Để điều trị bệnh đau dạ dày, bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh còn cần chú ý cải thiện việc ăn uống, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh. Hãy cùng tìm hiểu bệnh đau dạ dày ăn gì để quá trình điều trị diễn ra hiệu quả hơn.
Bạn đang đọc: Đau dạ dày ăn gì để cải thiện triệu chứng?
1. Nguyên nhân và các dấu hiệu đau dạ dày
Đau dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân gây ra, thường có các biểu hiện như: đau thượng vị, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, buồn nôn và thậm chí chảy máu tiêu hóa. Trước khi xác định bệnh đau dạ dày ăn gì, hãy điểm qua nguyên nhân và triệu chứng của bệnh.
1.1. Nguyên nhân gây bệnh
Một số nguyên nhân chính gây bệnh đau dạ dày bao gồm:
– Vi khuẩn HP phát triển trong dạ dày, sản sinh ra chất làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
– Sử dụng chất kích thích như rượu bia, hút thuốc lá… làm tăng tiết axit dạ dày, dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày.
– Chế độ ăn uống không hợp lý: sử dụng đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm chua cay, không đảm bảo vệ sinh, ăn uống không điều độ, ăn quá no hoặc quá đói… cũng gây bệnh đau dạ dày.
– Lạm dụng thuốc giảm đau, kháng sinh liều cao làm lợi khuẩn dạ dày bị tiêu diệt, tăng nguy cơ đau dạ dày.
– Căng thẳng kéo dài làm tăng tiết dịch vị và tăng co bóp dạ dày, lâu dần gây mất cân bằng độ pH và gây viêm loét dạ dày.
1.2. Triệu chứng bệnh đau dạ dày
Bệnh đau dạ dày có các triệu chứng điển hình như sau:
– Đau vùng thượng vị: Người bệnh có những cơn đau bất thường, đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng bụng trên rốn. Trong giai đoạn đầu, cơn đau thường xuất hiện khi quá đói hoặc quá no. Tần suất đau ngày càng dày và nặng hơn theo tình trạng tiến triển của bệnh.
– Có cảm giác đầy hơi, chướng bụng, thường gặp nhất sau khi ăn.
– Ợ chua, ợ hơi, có thể ợ ra vị đắng, do nhu động dạ dày bị rối loạn, thức ăn không được tiêu hóa hết dẫn tới lên men và sinh ra hơi.
– Buồn nôn, nôn mửa.
– Chảy máu dạ dày: Đây là biểu hiện nặng của bệnh đau dạ dày, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Người bệnh bị chảy máu dạ dày sẽ có các dấu hiệu như nôn ra máu, đi ngoài ra máu, đi ngoài phân đen. Kèm với đó, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng do mất máu thường xuyên.
2. Bệnh đau dạ dày nên ăn gì?
Người bệnh đau dạ dày nên dùng các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, thực phẩm hỗ trợ chữa lành vết loét và các thực phẩm giúp giảm tiết axit dạ dày. Đồng thời nên bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng có hệ tiêu hóa.
Vậy cụ thể đau dạ dày ăn gì để nhanh khỏi bệnh, dưới đây chính là câu trả lời:
2.1. Các loại thực phẩm thô
Thực phẩm thô là các loại hạt toàn phần như: gạo lứt, nếp lứt, các loại đậu…; các loại hạt có chứa chất béo còn nguyên lớp màng ngoài của hạt như mè, hạt điều, hạt bí… Thực phẩm thô rất giàu chất xơ, các chất khoáng và những sinh tố nhóm B cần thiết cho nhu cầu tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa các chất.
Mặt khác, loại thực phẩm này còn chứa nhiều chất có khả năng chống oxy hóa, có khả năng bảo vệ lớp màng tế bào niêm mạc dạ dày. Do đó, người bị rối loạn tiêu hóa hay mắc các chứng bệnh về viêm loét, đau dạ dày nên sử dụng thực phẩm thô thay thế cho thực phẩm đã tinh lọc.
Tìm hiểu thêm: 7 cách giảm đau viêm đại tràng hiệu quả nhanh
2.2. Gạo, bánh mì, khoai
Bánh mì, khoai và các món chế biến từ gạo (như cơm, cháo) có tính chất mềm, chỉ số đường và chất béo không cao, dễ tiêu hóa, tránh kích thích dạ dày tiết nhiều axit, có tác dụng làm giảm cơn đau dạ dày.
2.3. Các loại canh hầm nhừ
Những người bị đau dạ dày nên thường xuyên ăn các loại canh với các thực phẩm đã được nấu chín, hầm nhừ. Các món canh vừa có lượng nước nhiều giúp pha loãng nồng độ axit dạ dày, vừa mềm nhừ dễ tiêu hóa, tránh gây áp lực cho dạ dày.
2.4. Đậu bắp
Trả lời cho câu hỏi đau dạ dày nên ăn gì, chúng ta không thể bỏ qua đậu bắp. Đây được đánh giá là thực phẩm vàng trong việc bảo vệ dạ dày. Đậu bắp chứa nhiều vitamin B, C, E, carotene, pectin và các dưỡng chất khác, rất bổ dưỡng cho cơ thể.
Đặc biệt, chất nhầy ở đậu bắp là phức hợp protein kết dính polysaccharides, pectin và một số chất khác. Các chất này giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ làm lành các vết viêm loét trong dạ dày và ngăn ngừa các nguy cơ gây hại tới niêm mạc dạ dày.
2.5. Cải xanh
Rau cải xanh rất giàu chất xơ, lại chứa hợp chất isothiocyanate sulforaphane giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP, bảo vệ dạ dày.
2.6. Chuối
Chuối là loại quả thân thiện bậc nhất đối với dạ dày, có khả năng trung hòa axit vượt ngưỡng trong dịch dạ dày, giảm nguy cơ viêm tấy đường ruột. Thêm vào đó, chuối chứa nhiều kali giúp giảm huyết áp, khống chế lượng natri – chất gây tăng huyết áp, tránh làm tổn hại đến mạch máu.
Đặc biệt, thành phần của chuối còn chứa chất pectin là dạng chất xơ hòa tan rất có lợi cho người mắc rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy.
2.7. Đau dạ dày ăn gì – Táo
Táo là loại trái cây có khả năng giảm triệu chứng táo bón. Vỏ ngoài của táo chứa pectin, đây là một loại sợi thiên nhiên có thể hoà tan và giãn nở khi gặp nước, có thể thúc đẩy nhu động dạ dày và đường ruột, hỗ trợ quá trình bài tiết thuận lợi hơn.
>>>>>Xem thêm: Điều trị trĩ ngoại khi nào không cần phẫu thuật?
2.8. Đu đủ
Một loại quả khác cũng tốt cho người bệnh đau dạ dày là đu đủ. Loại quả này chứa enzyme papain và chymopapain thúc đẩy sản sinh các loại axit lành mạnh, kích thích tiêu hóa và giảm tình trạng khó tiêu.
2.9. Nước dừa
Nước dừa giàu chất điện giải, natri, kali, canxi và các khoáng chất tốt cho cơ thể, giúp bổ sung các thiếu hụt do ăn uống kém hoặc nôn ói, tiêu chảy.
2.10. Tinh bột nghệ và mật ong
Hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong rất tốt cho người bị đau dạ dày. Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết axit, kiềm hoá độ axit của dịch vị. Trong khi đó mật ong giúp điều hòa nồng độ axit tại dạ dày, tránh tình trạng kích ứng dạ dày.
2.11. Sữa chua
Probiotic và enzyme trong sữa chua có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, tiêu diệt vi khuẩn gây hại và nâng cao sức đề kháng. Sữa chua không béo có khả năng làm lớp đệm trên niêm mạc và giảm kích thích dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh nên bắt đầu sử dụng với lượng ít và theo dõi phản ứng của cơ thể khi ăn để điều chỉnh.
2.12. Trà thảo dược
Đa số các loại trà thảo dược (không caffeine) giúp điều hòa hệ tiêu hóa, ngăn các chứng đầy hơi, chướng bụng. Trong đó các loại chiết xuất từ hoa cúc còn có khả năng cải thiện viêm nhiễm trong dạ dày.
2.13. Gừng
Gừng là thực phẩm có thể cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu.
2.14. Đau dạ dày ăn gì – Rau thì là
Cây thì là chứa nhiều axit aspartic giúp chống đầy hơi và nhiều anethole kích thích tiêu hóa. Chính vì vậy mà nhiều người có thói quen ăn thì là sau bữa ăn để tránh đầy bụng.
2.15. Cây bạc hà
Bạc hà có tác dụng giảm triệu chứng khó tiêu, đau bụng, ợ nóng và đầy hơi. Ngoài ra, nó cũng có khả năng kích thích sự ngon miệng và giảm cảm giác buồn nôn.
2.16. Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Người bệnh đau dạ dày nên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin A, B, D, K, axit folic, canxi, sắt, kẽm, magie. Các vitamin và khoáng chất này có nhiều trong ngũ cốc, rau củ màu đỏ và xanh đậm,… Bổ sung các loại thực phẩm trên vào thực đơn giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin, khoáng chất do tiêu hóa hấp thụ kém trong bệnh lý dạ dày – tá tràng.
Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu đau dạ dày ăn gì để nhanh khỏi bệnh. Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, người bệnh cũng cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín khi có các triệu chứng bất thường để được kiểm tra và sàng lọc các bệnh lý dạ dày, tránh các biến chứng nguy hiểm.