Danh sách các loại vacxin nên tiêm cho trẻ em dưới 1 tuổi

Trẻ em là tương lai của đất nước, vì vậy việc bảo vệ sức khỏe trẻ em luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu. Trong đó, tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin cho trẻ dưới 1 tuổi là biện pháp quan trọng và cần thiết để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nguy hiểm và biến chứng của chúng, từ đó giảm thiểu tỷ lệ tử vong do bệnh tật. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại vacxin cần tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi và những điều cần lưu ý khi tiêm vacxin cho trẻ nhé.

Bạn đang đọc: Danh sách các loại vacxin nên tiêm cho trẻ em dưới 1 tuổi

1. Các loại vacxin trẻ dưới 1 tuổi cần được tiêm chủng

1.1. Vacxin có trong chương trình mở rộng

Tại chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, trẻ sẽ bắt buộc được tiêm các loại vacxin cần thiết. Đây là những loại vacxin giúp phòng những bệnh có tỷ lệ lây nhiễm cao và khả năng gây ra biến chứng nặng. Vacxin có trong chương trình tiêm chủng mở rộng được tiêm miễn phí tại các trạm y tế xã/phường trên toàn quốc.

Các loại vacxin này bao gồm:

– Vacxin phòng bệnh lao: Vacxin được chỉ định tiêm chủng cho trẻ em càng sớm càng tốt trong vòng 30 ngày sau khi trẻ chào đời. Nếu tiêm muộn trẻ có thể bị mắc lao từ cộng đồng, nếu đã nhiễm bệnh việc tiêm vacxin là không cần thiết.

Danh sách các loại vacxin nên tiêm cho trẻ em dưới 1 tuổi

Lao là một trong các loại vacxin cho trẻ dưới 1 tuổi

– Vacxin phòng viêm gan B: Trẻ thường được tiêm vacxin viêm gan B trong vòng 24 đầu sau khi sinh tại bệnh viện để đề phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con. Sau đó trẻ cần tiêm bổ sung các mũi khác nhau theo lịch tiêm chủng được khuyến cáo để đảm bảo có đủ kháng thể phòng bệnh.

– Vacxin 5 trong 1: Giúp trẻ phòng ngừa được đồng thời 5 loại bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn HiB. Lịch tiêm vacxin 5 trong 1 gồm 3 mũi khi trẻ đủ 2, 3 và 4 tháng tuổi.

– Vacxin phòng bại liệt: Vacxin giúp trẻ em phòng bệnh bại liệt với 3 liều uống khi trẻ tròn 2,3,4 tháng tuổi và 1 liều tiêm khi trẻ tròn 5 tháng tuổi.

– Vacxin phòng bệnh sởi: Trẻ em được tiêm miễn phí hai mũi vacxin phòng bệnh sởi khi trẻ tròn 9 tháng và 18 tháng tuổi. Hiện nay đã có vacxin giúp phòng đồng thời bệnh sởi và rubella tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi.

– Vacxin phòng viêm não Nhật Bản: Trẻ em được tiêm 3 mũi vacxin. mũi đầu tiên khi trẻ được 12 tháng tuổi, mũi thứ hai sai đó 1-2 tuần và mũi thứ ba tiêm cách 1 năm kể từ mũi thứ hai.

1.2. Các loại vacxin trẻ nên được tiêm bổ sung tại Phòng tiêm chủng dịch vụ

Ngoài các loại vacxin có trong chương trình mở rộng, có một số loại vacxin khác cũng rất cần thiết cho trẻ dưới 1 tuổi. Để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của trẻ, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm bổ sung tại các Phòng tiêm chủng dịch vụ.

Tìm hiểu thêm: Mới tiêm vacxin quan hệ tình dục và những lưu ý cần biết

Danh sách các loại vacxin nên tiêm cho trẻ em dưới 1 tuổi

Phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm bổ sung các loại vacxin cần thiết không có trong tiêm chủng mở rộng tại phòng tiêm chủng dịch vụ

Các loại vacxin này bao gồm:

– Vacxin phòng bệnh viêm gan A: Trẻ mắc viêm gan A thường không có triệu chứng rõ ràng nên dễ bị bỏ qua và dẫn đến các biến chứng nặng như viêm gan A mãn tính, xơ gan, ung thư gan,… Cách để đề phòng viêm gan A cho trẻ chính là đưa trẻ đi tiêm phòng viêm gan A đầy đủ và đúng lịch tại các phòng tiêm chủng dịch vụ.

– Vacxin phòng tiêu chảy do Rotavirus: Rota virus là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em. Trẻ càng nhỏ, nguy cơ nhiễm bệnh càng cao và biến chứng gặp phải càng nặng. Để phòng bệnh bố mẹ nên cho trẻ chủng ngừa từ khi đủ 6 tuần tuổi và hoàn thành phác đồ theo hướng dẫn để có đầy đủ kháng thể bảo vệ sức khỏe.

– Vacxin phế cầu: Theo thống kê từ WHO, mỗi năm thế giới có tới 1,6 triệu người tử vong do các bệnh có liên quan đến vi khuẩn phế cầu, trong đó có tới một nửa là trẻ em dưới 5 tuổi. Tiêm vacxin phòng phế cầu khuẩn cho trẻ từ khi trẻ được 6 tuần tuổi là cách quan trọng giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh và giảm thiểu tỷ lệ tử vong do bệnh này ở trẻ em.

– Vacxin phòng cúm mùa: Cúm mùa là bệnh phổ biến ở Việt nam với khả năng lây truyền nhanh chóng thông qua đường hô hấp. Trẻ em có sức đề kháng yếu rất dễ mắc cùm mùa và có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, viêm tai giữa,… Trẻ em từ 6 tháng tuổi nên tiêm vacxin cúm mùa để giúp phòng bệnh và tiêm nhắc lại mỗi năm một lần để đảm bảo lượng kháng thể phòng bệnh.

– Vacxin phòng viêm màng não mô cầu tuýp BC và tuýp ACYW: Bệnh viêm màng não do não mô cầu khuẩn gây ra là bệnh rất nguy hiểm với khả năng gây tử vong nhanh chóng. Tiêm vacxin là cách duy nhất bảo vệ sức khỏe trẻ khỏi vi khuẩn gây bệnh này. Vacxin phòng viêm màng não mô cầu tuýp BC được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Vacxin phòng viêm màng não mô cầu tuýp ACYW được chỉ định nên tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi.

– Vacxin thủy đậu: Thủy đậu là bệnh lành tính, tuy nhiên có thể để lại nhiều sẹo do các nốt mụn thủy đậu gây mất thẩm mỹ. Nếu không điều trị kịp thời, trẻ cũng có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu,… Trẻ có thể tiêm vacxin phòng thủy đậu khi 9 tháng tuổi hoặc 12 tháng tuổi để phòng bệnh.

2. Các lưu ý khi tiêm vacxin cho trẻ dưới 1 tuổi

Dưới đây là một số lưu ý khi tiêm vacxin cho trẻ dưới 1 tuổi để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho trẻ:

– Trẻ nên được tiêm đúng liều và đúng thời điểm theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc tiêm đúng liều và đúng thời điểm sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.

Danh sách các loại vacxin nên tiêm cho trẻ em dưới 1 tuổi

>>>>>Xem thêm: Lý do nên tiêm vắc xin HPV cho nam trước khi cưới

Đưa trẻ đi tiêm chủng đúng thời điểm là rất quan trọng

– Trẻ nên được tiêm vacxin khi đang khỏe mạnh. Nếu trẻ có triệu chứng bất thường như sốt, ho, sổ mũi, nôn mửa, tiêu chảy… thì nên hoãn việc tiêm vacxin cho đến khi trẻ khỏe lại.

– Trước khi tiêm chủng, bố mẹ cần thông báo cho bác sĩ biết về bất kỳ tình trạng sức khỏe bất thường nào của trẻ để được tư vấn và nhân chỉ định tiêm chủng, hướng dẫn chăm sóc sau tiêm chủng phù hợp.

– Việc tiêm vacxin cho trẻ dưới 1 tuổi có thể gây ra một số tác dụng phụ như sốt, đau đầu, đau cơ, sưng và đỏ tại vùng tiêm. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này thường là nhẹ và sẽ tự giảm đi sau vài ngày. Để giúp trẻ vượt qua cơn đau và khó chịu sau khi tiêm vacxin, các bậc phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp sau:

+) Cho trẻ uống nước nhiều để giúp giảm cơn đau và sốt.

+) Dùng khăn lạnh để giảm sưng và đau tại vùng tiêm.

+) Massage nhẹ nhàng vùng tiêm để giúp trẻ thư giãn và giảm đau.

+) Cho trẻ nghỉ ngơi và không cho trẻ vận động quá mức để tránh làm tăng cơn đau.

+) Cho trẻ uống hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ khi cần thiết.

– Sau tiêm chủng nếu trẻ có biểu hiện sốt cao, phát ban, khó thở hoặc các triệu chứng nghiêm trọng khác, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Việc tiêm đầy đủ các các loại vacxin cho trẻ dưới 1 tuổi là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe trẻ. Hiện tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI cung cấp đầy đủ các loại vacxin cần thiết cho trẻ em dưới 1 tuổi bao gồm vacxin trong trương trình tiêm chủng mở rộng và các vacxin cần thiết khác. Bố mẹ vui lòng liên hệ tới Phòng tiêm chủng để đăng ký tiêm chủng đầy đủ cho con nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *