nguy cơ đột quỵ từ dị dạng mạch máu não

Tình trạng dị dạng mạch máu não có thể dẫn tới nhiều hệ lụy, trong đó có đột quỵ

Bệnh có thể phát triển theo thời gian và tồn tại với rất ít triệu chứng trong nhiều năm. Đa số dị dạng mạch máu não được phát hiện ở độ tuổi 45 trở xuống với các tình huống như:

– Chảy máu não, chiếm khoảng 50-60%

– Động kinh, chiếm khoảng 40-45%

– Phát hiện tình cờ: 5-10%

Cũng có trường hợp bệnh nhân được phát hiện ở độ tuổi 60-70, trong đó ước tính tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 18/100.000 người.

2. Mối liên hệ giữa dị dạng mạch máu não và đột quỵ

2.1 Tỷ lệ nguy cơ đột quỵ từ các dị dạng mạch máu não

Dị dạng mạch máu não có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Khi mạch máu não chưa vỡ: Biểu hiện thường gặp là đau đầu kéo dài, khó có thể điều trị nội khoa khỏi với những cơn co giật nghi ngờ động kinh… Nếu dị dạng mạch máu não lớn có thể chèn ép lên não và dẫn tới thiếu máu não làm tay chân bị liệt. Một vài trường hợp không có triệu chứng rõ ràng mà chỉ được phát hiện tình cờ khi chẩn đoán hình ảnh.

– Khi mạch máu não bị vỡ: Có thể coi đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh bởi có thể gây ra đột quỵ. Những triệu chứng của bệnh thường đột ngột và cấp tính với mức độ khác nhau cùng các biểu hiện phổ biến gồm: đau đầu, choáng váng, mất thăng bằng, huyết áp tăng, hôn mê, liệt nửa người, khó nói chuyện…

Tìm hiểu thêm: Các phương pháp ngừa tai biến mạch máu não

Đánh giá nguy cơ đột quỵ từ dị dạng mạch máu não

Bệnh nhân có thể bị rối loạn ngôn ngữ khi mạch máu não bị vỡ

2.2 Đánh giá nguy cơ đột quỵ từ tình trạng dị dạng mạch máu não

Đa số các trường hợp dị dạng mạch máu não có nguy cơ đột quỵ trước năm 40 tuổi.

Trong đó có khoảng 4/100 người xuất huyết và nguy cơ tử vong hoặc đột quỵ lên tới 15-20% , 30% có thẻ gặp phải các bệnh lý thần kinh, 10% tử vong nhanh chóng…

Mỗi dạng đột quỵ có thể được chẩn đoán và điều trị khác nhau, tuy nhiên điều cấp thiết là cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu để được xử lý tình trạng bệnh kịp thời.

Đối với các trường hợp chảy máu não, bác sĩ sẽ xác định loại chảy máu não và dự đoán nguyên nhân để có hướng xử lý sớm. Nếu có bệnh lý nền nguy cơ từ tim mạch, cao huyết áp, bệnh nhân cần được chụp chiếu mạch máu não.

3. Chữa dị dạng mạch máu não ngăn chặn nguy cơ đột quỵ sớm

Mỗi bệnh nhân dị dạng mạch máu não sẽ có tình trạng khác nhau và đa số tình trạng này là bẩm sinh. Cũng có nhiều trường hợp, bệnh nhân không có biểu hiện gì để có thể phát hiện dị dạng. Tùy theo từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất, trong đó những phương pháp điều trị chủ yếu bao gồm:

3.1 Gây tắc nội mạch

Phương pháp này sẽ đưa ống dài và mỏng đến động mạch não dưới sự hướng dẫn của X quang, sau đó đặt chúng ở động mạch nuôi mạch máu dị dạng và tiêm vào đó chất để ngăn chặn giảm lưu lượng máu đến mạch máu dị dạng.

Đồng thời qua đó dẫn tới tắc nội mạch, phương pháp này được đánh giá cao hơn phẫu thuật bởi ít xâm lấn và có thể sử dụng trước phẫu thuật để giảm kích thước của mạch máu dị dạng hay giảm lượng máu chảy.

Dị dạng quá lớn hay phức tạp cần phối hợp nhiều phương pháp trong đó bác sĩ có thể nút mạch để giảm dị dạng mạch máu não sau đó phẫu thuật(mở hoặc tia xạ tùy theo từng trường hợp)

3.2 Điều trị bức xạ

Phương pháp này còn được biết đến là phẫu thuật xạ phẫu hay phẫu thuật bức xạ. Phương pháp điều trị bức xạ được sử dụng như sau:

Một chùm tia X hẹp sẽ chiếu tập trung đến mạch máu dị dạng sao cho dị dạng động tĩnh mạch não và phần còn lại của não ảnh hưởng liều thấp hơn.

Bức xạ khiến các dị dạng mạch não bị co và đóng lại trong một vài năm(thường là 2-3 năm) cho đa số bệnh nhân.

Phương pháp này có thể dẫn tới một số nguy cơ biến chứng nhưng tỷ lệ rất thấp, đến khi dị dạng mạch máu não đóng hoàn toàn có khả năng xuất huyết.

Đánh giá nguy cơ đột quỵ từ dị dạng mạch máu não

>>>>>Xem thêm: Cách điều trị rối loạn thần kinh tim

Điều trị với bức xạ là một trong số các phương pháp chữa dị dạng mạch máu não phổ biến

3.3 Điều trị với phẫu thuật

Phương pháp “kinh điển” trong điều trị căn bệnh dị dạng mạch máu não là phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tiền hành cắt bỏ dị dạng ở não sau khi bệnh nhân được gây mê toàn thân. Kỹ thuật cụ thể là mở hộp sọ, kẹp và cắt những mạch máu dị dạng bất thường.

Phương pháp này hiện nay thường sử dụng khi dị dạng vỡ dẫn tới hội tụ máu trong hộp sọ hay dị dạng lớn dẫn tới các dấu hiệu thần kinh khu trú. Những rủi ro của bệnh thường nguy cơ hơn với các dị dạng mạch máu não nằm ở vị trí sâu trong não hoặc đảm nhiệm vai trò hoặc chức năng quan trọng.

Người bệnh dị dạng mạch máu não cũng có thể được chỉ định không điều trị và theo dõi tình trạng bệnh định kỳ. Các phương pháp điều trị dị dạng hiện nay cũng có thể mang đến những ảnh hưởng nhất định cho người bệnh khi đã lớn tuổi do đó để được điều trị an toàn và hiệu quả nhất, bệnh nhân cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa.

Nguy cơ đột quỵ từ dị dạng mạch máu não là tương đối cao, tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn tới đột quỵ cần phòng ngừa sớm như: bệnh lý nền liên quan (cao huyết áp, tiểu đường, mạch vành, máu nhiễm mỡ…). Để bảo vệ sức khỏe bản thân, mỗi người nên duy trì thăm khám định kì, thực hiện nếp sinh hoạt khoa học, góp phần phòng tránh khả năng đột quỵ xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *