Đau dạ dày ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Bị đau dạ dày ăn gì là băn khoăn của không ít người mắc bệnh. Theo thông tin từ Hội khoa học Tiêu hóa thì dân số có nguy cơ mắc bệnh dạ dày lên tới 70%. Do thức ăn ảnh hưởng trực tiếp tới dạ dày vì vậy mọi người cần có kiến thức về những thực phẩm nên ăn và nên hạn chế.

Bạn đang đọc: Đau dạ dày ăn gì để tốt cho sức khỏe?

1. Bệnh đau dạ dày và triệu chứng

Trước khi tìm hiểu đau dạ dày ăn gì thì bạn cần tìm hiểu sâu hơn về bệnh lý này. Đau dạ dày là tình trạng người bệnh xuất hiện các cơn đau ở vùng bụng hoặc xung quanh bụng. Biểu hiện của bệnh dạ dày là các triệu chứng ợ chua, đầy bụng, khó tiêu,…

1.1. Đau thượng vị

Bệnh nhân bị dạ dày thường có các cơn đau ở vùng thượng vị. Cơn đau diễn ra với mức độ và tần suất nhẹ hay nặng còn phụ thuộc vào mức độ viêm loét ở dạ dày. Thời gian đầu khi mới mắc bệnh cơn đau sẽ xuất hiện khi quá no hoặc quá đói.

Đau dạ dày ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Đau thượng vị là dấu hiệu bị bệnh dạ dày thường gặp

1.2. Đầy bụng, khó tiêu

Cảm giác đầy bụng sau khi ăn biểu hiện bạn đang bị đau dạ dày ở mức độ nhẹ. Lúc này bạn cần theo dõi tình trạng cơ thể để giúp phát hiện bệnh sớm. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ trở nên nghiêm trọng và xảy ra các biến chứng rất khó lường.

1.3. Ợ chua, ợ ra vị đắng

Hoạt động của dạ dày bị rối loạn khiến thức ăn chậm tiêu và lên men tạo thành hơi. Đây là triệu chứng đau dạ dày thường gặp ở các bệnh nhân. Nếu bạn bị ợ hơi, ợ chua liên tục thì cần tới gặp bác sĩ ngay.

1.4. Cảm giác buồn nôn, đau bụng nhẹ

Nôn là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua đường miệng. Triệu chứng đau dạ dày nhẹ sẽ gặp ở phần lớn người mắc bệnh và gây buồn nôn. Bệnh nhân nôn nhiều có nguy cơ rách thực quản, tổn thương niêm mạc.

1.5. Nôn hoặc đi ngoài ra máu

Chảy máu dạ dày gây đi ngoài hoặc nôn ra máu. Bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời có thể đe dọa tới tính mạng. Kèm theo đó là một số biểu hiện: Choáng váng, chóng mặt, mệt mỏi do mất máu.

1.6. Thay đổi thói quen đại tiện

Khi dạ dày gặp vấn đề sẽ gây xáo trộn thói quen đi vệ sinh. Bệnh nhân có thể buồn đi cầu bất cứ thời gian nào trong ngày. Một số bệnh nhân xảy ra tình trạng táo bón, một số khác lại bị tiêu chảy kéo dài.

2. Các nguyên nhân chính gây bệnh

– Vi khuẩn HP xâm nhập và tấn công dạ dày.

– Căng thẳng kéo dài.

– Thói quen ăn uống, sinh hoạt không có lợi cho sức khỏe.

– Các loại chất kích thích, thuốc lá, rượu bia gây tác động xấu tới hệ tiêu hóa.

Đau dạ dày ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây bệnh

3. Bệnh đau dạ dày ăn gì để tốt cho sức khỏe

Khi bị đau dạ dày bạn cần sử dụng tác thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc. Những thực phẩm này có tác dụng cho việc chữa lành các vết loét và giảm tiết acid. Bên cạnh đó bạn cũng cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.

3.1. Sữa chua

Trong sữa chua có chứa probiotics (lợi khuẩn). Chúng có trách nhiệm cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, tiêu diệt vi khuẩn có hại. Bạn nên ăn một hộp sữa chua mỗi ngày để giúp dạ dày khỏe mạnh.

3.2. Chuối

Tại sao chuối lại tốt cho dạ dày? Vì trong chuối có khả năng trung hòa acid vượt ngưỡng cho phép trong dạ dày. Đồng thời các hoạt chất trong chuối còn làm giảm nguy cơ viêm sưng đường ruột. Chất kali trong chuối giúp giảm huyết áp, khống chế lượng natri. Chất pectin trong quả chuối là dạng chất xơ hòa tan rất có lợi cho người bị rối loạn tiêu hóa.

3.3. Các loại thực phẩm thô

Các loại thực phẩm thô hay các loại hạt như: Bắp, gạo lứt, các loại đậu, hạt mè, hạt bí,…rất tốt cho sức khỏe. Trong thành phần của chúng có chứa chất xơ, chất khoáng, sinh tố nhóm B cần thiết cho việc chuyển hóa các chất và tiêu hóa thức ăn. Những hạt thô còn có chất chống oxy hóa giúp bảo vệ màng tế bào trong dạ dày.

3.4. Táo

Táo là loại trái cây có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm tiêu chảy, cung cấp ka, calo cho cơ thể. Lớp vỏ táo còn chứa pectin – loại sợi thiên nhiên có tính hòa tan, giãn nở khi gặp nước. Chúng còn giúp thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp quá trình bài tiết thuận lợi hơn. Táo cũng giúp ích nhiều cho những người bị táo bón. Để giúp hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải khi chống chọi với những cơn đau dạ dày thì bạn có thể ăn mứt táo hoặc làm một ly sinh tố táo.

3.5. Đau dạ dày ăn gì? Bánh mì nướng

Bánh mì có có khả năng hút các chất acid trong dạ dày giúp làm giảm cơn đau. Đặc biệt bánh mì không chứa quá nhiều chất béo. Lưu ý bạn cần tránh xa bơ, mứt trong thời gian cơn đau xuất hiện.

Tìm hiểu thêm: Điều trị rối loạn tiêu hóa

Đau dạ dày ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Đau dạ dày ăn gì? Ăn bánh mì sẽ giúp bạn đỡ đau

3.6. Các món canh

Người bị đau dạ dày nên ăn các món canh, súp. Những món ăn này rất dễ tiêu hóa và ít gây áp lực lên dạ dày. Chúng cũng giảm thiểu lượng chất béo hấp thụ vào cơ thể.

3.7. Đau dạ dày ăn gì? Nên uống trà thảo dược

Trà thảo dược giúp điều hòa tiêu hóa. Đồng thời chúng giúp ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Các loại trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc được các bác sĩ khuyên dùng để cải thiện tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày. Trà bạc hà cũng là một lựa chọn không tồi giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày.

3.8. Nước dừa

Nước dừa được xếp thứ 2 trong nhóm các chất lỏng tinh khiết chỉ sau nước tinh khiết. Trong nước dừa có chứa Ca, Ka, Mg, chất điện phân, khoáng chất,…tốt cho cơ thể. Chúng giúp tiêu diệt các vi khuẩn trong đường ruột, giảm vấn đề ở đường tiết niệu.

3.9. Nghệ

Nghệ là phương thuốc vàng trong điều trị bệnh dạ dày. Bạn nên sử dụng nghệ kết hợp với mật ong hàng ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm loét tại dạ dày. Tinh bột nghệ hoặc nghệ tươi đều rất tốt cho hệ tiêu hóa.

3.10. Cây thì là

Trong thì là có chứa nhiều chất anethole. Chất này giúp kích thích việc tiết dịch vị và dịch tiêu hóa. Cây thì là còn cung cấp acid aspartic giúp chống đầy hơi. Đó là lý do vì sao một số người có thói quen nhai hạt thì là sau bữa ăn.

3.11. Đậu bắp

Đậu bắp là thực phẩm vàng trong việc bảo vệ dạ dày. Một số chất trong loại rau này phải kể đến như: pectin, carotene, vitamin B,C,E,…Đặc biệt chất nhầy trong đậu bắp chính là protein kết dính, polysaccharides, pectin giúp làm lành vết thương.

Đau dạ dày ăn gì để tốt cho sức khỏe?

>>>>>Xem thêm: Bác sỹ giỏi về tiêu hóa

Thức ăn nên được chế biến dạng hầm nhừ để dễ tiêu hóa

4. Hướng dẫn ăn đúng cách khi bị bệnh dạ dày

– Đồ ăn nên thái nhỏ và nấu chín mềm giúp giảm áp lực lên dạ dày. Các cách chế biến như: Hấp, luộc, hầm sẽ dễ tiêu hóa hơn cách chiên rán.

– Ăn chậm nhai kỹ là điều bạn cần nhớ. Việc làm này giúp tăng sự bài tiết của nước bọt giúp trung hòa acid trong dạ dày. Nên hạn chế ăn quá no mà cần chia nhỏ bữa ăn giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa acid.

– Không nên ăn thức ăn khô, không nên ăn cơm chan canh vì sẽ khiến bạn nhai không kỹ.

– Nên dùng thức ăn ở nhiệt độ ấm sẽ giúp dạ dày dễ hấp thu hơn. Đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng sẽ khiến dạ dày co bóp mạnh gây tổn thương.

– Sau khi ăn không được làm việc hoặc hoạt động mạnh.

Qua bài viết chắc rằng bạn đọc đã nắm được thông tin đau dạ dày ăn gì. Vì vậy ngay hôm nay bạn cần thay đổi thói quen ăn uống để giúp cải thiện tình trạng viêm loét ở dạ dày. Bạn cũng nên duy trì ăn các thực phẩm có lợi cho cơ thể ngay cả khi đã khỏi bệnh để giúp đảm bảo sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *