Đau bụng kinh nguyệt

Đau bụng kinh nguyệt hay còn gọi là thống kinh là hiện tượng đau bụng xảy ra trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt. Tùy thuộc từng cơ địa, đau bụng kinh nguyệt ở mỗi người là khác nhau…
Hiện tượng đau bụng kinh nguyệt có thể xuất hiện trước kỳ kinh từ 1-2 ngày và có thể kéo dài suốt những ngày hành kinh. Cảm giác đau bụng kinh ở mỗi người khác nhau, có người chỉ đau âm ỉ, nhẹ nhàng nhưng có người lại đau bụng dữ dội kèm theo nôn mửa, ngất xỉu.

Bạn đang đọc: Đau bụng kinh nguyệt

Đau bụng kinh nguyệt

Hiện tượng đau bụng kinh nguyệt có thể xuất hiện trước kỳ kinh từ 1-2 ngày và có thể kéo dài suốt những ngày hành kinh.

Đặc điểm của đau bụng kinh

-Đau bụng kinh có thể là những cơn đau từ nhẹ tới dữ dội kèm theo triệu chứng mỏi lưng và mỏi chân.
-Đau mạnh nhất trong 24 giờ đầu tiên khi bắt đầu có triệu chứng.
-Kinh nguyệt kèm theo các cục máu đông.
-Đau bụng kinh có thể có các triệu chứng đi kèm, như: Đau đầu, nôn và buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu…

Tìm hiểu thêm: Liệu pháp 4T trong điều trị ung thư

Đau bụng kinh nguyệt

Đau bụng kinh có thể có các triệu chứng đi kèm, như: Đau đầu, nôn và buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu…

Nguyên nhân đau bụng kinh nguyệt

-Sự co bóp của cổ tử cung: Để đưa được máu kinh ra ngoài, cổ tử cung phải co bóp. Sự co bóp này “vô tình” làm tăng hàm lượng prostaglandin trong máu và gây ra đau bụng kinh.
-Tử cung không bình thường: Phụ nữ có tử cung nhỏ, bị chit hẹp hoặc bị cao huyết áp sẽ bị đau bụng kinh dữ dội hơn những người bình thường.
-Sự tăng giảm đột ngột của nồng độ hormone progesteron và estrogen trong những ngày đầu của chu kì kinh nguyệt cũng là  nguyên gây đau bụng kinh nguyệt.
-Một số loại bệnh phụ khoa, như: Lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm tắc ống dẫn trứng, viêm tử cung – buồng trứng, u nang buồng trứng,… là các nguyên nhân gây đau bụng kinh.
-Nạo phá thai nhiều lần, đặt vòng tránh thai không đúng cách cũng là nguyên nhân gây đau bụng kinh.
-Phụ nữ quá gầy hoặc quá béo, yếu tố di truyền, áp lực tâm lí, cơ thể bị lạnh khi hành kinh… là những nhân tố gây nên hiện tượng đau bụng kinh nguyệt.

Các dạng đau bụng kinh nguyệt

Đau bụng kinh được chia làm hai loại: Đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Đau bụng kinh nguyên phát thường gặp ở nữ giới mới bước vào tuổi dậy thì. Đau bụng kinh nguyên phát thường kéo dài 3 năm rồi tự hết. Đau bụng kinh thứ phát có do vệ sinh trong thời kỳ hành kinh kém dẫn tới viêm nhiễm. Phụ nữ đã có quan hệ tình dục, đau bụng kinh thứ phát còn do các bệnh xã hội gây nên.

Đau bụng kinh nguyệt

>>>>>Xem thêm: Yếu tố nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt là gì?

Khám phụ khoa là một trong những biện pháp giúp chăm sóc sức khỏe của nữ giới tốt nhất

Hỗ trợ điều trị đau bụng kinh nguyệt như thế nào?
-Nghỉ ngơi tại giường, dừng mọi hoạt động đặc biệt là các công việc nặng nhọc, đi lại nhiều.
-Chườm nóng bụng bằng một chai nước nóng hoặc túi chườm nóng.
-Có thể dùng các loại thuốc giảm đau, như: Paracetamol, thuốc ức chế prostaglandin, thuốc tránh thai… Lưu ý, khi dùng thuốc cần phải có tư vấn của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc để tránh những biến chứng xấu.
-Cần có chế độ ăn uống cân bằng, đảm bảo dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
-Không uống đồ uống có ga, cồn.
-Giữ ấm cho cơ thể.
-Duy trì trạng thái tâm lý ổn định, vui vẻ, tránh căng thẳng, stress…

Đau bụng kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ. Tuy nhiên, với những trường hợp đau nhiều, đau dữ dội cần được thăm khám bởi bác sĩ vì đó có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hại. Khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đang khám và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh bệnh lý sản phụ khoa khác nhau, trong đó có đau bụng hành kinh. Khoa Phụ sản Bệnh viện Thu Cúc có đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại cùng phong cách phục vụ tận tình, chuyên nghiệp sẽ đem lại kết quả khám hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *