Mỗi khi đến gần ngày “đèn đỏ”, cơ thể chị em lại có những thay đổi ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt thường ngày. Một trong số đó là triệu chứng đau bụng. Vậy đau bụng kinh biểu hiện như thế nào?
Bạn đang đọc: Đau bụng kinh biểu hiện như thế nào?
1. Đau bụng kinh biểu hiện như thế nào?
Đau bụng kinh nguyệt là tình trạng thường gặp ở chị em mỗi khi đến tuần “nguyệt san”. Đây là tình trạng bình thường do sự co thắt quá độ của các cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài.
Mức độ đau bụng kinh ở mỗi người là có sự khác nhau. Có người chỉ đau thắt lưng nhẹ, đau âm ỉ phần bụng dưới, đầy bụng, ngực căng. Có trường hợp cơn đau trung bình, kèm theo là cảm giác buồn nôn, nôn, chây tay lạnh, bủn rủn. Có trường hợp nặng, chị em thấy đau thắt, chân tay tê lạnh, mặt mũi xanh xao tái nhợt, ra nhiều mồ hôi kèm theo tình trạng nôn… và ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.
Đa số trường hợp đau bụng kinh rơi vào nhóm phụ nữ trẻ, có những người có thể đau kéo dài đến mấy tiếng hoặc vài ngày.
2. Khi nào cơn đau bụng trong ngày “đèn đỏ” là nguy hiểm?
Khi cơn đau bụng kinh kéo dài thường xuyên và kèm theo những triệu chứng bất thường như sốt cao, buồn nôn, đau đầu…, chị em cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín thăm khám bởi đây rất có thể là triệu chứng của các bệnh lý như:
- Hẹp cổ tử cung: bệnh có thể do bẩm sinh hoặc đôi khi là do tác động đến cổ tử cung như viêm, dính sau hút nạo thai… Do cổ tử cung bị co hẹp lại nên trong kỳ “đèn đỏ”, đau khi quan hệ tình dục.
Tìm hiểu thêm: Sốt xuất huyết có nên truyền nước không?
- U xơ tử cung: khi mắc u xơ tử cung, người bệnh thường có dấu hiệu: táo bón, đi đại tiện ra máu; đau bụng dưới và vùng chậu dữ dội; bí tiểu, đái rắt, thậm chí có thể gây suy thận; ra nhiều máu trong kỳ “đèn đỏ” khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải.
- Viêm vòi trứng: vòi trứng bị viêm có thể là do u nang buồng trứng hoặc các chứng bệnh viêm nhiễm khác. Trong thời kỳ rụng trứng, bệnh này sẽ khiến cho trứng khó di chuyển qua vòi trứng hơn.
- Viêm vùng chậu mạn tính: đau bụng dữ dội trong kỳ “đèn đỏ” cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm vùng chậu.
- Lạc nội mạc tử cung: một số chị em bị lạc nội mạc tử cung thường phải đối mặt với cơn đau bụng kinh dữ dội đi kèm cùng các biểu hiện như chóng mặt, mệt mỏi, chân tay run rẩy…
>>>>>Xem thêm: Xung huyết dạ dày nên ăn gì? phát hiện sớm và điều trị triệt để
- Ung thư cổ tử cung: ở giai đoạn sớm, người bệnh hầu như không có triệu chứng. Đến giai đoạn tiến triển, ung thư cổ tử cung có thể gây ra những biểu hiện sau: chảy máu âm đạo; đau lưng; đau khi đi tiểu; táo bón mạn tính; đau khi quan hệ tình dục; sưng một bên chân; đau bụng; đau vùng chậu…
Nếu đau bụng kinh kèm theo các triệu chứng bất thường kể trên, chị em cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.