Đặt vòng mà bị viêm thì phải làm sao?

Đặt vòng tránh thai là biện pháp phổ biến, hiệu quả được rất nhiều chị em sử dụng. Tuy nhiên, sau khi làm thủ thuật không ít người đã phải những tác dụng phụ không mong muốn, một trong số đó là nguy cơ bị viêm nhiễm vùng kín. Vậy đặt vòng mà bị viêm thì phải làm sao? Dưới đây là những thông tin chị em cần biết.

Bạn đang đọc: Đặt vòng mà bị viêm thì phải làm sao?

1. Tìm hiểu phương pháp đặt vòng tránh thai

Đặt vòng tránh thai là phương pháp đưa vòng tránh thai (dụng cụ tử cung, dụng cụ tránh thai) vào trong tử cung của người phụ nữ.

Ngay sau khi được đặt vào đúng vị trí, dụng cụ này sẽ phát huy tác dụng, giúp ngăn cản tinh trùng đi vào gặp trứng, đồng thời cản trở trứng đã thụ tinh vào tử cung làm tổ. Chị em nhờ đó sẽ không còn lo lắng bị mang thai ngoài kế hoạch.

Đặt vòng mà bị viêm thì phải làm sao?

Đặt vòng tránh thai là phương pháp đưa vòng tránh thai vào trong tử cung của người phụ nữ

Hiệu quả của vòng tránh thai mang lại khá cao, từ 5-10 năm tùy loại vòng và không ảnh hưởng đến vấn đề quan hệ tình dục của vợ chồng. Sự xuất hiện của dụng cụ tử cung này cũng không làm giảm ham muốn, khoái cảm của cả vợ và chồng. Khi chị em có kế hoạch đón thành viên mới, chị em chỉ cần tháo vòng là có thể mang thai trở lại bình thường.

Vòng tránh thai khá lành tính, phương pháp này được nhiều chị em lựa chọn mà không bắt gặp bất cứ rắc rối nào. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chị em mất ăn mất ngủ khi áp dụng phương pháp này. Bởi sau khi đặt vòng xuất hiện nhiều tác dụng phụ cũng như biến chứng và tác hại khó lường khác. Tình trạng đặt vòng tránh thai bị viêm cũng là một trong số những vấn đề chị em cần phải lưu ý.

2. Dấu hiệu đặt vòng tránh thai bị viêm

Sau khi đặt vòng tránh thai, chị em có thể nhận biết dấu hiệu bị viêm qua những triệu chứng dưới đây:

  • Khí hư ra nhiều, thay đổi về lượng, thời gian, màu sắc kèm theo đó là mùi hôi tanh khó chịu
  • Ngứa ngáy vùng kín, mức độ ngứa có thể bình thường, khó chịu hoặc ngứa dữ dội
  • Đau rát vùng kín do vi khuẩn xâm nhập
  • Đau vùng bụng dưới âm ỉ, đau lâm râm, lan sang đau hông, đau lưng…
  • Đau buốt khi quan hệ tình dục, đau rát khi đi tiểu, sốt, ra máu bất thường âm đạo…

Đặt vòng mà bị viêm thì phải làm sao?

Đau vùng bụng dưới âm ỉ là dấu hiệu đặt vòng tránh thai bị viêm

Nguyên nhân của hiện tượng này được xác định là do việc sử dụng cụ làm thủ thuật không được vô khuẩn, diệt khuẩn, bác sĩ không giữ gìn vệ sinh tốt tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo, cổ tử cung, tử cung… Ngoài ra, cũng có thể là do chị em vệ sinh vùng kín không sạch sẽ tạo điều kiện để các vi khuẩn tấn công hoặc cũng có thể là do cơ thể không hợp, không thích nghi với vòng tránh thai nên xảy ra phản ứng với dị vật, đẩy chúng ra khỏi cơ thể và gây nên hiện tượng viêm nhiễm. Quan hệ tình dục sớm, không kiêng kị sau khi đặt vòng cũng có thể gây viêm nhiễm.

>> Tìm hiểu: Đặt vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được?

3. Đặt vòng mà bị viêm thì phải làm sao?

Căn cứ vào nguyên nhân gây nên tình trạng đặt vòng tránh thai bị viêm sẽ có những cách khắc phục khác nhau, cụ thể:

  • Khi có dấu hiệu cảnh báo đặt vòng tránh thai bị viêm thì chị em cần đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra, thăm khám và xử lý kịp thời
  • Nếu tình trạng viêm nhiễm ở mức độ nhẹ thì bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc tiêu viêm, thuốc kháng sinh để giảm tình trạng khó chịu cho bệnh nhân
  • Nếu viêm ở mức độ nặng hơn và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bác sĩ sẽ tháo vòng và tư vấn cho chị em những biện pháp tránh thai khác.

Tìm hiểu thêm: Ung thư tuyến giáp dạng nhú là gì, có nguy hiểm không?

Đặt vòng mà bị viêm thì phải làm sao?

Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị cụ thể

4. Phòng ngừa đặt vòng tránh thai bị viêm

  • Để việc đặt vòng tránh thai phát huy được tác dụng và hạn chế viêm nhiễm khi đặt vòng chị em cần lưu ý những vấn đề sau:
  • Thực hiện thăm khám phụ khoa kỹ lưỡng trước khi làm thủ thuật
  • Tìm đến những cơ sở y tế lớn, uy tín, đảm bảo và các dụng cụ sử dụng được vô khuẩn
  • Sau khi đặt vòng tránh thai, chị em cần tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu của bác sĩ, uống thuốc và hẹn tái khám đúng lịch
  • Nghỉ ngơi sau khi đặt vòng, không đi lại nhiều, không làm việc nặng và không quan hệ tình dục quá sớm
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín nhất là vào chu kỳ kinh nguyệt để tránh bị viêm nhiễm
  • Khám phụ khoa định kỳ 3-6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những bất thường, từ đó có hướng xử trí sớm.

Đặt vòng mà bị viêm thì phải làm sao?

>>>>>Xem thêm: Vỡ u xơ tử cung: Nguyên nhân, biến chứng và biện pháp xử trí

Kiêng quan hệ tình dục để hạn chế viêm nhiễm sau khi đặt vòng

Đặt vòng mà bị viêm thì phải làm sao cùng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi hy vọng đã mang đến cho chị em những kiến thức hữu ích. Khi có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, chị em cần đến ngay các cơ sở y tế để có hướng xử lý sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới. Nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.

Tin liên quan

  • Đặt vòng tránh thai bị đau bụng có nguy hiểm không
  • Đặt vòng hay uống thuốc tránh thai tốt hơn
  • Đặt vòng có ảnh hưởng gì không

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *