Đau dạ dày mất ngủ là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Những cơn đau dày xuất hiện về đêm “phá hủy’ giấc ngủ cùng hàng loại các hệ lụy khác. Cùng tìm hiểu thông tin điều trị và phòng chống cơn dạ dày gây mất ngủ trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Đau dạ dày mất ngủ: Điều trị và phòng chống
1. Hiện tượng đau dạ dày mất ngủ
Đau dạ dày là một triệu chứng gặp phải cảnh báo về các bất thường gặp phải ở dạ dày hoặc rộng hơn là đường tiêu hóa. Cơn đau dạ dày có thể gặp phải ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày nhưng chúng thường xuất hiện lúc người bệnh đói, sau ăn no hoặc đau về đêm. Những cơn đau dạ dày về đêm khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng tới giấc ngủ, người bệnh có thể bị mất ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không ngon giấc.
Đặc điểm của cơn đau dạ dày về đêm thường là diễn ra âm ỉ, đau liên tục kéo dài. Một số trường hợp, cơn đau đột nhiên cảm nhận cơ đau quặn lên ở một thời điểm khiến người bệnh vô cùng khó chịu và bị thức giấc giữa đêm. Thông thường, cơn đau này sẽ xuất hiện vào khoảng 1 – 2 giờ sáng khi bạn đã say giấc và kéo dài đến vài giờ sau đó.
Những cơn đau dạ dày về đêm làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
2. Vòng luẩn quẩn giữa đau dạ dày và mất ngủ
Chuyên gia tiêu hóa cho biết, đau dạ dày khiến người bệnh khó chịu và gây mất ngủ. Nhưng khi bạn mất ngủ, quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ bị gián đoạn và điều này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trong đó có hoạt động tiêu hóa ở dạ dày. Từ đó khiến tình trạng đau dạ dày ngày một thêm nghiêm trọng. Cứ vậy tạo thành một vòng luẩn quẩn khiến người bệnh rất khó chịu.
Vì vậy, nếu người bệnh thường xuyên gặp phải tình trạng đau dạ dày ban đêm thì cần đi kiểm tra sức khỏe để xác định rõ nguyên nhân gây đau dạ dày và điều trị đúng chỉ định để không ảnh hưởng tới giấc ngủ cũng như sức khỏe của bản thân.
3. Hướng dẫn điều trị và phòng chống đau dạ dày gây mất ngủ
3.1. Điều trị đau dạ dày mất ngủ
Đầu tiên, với những cơn đau dạ dày muốn được xử lý hiệu quả cần xuất phát từ đúng nguyên nhân bệnh có thể là do chế độ ăn không lành mạnh, đau dạ dày do stress, do dùng thuốc kháng sinh hoặc đến từ các bệnh lý gặp phải ở đường tiêu hóa.
Đối với những trường hợp đau dạ dày từ nguyên nhân bệnh lý, thường gặp nhất là trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày thì người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ thuốc điều trị do bác sĩ chỉ định. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc không thể thay thế để xử lý tốt nhất cơn đau dạ dày về đêm.
Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng thêm một số giải pháp giúp giảm đau nhanh tại nhà như:
– Uống nước ấm.
– Nhai gừng tươi hoặc uống một cốc nước gừng tươi ấm pha cùng mật ong.
– Chườm ấm, massage,…
Những cách này có hiệu quả giảm đau tức thì giúp bạn phần nào được thư thái, thoải mái hơn để có thể tiếp tục trở lại giấc ngủ. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, những phương pháp này chỉ có tác dụng bổ trợ mà không thể điều trị tận cùng cơn đau.
Tìm hiểu thêm: Mổ thoát vị bẹn có tái phát không?
Người bệnh thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được chỉ định điều trị đau dạ dày đúng cách.
3.2. Phòng chống đau dạ dày mất ngủ
Để phòng chống tốt đau dạ dày gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, các chuyên gia tiêu hóa nhấn mạnh về 2 yêu cầu người bệnh dạ dày cần lưu ý và thực hiện như sau.
– Thứ nhất, không nên ăn quá nhiều vào buổi tối và không ăn sát giờ đi ngủ. Việc ăn nhiều, ăn quá no vào buổi tối làm dạ dày quá tải phải hoạt động nhiều hơn. Điều này dễ gây tình trạng ứ đọng thức ăn trong dạ dày khi ngủ, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày về đêm và nhiều vấn đề tiêu hóa khác.
– Thứ hai, tư thế nằm ngủ tốt nhất là nằm nghiêng bên trái và kê gối khoảng 15 độ. Tư thế này đã được chứng minh có vai trò hỗ trợ cho hoạt động tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Đồng thời, khi nằm nghiêng bên trái, vị trí nối giữa thực quản và dạ dày được giữ ở vị trí cao hơn mức bình thường nhờ đó dịch tiêu hóa có tính axit ở dạ dày sẽ không có khả năng trào ngược lên. Từ đó giảm các triệu chứng ợ hơi, đau bụng. Điều này đặc biệt hữu ích trong việc phòng chống mất ngủ do ảnh hưởng từ hoạt động tiêu hóa.
>>>>>Xem thêm: Viêm gan C kiêng ăn gì và nên ăn thực phẩm nào?
Tư thế nằm nghiêng bên trái đã được chứng minh có vai trò hỗ trợ cho hoạt động tiêu hóa ở dạ dày.
4. Khi nào người bệnh đau dạ dày cần thăm khám bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp bị đau dạ dày ban đêm có thể chưa bắt buộc cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Đầu tiên, người bệnh nên chủ động thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Nếu cơn đau được cải thiện sau đó và không còn tình trạng mất ngủ thì không cần dùng đến thuốc điều trị.
Còn nếu cơn đau tiếp tục kéo dài thêm nghiêm trọng hoặc xảy ra nhiều lần trong một tuần làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động hàng ngày, đặc biệt là gây gián đoạn đến giấc ngủ thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại các đơn vị y tế uy tín để được thăm khám và có kế hoạch điều trị đúng cách.
Ngoài ra, khi xuất hiện cơn đau dạ dày về đêm có kèm theo các triệu chứng cụ thể sau đây thì cũng cần chủ động tiến hành thăm khám ngay:
– Đau bụng dữ dội không rõ nguyên nhân, cơn đau không hề thuyên giảm kể cả khi đã dùng thuốc giảm đau.
– Sốt
– Bụng chướng, đau hơn khi chạm vào
– Vàng mắt, vàng da
– Buồn nôn, nôn. Đặc biệt cần lưu ý trong trường hợp nôn ra máu
– Đại tiện ra máu tươi hoặc cục máu đông lẫn trong phân.
– Đau dạ dày bất thường ở thai phụ.
Đau dạ dày mất ngủ sẽ không còn là nỗi ám ảnh nếu người bệnh chủ động điều trị và phòng chống đúng cách. Bên cạnh đó, hãy xây dựng cho bản thân một chế độ ăn khoa học, thực hiện lối sống lành mạnh, vận động tập luyện điều độ để có một cơ thể khỏe mạnh và một hệ tiêu hóa ổn định.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.