Đau bụng sau khi ăn là tình trạng không bình thường và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tốt nhất khi gặp phải tình trạng này, nên nhanh chóng đi khám để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Một số nguyên nhân phổ biến thường gây đau bụng sau khi ăn là bệnh loét dạ dày tá tràng, sỏi mật và thiếu máu cục bộ mạc treo.
Bạn đang đọc: Đau bụng nghiêm trọng sau khi ăn cần lưu ý điều gì
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau bụng nghiêm trọng sau khi ăn, trước hết bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi cụ thể như đau ở vị trí nào (vùng bụng trên hay vùng bụng dưới, bên trái hay bên phải), đau như thế nào (đau âm ỉ, râm ran hay đau quặn bụng), chỉ đau ở bụng hay còn đau ở những vị trí nào khác trong cơ thể, có các triệu chứng khác kèm theo hay không.
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Loét dạ dày – tá tràng thường có biểu hiện là những cơn đau ở vùng thượng vị (tức là vùng trên rốn và dưới mũi xương ức) hoặc đau ở chính giữa vùng bụng trên, bắt đầu trong khoảng 2 giờ sau khi ăn.
Loét dạ dày – tá tràng là một bệnh phổ biến ở nước ta, bệnh xảy ra do sự phá hủy làm mất lớp niêm mạc dạ dày hành tá tràng, có thể lan xuống lớp dưới niêm mạc, lớp cơ thậm chí đến lớp thanh mạc và có thể gây thủng… Loét dạ dày – tá tràng thường có biểu hiện là những cơn đau ở vùng thượng vị (tức là vùng trên rốn và dưới mũi xương ức) hoặc đau ở chính giữa vùng bụng trên, bắt đầu trong khoảng 2 giờ sau khi ăn. Đau bụng có thể xuyên ra sau lưng, đau lan sang phải. Loét dạ dày tá tràng khá đau, đặc biệt nếu vết loét đã lan sâu, đủ để xuyên thủng qua lớp niêm mạc của dạ dày.
Sỏi mật
Sỏi mật thường gây ra triệu chứng là đau quặn ở góc trên bên phải của bụng, thường là trong vòng vài giờ sau bữa ăn. Thức ăn giàu chất béo có xu hướng làm cho cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Những người bị béo phì và phụ nữ có nguy cơ cao bị sỏi mật. Đau do sỏi mật còn kèm theo buồn nôn và ói mửa, cơn đau có thể lan từ bụng phải đến lưng. Quan trọng hơn, trong khi một số loại đau bụng có thể giảm bớt đáng kể nếu người bệnh điều chỉnh lại tư thế, đau sỏi mật vẫn rất dữ dội cho dù tư thế của người bệnh như thế nào.
Mạc treo thiếu máu cục bộ
Căn bệnh này còn được gọi là đau thắt ngực ruột, xảy ra do xơ vữa động mạch. Sau mỗi bữa ăn, lưu lượng máu tới ruột cần tăng vì vậy nếu động mạch bị tắc do mảng bám, ăn một bữa ăn có thể gây đau bụng nếu nguồn cung cấp máu không đáp ứng đủ nhu cầu. Cơn đau bụng của mạc treo thiếu máu cục bộ có xu hướng lan tỏa sang các bộ phận khác của cơ thể, thường đi kèm với nỗi sợ hãi thực phẩm. Bệnh nhân sợ ăn vì đau nên sẽ bị sụt cân.
Tìm hiểu thêm: Tác hại của việc ngủ nhiều, bạn có biết?
>>>>>Xem thêm: Lợi ích của uống nước ép củ dền tốt cho sức khỏe
Cơn đau bụng của mạc treo thiếu máu cục bộ có xu hướng lan tỏa sang các bộ phận khác của cơ thể, thường đi kèm với nỗi sợ hãi thực phẩm.
Nguyên nhân khác
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng dữ dội sau khi ăn. Bệnh celiac là một bệnh lý đường ruột gây ra bởi tình trạng nhạy cảm với gluten, một loại protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen và lú mạch. Người mắc bệnh celiac sẽ cảm thấy đầy hơi và bụng khó chịu sau khi ăn những thực phẩm này.
Chứng không dung nạp lactose cũng có thể gây đau bụng và tiêu chảy sau khi ăn các loại thực phẩm có chứa lactose. Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn thường gây ra triệu chứng đau quặn bụng trong vài giờ sau khi ăn.
Nên làm gì?
Nếu liên tục trải qua những cơn đau bụng dữ dội sau khi ăn, điều tốt nhất là nên tới bệnh viện để kiểm tra. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện xét nghiệm hoặc đề nghị người bệnh điều chỉnh lại chế độ ăn uống.