Đặt vòng tránh thai bị trễ kinh có làm sao không?

Rất nhiều chị em lựa chọn sử dụng phương pháp đặt vòng tránh thai khi có kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên, một số chị em sau khi đặt vòng lại gặp phải tình trạng bị trễ kinh. Vậy đặt vòng tránh thai bị trễ kinh có làm sao không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này kỹ hơn với bài viết bên dưới đây nhé. 

Bạn đang đọc: Đặt vòng tránh thai bị trễ kinh có làm sao không?

1. Khái niệm vòng tránh thai là gì?

Đặt vòng tránh thai bị trễ kinh có làm sao không?

Vòng tránh thai là sự lựa chọn hàng đầu của những chị em đang có kế hoạch hóa gia đình

Vòng tránh thai là một dụng cụ được thiết kế theo nhiều hình dáng và để đặt vào bên trong buồng tử cung của chị em phụ nữ. Mục đích của việc đặt vòng tránh thai này là ngăn chặn trứng làm tổ ở trong tử cung. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vòng tránh thai với cấu tạo và hình dạng khác nhau. Trong số đó, phổ biến nhất là vòng tránh thai chữ chứa đồng và vòng tránh thai nội tiết. 

2. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp đặt vòng tránh thai

Như đã nói ở trên, vòng tránh thai chữ chứa đồng và vòng tránh thai chứa hormone nội tiết tố. Nhìn chung, mỗi một loại vòng đều sở hữu những ưu điểm và nhược điểm riêng.

2.1. Ưu điểm và nhược điểm của vòng tránh thai chữ chứa đồng

  • Ưu điểm: Hiệu quả tránh thai của vòng tránh thai chữ chứa đồng rất cao, kéo dài từ 5 – 10 năm tùy vào từng loại khác nhau. Với vòng tránh thai Tcu 380 thì hiệu quả ngừa thai khoảng 8 – 10 năm. Còn với vòng tránh thai Multiload thì hiệu thai ngừa thai khoảng 5 – 6 năm. Ngoài ra, dụng cụ này còn giúp chị em cải thiện tình trạng đau bụng kinh, kinh nguyệt ra nhiều và hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm vòi trứng.
  • Nhược điểm: Khi vừa mới đặt vòng tránh thai chữ chứa đồng vào buồng tử cung, một số chị em sẽ có cảm giác đau bụng, ra máu, vướng víu. Bên cạnh đó, trong một vài trường hợp hiếm hoi, sau khi đặt vòng tránh thai, chị em sẽ thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình kéo dài hơn, máu ra nhiều hơn và đau bụng nhiều hơn trong chu kỳ kinh. Ngoài ra, trong một vài trường hợp, chị em còn thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường như đau đầu, khí hư ra nhiều, đau lưng, nổi mụn trứng cá,…

    Tìm hiểu thêm: Khí hư có mùi hôi: Cẩn thận kẻo mắc bệnh phụ khoa nguy hiểm

    Đặt vòng tránh thai bị trễ kinh có làm sao không?

    Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp đặt vòng tránh thai

2.2. Ưu điểm và nhược điểm của vòng tránh thai nội tiết

  • Ưu điểm: Hiệu quả tránh thai của vòng tránh thai nội tiết rất cao, lên đến 99% và thường kéo dài từ 3 – 5 năm. Ngoài ra, loại vòng tránh thai này còn giúp chu kỳ kinh nguyệt của chị em ổn định hơn, lượng máu ra ít hơn so với vòng tránh thai chữ chứa đồng. Đặc biệt nó không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và khi nào có nhu cầu mang thai trở lại, chị em có thể lấy vòng ra bất cứ khi nào. Bên cạnh đó, vòng tránh thai nội tiết còn được coi như một phương pháp điều trị hiệu quả những trường hợp bị rong kinh cơ năng liên quan đến nội tiết và những trường hợp bị rong kinh do bệnh u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung.
  • Nhược điểm: So với vòng tránh thai chữ chứa đồng, thời gian sử dụng của vòng tránh thai nội tiết ngắn hơn và chi phí cao hơn. Bên cạnh đó, dụng cụ này không có tác dụng ngay vì hormone trong vòng tránh thai thường cần thời gian để giải phóng. Vì vậy, trong khoảng thời gian đầu sau khi đặt vòng tránh thai nội tiết, chị em nên sử dụng thêm những biện pháp tránh thai khác như thuốc tránh thai, bao cao su. Hơn nữa, khi vừa mới đặt vòng, một số chị em còn gặp phải tình trạng tăng cân, rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, nổi mụn, buồn nôn, tức ngực,… 

3. Nguyên nhân khiến đặt vòng tránh thai bị trễ kinh

Đặt vòng tránh thai bị chậm kinh là một trong những dấu hiệu phổ biến mà nhiều chị em gặp phải. Theo các chuyên gia y khoa, trễ kinh chính là một trong những tác dụng phụ của việc đặt vòng tránh thai. Tùy theo cơ địa của mỗi chị em mà thời gian trễ kinh cũng sẽ có sự khác nhau. 

Nguyên nhân chính khiến chị em bị trễ kinh sau khi đặt vòng tránh thai là:

  • Cơ địa không hợp với loại vòng tránh thai đó.
  • Cơ thể phản ứng lại với vòng tránh thai hay thành phần có trong vòng tránh thai, khiến chị em bị viêm niêm mạc tử cung, dẫn đến tình trạng chậm kinh.
  • Vòng tránh thai gây ra tình trạng rối loạn nội tiết.
  • Quy trình đặt vòng tránh thai không chuẩn, thao tác kỹ thuật không chính xác.
  • Vòng tránh thai chất lượng kém.
  • Sau khi đặt vòng tránh thai, chị em không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không kiêng quan hệ vợ chồng, không kiêng làm việc nặng.
  • Vòng tránh được đặt bên trong tử cung khiến màng tử cung của chị em bị chèn ép và bào mòn, gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.
  • Vòng tránh thai bị đặt sai vị trí hoặc bị tuột ra,…

4. Đặt vòng tránh thai bị chậm kinh có làm sao hay không?

Đặt vòng tránh thai bị trễ kinh có làm sao không?

>>>>>Xem thêm: Các loại ung thư tuyến giáp và cách điều trị

Để biết đặt vòng tránh thai bị trễ kinh có sao không, chị em nên tới viện để được bác sĩ tư vấn

Về cơ bản, sau khi đặt vòng tránh thai, chu kỳ kinh nguyệt sẽ ổn định trở lại khi cơ thể của chị em đã quen với sự có mặt của dụng cụ này ở trong tử cung. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi chị em mà sau khi đặt vòng tránh thai, chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ có những biểu hiện bất thường như kéo dài hơn, đau bụng hơn và ra nhiều máu kinh hơn,… Tuy nhiên, nếu cơ thể của chị em hợp với vòng tránh thai thì sẽ không có biểu hiện gì lạ. 

Trên thực tế, việc đặt vòng tránh thai bị trễ kinh sẽ ảnh hưởng tới cơ thể của chị em phụ nữ như sau:

  • Khiến chị em không cảm thấy thoải mái, cơ thể hay mệt mỏi hoặc tăng cân đột ngột.
  • Có nguy cơ mắc những bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,… Nếu không được điều trị sớm thì những căn bệnh này sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe sinh sản của chị em sau này.

5. Những điều chị em nên lưu ý khi đặt vòng tránh thai

Để việc đặt vòng tránh thai an toàn, đạt hiệu quả cao và hạn chế được những tác dụng phụ thì chị em nên lưu ý những điều sau:

  • Đặt vòng ở những cơ sở y tế uy tín, đảm bảo chất lượng do các bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực hiện.
  • Không nên đặt vòng khi đang mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa hoặc các bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục.
  • Nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín, thiết kế chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý sau khi đặt vòng.
  • Kiêng quan hệ vợ chồng ít nhất là 2 tuần sau khi vừa đặt vòng tránh thai.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em hiểu rõ về nguyên nhân và ảnh hưởng của hiện tượng đặt vòng tránh thai bị chậm kinh. Mặc dù đây là tình trạng bình thường nhưng chị em cũng đừng chủ quan và lơ là, hãy tới gặp bác sĩ ngay khi thấy triệu chứng bất thường để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cách xử lý phù hợp nhất nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *