Đau dạ dày đêm: Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý

Việc gặp phải cơn đau dạ dày đêm đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Vậy đâu là nguyên nhân và cần xử lý đúng cách như thế nào khi cơn đau xuất hiện để không ảnh hưởng làm mất giấc ngủ của bạn. Hãy cùng tìm hiểu ngay.

Bạn đang đọc: Đau dạ dày đêm: Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý

1. Đặc điểm của cơn đau dạ dày về đêm

Cơn đau dạ dày có thể xuất hiện theo nhiều mức độ khác nhau. 2 mức độ đau mà mọi người thường gặp, bao gồm:

– Đau bụng quặn thắt

Cơn đau diễn ra gay gắt và thường lặp lại theo tính chất chu kỳ. Cơn đau xuất hiện đột ngột và tăng nhanh cường độ cho đến đỉnh điểm, sau đó giảm dần xuống. Giữa mỗi chu kỳ đau sẽ có khoảng yên lặng. Tần suất, thời gian và cường độ của cơn đau thay đổi đáng kể giữa các lần. Nguyên nhân gây đau chủ yếu là do sức căng của ruột gây ra.

– Đau bụng liên tục, âm ỉ

Có đặc điểm là các cơn đau này diễn ra liên tục, mức độ đau có thể tăng và giảm cường độ nhưng không có giai đoạn yên lặng mà cứ dai dẳng, âm ỉ không thôi. Bệnh nhân sẽ có cảm giác nhức nhối, bỏng rát, bị đói hoặc buốt.

Đau dạ dày đêm: Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý

Đau bụng về đêm làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của người bệnh.

2. Nguyên nhân đau dạ dày đêm

2.1. Đau dạ dày đêm do ăn uống không khoa học

Đây có lẽ là nguyên nhân phổ biến dễ gặp nhất dẫn đến những cơn đau dạ dày xuất hiện về đêm. Ăn uống không khoa học có thể đến từ việc lựa chọn thực phẩm không tốt hoặc cũng có thể đến từ thói quen ăn uống không đúng cách.

Cụ thể, những nguyên nhân đến từ chế độ ăn không khoa học mà mọi người thường gặp phải bao gồm:

– Ăn nhiều đồ khó tiêu hóa như đồ ăn dầu mỡ, đồ chua cay, đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều chất bảo quản,…

– Ăn đồ ăn ôi thiu không đảm bảo vệ sinh hoặc đồ ăn quá hạn sử dụng.

– Kết hợp những loại đồ ăn chung không phù hợp ví dụ như ăn đồ quá nóng cùng lúc với đồ quá lạnh hoặc ăn đồ sống lẫn với đồ chín,…

– Uống nhiều rượu bia.

– Những thói quen ăn uống không tốt như bỏ bữa, ăn quá nhanh, ăn uống tùy ý không đúng giờ, ăn đêm, ăn quá no hoặc để bụng quá đói trong 1 bữa,…

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu đau dạ dày điều trị bệnh hiệu quả hơn

Đau dạ dày đêm: Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý

Ăn uống không khoa học là nguyên nhân phổ biến gây ra cơn đau dạ dày về đêm.

2.2. Do căng thẳng

Hiện tượng đau dạ dày về ban đêm cũng có thể xảy ra nếu bạn thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài. Khi căng thẳng, dạ dày phải hoạt động nhiều hơn bình thường và tiết ra nhiều acid hơn. Điều này dễ khiến niêm mạc của dạ dày chịu nhiều tổn thương. Đây cũng là lý do vì sao khi stress bạn thường gặp phải các vấn đề tiêu hóa như chán ăn, ăn không ngon và trong đó có những cơn đau bụng âm ỉ về buổi đêm.

2.3. Nguyên nhân bệnh lý ở dạ dày

Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những cơn đau bụng về đêm. Các bệnh dạ dày thường gặp dẫn đến cơn đau về đêm bao gồm:

– Viêm dạ dày

– Loét dạ dày

– Trào ngược dạ dày thực quản

– Viêm hành tá tràng

– Hội chứng ruột kích thích (IBS)

– Bệnh Crohn

– Thậm chí là ung thư

2.4. Đau dạ dày đêm đến từ bệnh lý khác ngoài đường tiêu hóa

Một số bệnh lý ngoài đường tiêu hóa sau đây có thể là nguyên nhân gây đau dạ dày lúc về đêm:

– Sỏi mật: Đây cũng là nguyên nhân thường gặp khi bệnh nhân thăm khám với triệu chứng đau dạ dày ban đêm. Sỏi mật bị tắt tại ống mật gây ra những cơn đau quặn dữ dội liên tục ở phía dạ dày. Cơn đau có xu hướng gia tăng sau một bữa ăn với nhiều chất béo và “hoành hành” khi bạn đã chìm vào giấc ngủ. Cơn đau có thể kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn, sốt cao, người bệnh bị vàng da vàng mắt và phân có màu trắng.

– Sỏi thận: Khi viên sỏi di chuyển và đi vào niệu quản thì bệnh nhân sẽ gặp phải cơn đau nhói đột ngột ở vùng lưng. Sau đó, cơn đau nhanh chóng lan đến dạ dày và cả vùng bụng. Cường độ đau sẽ thay đổi phụ thuộc vào đường đi của viên sỏi thận trong đường tiết niệu..

– Viêm ruột thừa: Cơn đau viêm ruột thừa khởi phát xung quanh rốn và di chuyển xuống tới phía dưới bên phải, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân cử động. Trường hợp viêm ruột thừa, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời ngay lập tức. Khi để quá lâu ruột thừa sẽ vỡ ra gây viêm phúc mạc, điều này có thể nguy hiểm tới cả tính mạng.

3. Hướng dẫn cách làm giảm cơn đau hiệu quả

Đầu tiên, để giải quyết tạm thời cơn đau bụng về đêm, chúng ta có thể áp dụng nhanh phương pháp chườm ấm bằng cách sử dụng loại túi chườm chuyên dụng. Chườm ấm giúp tăng cường lưu thông máu tới dạ dày, giảm tình trạng đau bụng và khó chịu.

Thông thường, áp dụng phương pháp này sẽ cho hiệu quả ngay sau 15 – 20 phút, bệnh nhân dần cảm thấy thoải mái hơn và có thể trở lại với giấc ngủ. Ngoài ra, người bệnh đau dạ dày về đêm còn có thể áp dụng 1 số cách hỗ trợ giảm đau như:

– Uống nước ấm;

– Nhai gừng tươi hoặc uống ngay một cốc nước gừng tươi pha mật ong ấm;

– Massage đúng cách,…

Tuy nhiên, những biện pháp trên không phải cách điều trị tận gốc cơn đau dạ dày, bạn vẫn cần đi khám để tìm rõ nguyên nhân của cơn đau và thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đau dạ dày đêm: Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý

>>>>>Xem thêm: Viêm đại tràng và cách khắc phục

Người bệnh nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để tìm đúng nguyên nhân đau dạ dày.

4. Khi nào bạn cần chủ động thăm khám

Với các trường hợp đau dạ dày ban đêm thông thường sẽ không cần phải đến gặp bác sĩ ngay. Trước hết, người bệnh sẽ thay đổi lối sống và điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học.

Sau đó, cơn đau cải thiện và thuyên giảm thì không có vấn đề gì. Nếu đau kéo dài hoặc mức độ đau nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày nhất là giấc ngủ thì bạn nên đi đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay.

Ngoài ra, khi bệnh nhân gặp phải cơn đau dạ dày đêm kèm theo các triệu chứng như sau thì cũng cần thăm khám ngay để được xử trí kịp thời:

– Đau bụng dữ dội không rõ nguyên nhân, cơn đau không được thuyên giảm kể cả khi đã dùng thuốc giảm đau

– Sốt

– Bụng chướng, đau mỗi khi chạm vào

– Vàng mắt, vàng da.

– Buồn nôn, nôn, đặc biệt lưu ý nếu là nôn có máu

– Đi ngoài ra máu

– Đau bụng bất thường trong thời kỳ mang thai.

Đau dạ dày đêm gây ảnh hưởng tới giấc ngủ và sức khỏe của người bệnh. Hãy chủ động thăm khám khi cần thiết để biết rõ nguyên nhân và tiến hành điều trị đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *