Đau bụng dưới khi mang thai nguyên nhân do đâu?

Đau bụng dưới khi mang thai là tình trạng khá thường gặp ở các chị em. Hãy nhận diện xem khi nào thì tình trạng đau bụng dưới lúc bầu bí đáng lo ngại, khi nào thì chỉ là trạng thái bình thường.

Bạn đang đọc: Đau bụng dưới khi mang thai nguyên nhân do đâu?

Đau bụng dưới khi mang thai nguyên nhân do đâu?

Đau bụng dưới khi mang thai là tình trạng khá thường gặp ở các chị em.

Đau bụng dưới khi mang thai – những trường hợp không đáng lo ngại

– Đau bụng đầu thai kỳ: Sau quá trình thụ thai, thai nhi nhanh chóng di chuyển vào làm tổ trong tử cung. Quá trình làm tổ này có thể gây đau râm ran bụng dưới. Tình trạng này có thể diễn ra trong vài ngày và giảm dần khi thai đã bám làm tổ chắc chắn ở tử cung.

– Do sự giãn dây chằng khi mang thai: Sự gia tăng kích thước tử cung khiến hệ thống dây chằng căng dãn và dày lên. Quá trình này khiến cho bụng của bạn đau tức khó chịu, nhất là khi bụng bầu to lên.

– Đau bụng dưới do táo bón: Đây là trường hợp chế độ dinh dưỡng của mẹ được bổ sung nhiều dưỡng chất hơn khi bầu bí nhưng lại quên bổ sung chất xơ trong thực đơn. Trong khi lúc này, cơ thể mẹ thường tiết ra một lượng lớn hormone để duy trì sự phát triển của thai nhi khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa chậm chạp hơn. Thêm vào là sự tăng lên kích thước tử cung là nguyên nhân khiến cho trực tràng bị chèn ép hoạt động thiếu hiệu quả, dễ gây táo bón, từ đó mà gây cảm giác đau tức bụng dưới.

Đau bụng dưới khi mang thai là triệu chứng bất thường trong thai kỳ

– Do thai ngoài tử cung: Trứng được thụ tinh không làm tổ bên trong tử cung như bình thường mà làm tổ ở một vị trí khác thường gặp là vòi trứng sẽ gây hiện tượng thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung có thể dẫn đến các dấu hiệu bất thường như đau bụng dưới, ra máu âm đạo, đau mỏi vai gáy, đau khi đi đại tiện… Nếu không xử trí kịp thời, thai ngoài tử cung ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ.

Tìm hiểu thêm: Ung thư phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác

Đau bụng dưới khi mang thai nguyên nhân do đâu?

Thai ngoài tử cung có thể là một nguyên nhân gây đau bụng dưới ở mẹ bầu.

– Dấu hiệu sinh non: Sự co thắt tử cung, giãn rộng tử cung gây đau bụng dưới lâm râm là một dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng sinh non. Điều này gây ra những cơn đau tức bụng dưới kèm theo chuột rút, đau lưng, dịch âm đạo bất thường…

– Sảy thai: Sảy thai thường diễn ra trong khoảng thời gian 20 tuần đầu tiên của thai kỳ. Hiện tượng này ngoài gây đau tức bụng dưới, thì còn có xuất hiện chảy máu âm đạo liên tục vài giờ hoặc vài ngày liền.

– Tiền sản giật: Tiền sản giật là một biến chứng của nhiễm độc thai nghén. Hiện tượng này thường xuất hiện ở các mẹ có tiền sử mắc các bệnh về thận, tiểu đường… Đau bụng, đau đầu khó chịu, buồn nôn, mờ mắt, choáng ngất… là những dấu hiệu.

– Nhiễm trùng đường tiểu: Trường hợp này gây ra những biến chứng phức tạp tới sức khỏe của mẹ và bé, kéo dài có thể gây suy thận. Triệu chứng của bệnh ngoài đau buốt bụng dưới  còn là cảm giác bỏng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, tiểu có lẫn máu và mủ, đau lưng dưới, ớn lạnh, sốt cao…

Bị đau bụng dưới khi mang thai kéo dài đi kèm là những tình trạng khó chịu khác, điều quan trọng nhất, mẹ bầu cần đi thăm khám tại cơ sở y tế để được tìm đúng nguyên nhân và có cách xử trí chính xác.

Đau bụng dưới khi mang thai nguyên nhân do đâu?

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng

Mẹ bầu cần đi thăm khám tại cơ sở y tế để được tìm đúng nguyên nhân và có cách xử trí chính xác.

Đau bụng dưới khi mang thai nguyên nhân do đâu? Hi vọng thông tin mà chúng tôi cung cấp đã có được những chia sẻ hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm kiến thức liên quan vui lòng liên hệ Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc tổng đài 1900 55 8 96 đê được giải đáp miễn phí.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *