Danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc gồm những gì?

Khám sức khỏe định kỳ là một hoạt động được diễn ra thường niên để đánh giá tình trạng sức khỏe toàn diện của các bộ phận trên cơ thể con người từ: mắt, tai, mũi, họng, điện tâm đồ, X-quang tim phổi, siêu âm bụng,… để chủ động kiểm soát tình trạng sức khỏe của bản thân. Vậy các danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc gồm những gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Bạn đang đọc: Danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc gồm những gì?

Ngày nay, khám sức khỏe định kỳ được xem là thủ tục quan trọng và cần được đẩy mạnh để bảo vệ sức khỏe của toàn người dân. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, khám sức khỏe định kỳ nên được thực hiện hàng năm, ít nhất 1 năm/ lần để theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường của cơ thể.

Danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc gồm những gì?

Khám sức khỏe định kỳ không còn là khái niệm quá xa lạ

Lợi ích của việc khám sức khỏe định kì

Khám sức khỏe định kỳ giúp chúng ta kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mình, từ đó quan sát, theo dõi bản thân để có hướng điều chỉnh thích hợp về chế độ làm việc, ăn uống, ngủ nghỉ,… đồng thời giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý để từ đó có phương pháp điều trị kịp thời. Việc khám sức khỏe định kì còn giúp ngăn chặn được các trường hợp lây nhiễm, bệnh dịch,… nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc gồm những gì?

Khám sức khỏe định kỳ giúp chúng ta kiểm soát được tình trạng sức khỏe của bản thân

1. Danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc gồm những gì?

Các danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc bao gồm:

Khám lâm sàng

– Khám thể lực: Đo kiểm tra chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI, mạch, huyết áp…

Danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc gồm những gì?

Khám thể lực là các danh mục khám giúp đánh giá tình trạng thể lực chung. Các chỉ số mạch, huyết áp; chỉ số BMI để giúp đánh giá nguy cơ các bệnh về dinh dưỡng, chuyển hóa…

Khám nội tổng quát, ngoại khoa, sản phụ khoa (đối với nữ)

Khám mắt: Nhằm xác định thị lực mắt, phát hiện các rối loạn về mắt và thị lực, phát hiện sớm các tổn thương liên quan đến nghề nghiệp

Tìm hiểu thêm: Khám sức khỏe tổng quát ở đâu nhanh chóng, chính xác?

Danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc gồm những gì?

– Khám tai mũi họng: Đánh giá tình trạng tai mũi họng chung; phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh điếc nghề nghiệp và các bệnh lý tai mũi họng nghề nghiệp khác

– Khám răng hàm mặt: Đánh giá tình trạng chung răng miệng; phát hiện các bệnh lý răng miệng nói chung và bệnh liên quan đến nghề nghiệp nói riêng

– Khám da liễu: Xác định các bệnh lý da liễu, đặc biệt là các bệnh da nghề nghiệp

Các danh mục khám trên nhằm phát hiện các biểu hiện bệnh tật chung, các bệnh liên quan đến yếu tố nghề nghiệp.

Khám cận lâm sàng

Khám cận lâm sàng, bao gồm các mục:

– Xét nghiệm huyết học (Tổng phân tích máu)

– Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu

– Chẩn đoán hình ảnh (chụp X quang)

Danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc gồm những gì?

2. Lưu ý khi khám sức khỏe định kỳ

Để đảm bảo quá trình khám sức khỏe được diễn ra thuận lợi, mọi người cần lưu ý những điều sau:

– Không ăn sáng, uống các chất có đường, gas hoặc chất kích thích như trà, cà phê… để đảm bảo kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu được chính xác

– Không khám phụ khoa nếu trong kỳ kinh nguyệt, đang có thai

– Đặc biệt lưu ý: Phụ nữ mang thai không chụp X-quang

– Các trường hợp siêu âm phụ khoa bằng đầu dò, cần tiểu hết cho bàng quang rỗng để bác sĩ dễ quan sát tử cung và phần phụ

– Vệ sinh cơ thể, tai, mũi, họng, vùng kín sạch sẽ để không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn và quan sát của bác sĩ khi thăm khám

Danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc gồm những gì?

>>>>>Xem thêm: Khám tổng quát cho bé 2 tuổi: Chi phí, danh mục khám

Khám sức khỏe định kỳ không chỉ giúp bảo vệ bản thân mà còn giúp nâng cao sức khỏe cộng đồng

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin đầy đủ về danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc thường bao gồm những gì và những lưu ý quan trọng khi tham gia thăm khám tại cơ sở y tế.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *